Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, hiện tàu đang sơn sửa để chuẩn bị cho chuyến ra biển đầu tiên, nhưng tất cả đều phải chờ được cấp phép
Chưa thử nghiệm vì cần xin phépSáng ngày 31/3/2014, trao đổi với phóng viên báo Đất Việt, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết hiện chưa có kế hoạch rõ ràng cho lần thử nghiệm tiếp theo của tàu Trường Sa.
“Hiện tại tôi tiếp tục tập trung vào một số kế hoạch kinh tế của công ty, tàu ngầm Trường Sa là một niềm đam mê, nhưng công ty vẫn cần phải sản xuất, vẫn cần phải có thu nhập. Còn về tàu Trường Sa, hiện tại tôi đã cân đối lại một số chi tiết để chuẩn bị cho ra biển thử nghiệm lần tới.”
Ông Nguyễn Quốc Hòa khẳng định sẽ không có chuyện thử nghiệm tại sông mà lần thử nghiệm tới sẽ thử trực tiếp ở biển.
Ông chia sẻ: “Mục đích tôi đóng con tàu này là để ra biển, lần thử nghiệm ở hồ vừa qua đã khẳng định tàu có thể di chuyển dưới nước như tôi tính toán ban đầu, và đây cũng là một lần tập lái. Còn về khả năng lặn nổi của tàu, hoạt động AIP, tất cả đã được thử nghiệm rất nhiều lần trong bể, tất cả đã hoàn hảo để đi đến những thử thách cao hơn.”
“Hiện tại tôi tiếp tục tập trung vào một số kế hoạch kinh tế của công ty, tàu ngầm Trường Sa là một niềm đam mê, nhưng công ty vẫn cần phải sản xuất, vẫn cần phải có thu nhập. Còn về tàu Trường Sa, hiện tại tôi đã cân đối lại một số chi tiết để chuẩn bị cho ra biển thử nghiệm lần tới.”
Ông Nguyễn Quốc Hòa khẳng định sẽ không có chuyện thử nghiệm tại sông mà lần thử nghiệm tới sẽ thử trực tiếp ở biển.
Ông chia sẻ: “Mục đích tôi đóng con tàu này là để ra biển, lần thử nghiệm ở hồ vừa qua đã khẳng định tàu có thể di chuyển dưới nước như tôi tính toán ban đầu, và đây cũng là một lần tập lái. Còn về khả năng lặn nổi của tàu, hoạt động AIP, tất cả đã được thử nghiệm rất nhiều lần trong bể, tất cả đã hoàn hảo để đi đến những thử thách cao hơn.”
Tàu Trường Sa thử nghiệm lặn - nổi trong bể |
Kế hoạch của ông Hòa nếu ra biển, sẽ tiếp tục cẩu tàu ngầm lên xe ô tô và đưa tới cửa biển Thái Bình để con tàu tự bơi.
Về lý do chưa định ngày mang tàu ra biển thử nghiệm, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: “Hiện tại con tàu muốn thử nghiệm ngoài biển thì cần phải xin được cấp phép thử nghiệm, hiện tại tôi chưa biết sẽ xin giấy phép thử nghiệm tàu này ở đâu. Và thêm nữa, tôi cũng mong muốn có một cơ quan nhà nước hỗ trợ lần thử nghiệm này.”
Chia sẻ về những hoạt động chuẩn bị cho tàu ngầm Trường Sa ra biển, hiện tại con tàu đang được để ở xưởng của công ty Quốc Hòa, tàu sẽ được nạp đầy nhiên liệu, oxy, được sơn hoàn thiện lớp vỏ, mức choán nước sẽ được kẻ vạch. Tên tàu sẽ được viết sau khi sơn toàn bộ con tàu.
Nhiều chuyên gia mách nước thử nghiệm
Theo tìm hiểu, Luật Hàng hải Việt Nam chưa đề cập đến phương tiện tàu ngầm. Danh mục đăng kiểm cũng chưa hề có. Danh mục các mặt hàng kinh doanh sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa có danh mục sản xuất tàu ngầm.
Từ đó, nếu đưa ra khỏi khuôn viên của Công ty cơ khí Quốc Hòa thì sẽ chưa có một cơ chế nào để kiểm soát, đồng nghĩa với việc có thể bị khép vào phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Đồng nghĩa với việc, dù có thử nghiệm thành công, tàu ngầm của ông Hòa cũng không được phép lưu thông trên sông, biển.
Thậm chí, ngay cả việc thử nghiệm để chứng minh tàu ngầm của ông Hòa đã thành công, có đủ tiêu chuẩn "tham gia giao thông" hay không cũng gần như bất khả thi, bởi chưa một cơ quan nào có tiêu chuẩn, quy định để đánh giá tàu ngầm.
Về lý do chưa định ngày mang tàu ra biển thử nghiệm, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: “Hiện tại con tàu muốn thử nghiệm ngoài biển thì cần phải xin được cấp phép thử nghiệm, hiện tại tôi chưa biết sẽ xin giấy phép thử nghiệm tàu này ở đâu. Và thêm nữa, tôi cũng mong muốn có một cơ quan nhà nước hỗ trợ lần thử nghiệm này.”
Chia sẻ về những hoạt động chuẩn bị cho tàu ngầm Trường Sa ra biển, hiện tại con tàu đang được để ở xưởng của công ty Quốc Hòa, tàu sẽ được nạp đầy nhiên liệu, oxy, được sơn hoàn thiện lớp vỏ, mức choán nước sẽ được kẻ vạch. Tên tàu sẽ được viết sau khi sơn toàn bộ con tàu.
Nhiều chuyên gia mách nước thử nghiệm
Theo tìm hiểu, Luật Hàng hải Việt Nam chưa đề cập đến phương tiện tàu ngầm. Danh mục đăng kiểm cũng chưa hề có. Danh mục các mặt hàng kinh doanh sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa có danh mục sản xuất tàu ngầm.
Từ đó, nếu đưa ra khỏi khuôn viên của Công ty cơ khí Quốc Hòa thì sẽ chưa có một cơ chế nào để kiểm soát, đồng nghĩa với việc có thể bị khép vào phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Đồng nghĩa với việc, dù có thử nghiệm thành công, tàu ngầm của ông Hòa cũng không được phép lưu thông trên sông, biển.
Thậm chí, ngay cả việc thử nghiệm để chứng minh tàu ngầm của ông Hòa đã thành công, có đủ tiêu chuẩn "tham gia giao thông" hay không cũng gần như bất khả thi, bởi chưa một cơ quan nào có tiêu chuẩn, quy định để đánh giá tàu ngầm.
Tàu Trường Sa thử nghiệm di chuyển trên hồ |
Tuy nhiên, Kỹ sư đóng tàu Nguyễn Thái Bình, Hội Khoa học Kỹ thuật Biển TP HCM trả lời với báo Đất Việt trước đó, cho biết: "Để kiểm nghiệm tàu ngầm của ông Hòa có thành công hay không là một điều vô cùng đơn giản."
Kỹ sư Bình chia sẻ: "Đừng cho rằng tàu ngầm Trường Sa là một thứ gì đó phức tạp, khó hiểu. Trước hết, nếu muốn kiểm tra tàu này có đủ khả năng lưu thông trên hệ thống giao thông đường thủy hay không, thì cứ coi nó như một con đò, một con thuyền máy. Thử nghiệm nó thì cắm cho nó cái cờ thử nghiệm trên đầu (cờ chữ P), không cho lặn và bắt chạy lòng vòng trên mặt sông mặt biển. Như thế là Trường Sa đã đảm bảo khả năng của một con tàu cơ bản rồi nhé".
"Tiếp đến, để Trường Sa là tàu ngầm, thì chỉ việc đưa tàu ra một đoạn nước sâu, neo vào đó, sau đó đóng nắp tàu, cho tàu lặn xuống và nếu sau một vài tiếng mà tàu vẫn có thể nổ máy thì đồng nghĩa với việc hệ thống AIP của ông Hòa thành công. Kết hợp hai yếu tố này lại, Việt Nam sẽ có chiếc tàu ngầm đầu tiên tự sản xuất với công nghệ không khí tuần hoàn tiên tiến. Và thực sự thì việc này chỉ cần một đơn vị đăng kiểm phương tiện đường thủy của Thái Bình cũng có thể làm được, đâu cần phải ban bộ khoa học phức tạp. Khi nào ông Hòa muốn sản xuất hàng loạt, muốn kinh doanh thì lúc đó hẵng hay." - Kỹ sư Bình phân tích.
Kỹ sư Bình chia sẻ: "Đừng cho rằng tàu ngầm Trường Sa là một thứ gì đó phức tạp, khó hiểu. Trước hết, nếu muốn kiểm tra tàu này có đủ khả năng lưu thông trên hệ thống giao thông đường thủy hay không, thì cứ coi nó như một con đò, một con thuyền máy. Thử nghiệm nó thì cắm cho nó cái cờ thử nghiệm trên đầu (cờ chữ P), không cho lặn và bắt chạy lòng vòng trên mặt sông mặt biển. Như thế là Trường Sa đã đảm bảo khả năng của một con tàu cơ bản rồi nhé".
"Tiếp đến, để Trường Sa là tàu ngầm, thì chỉ việc đưa tàu ra một đoạn nước sâu, neo vào đó, sau đó đóng nắp tàu, cho tàu lặn xuống và nếu sau một vài tiếng mà tàu vẫn có thể nổ máy thì đồng nghĩa với việc hệ thống AIP của ông Hòa thành công. Kết hợp hai yếu tố này lại, Việt Nam sẽ có chiếc tàu ngầm đầu tiên tự sản xuất với công nghệ không khí tuần hoàn tiên tiến. Và thực sự thì việc này chỉ cần một đơn vị đăng kiểm phương tiện đường thủy của Thái Bình cũng có thể làm được, đâu cần phải ban bộ khoa học phức tạp. Khi nào ông Hòa muốn sản xuất hàng loạt, muốn kinh doanh thì lúc đó hẵng hay." - Kỹ sư Bình phân tích.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải tham quan tàu ngầm Trường Sa |
Còn Tiến sĩ vật lí Nguyễn Văn Khải, người đã từng vào tận tàu ngầm Trường Sa để tham quan, cùng quan điểm với Kỹ sư Bình, tiến sĩ Khải cho biết: “Nếu như lo ngại việc ông Hòa gặp nguy hiểm, tôi hiểu những người đam mê khoa học, trước hết họ tin, hiểu, và làm chủ sản phẩm của mình. Nếu thực hiện một cách đúng mực, con tàu sẽ không mang lại nguy hiểm gì. Và nếu có nguy hiểm, thì đó là cái giá của một người nghiên cứu, chế tạo. Tôi tin ông Hòa biết điều đó và sẵn sàng chấp nhận.”
“Còn về vấn đề thử nghiệm, trước hết chúng ta đừng quan trọng hóa vấn đề. Thậm chí, hiểu một cách hài hước, cũng không nên gọi là tàu ngầm, cứ coi như nó là một con tàu bình thường, và có thể chìm xuống nước. Nếu như thế, lúc tàu nổi trên mặt nước, nó chỉ là một cái thuyền, cái tàu, cứ để nó bơi, cho nó cắm cái cờ thử nghiệm để tàu khác biết mà tránh xa. Còn lúc nó lặn, ở độ sâu 5m, 7m, liệu có thể đâm vào phương tiện nào nhỉ? Theo tôi biết thì ngoài Trường Sa ra sẽ chẳng có ai ở dưới mặt nước lúc đó.” – tiến sĩ Khải hóm hỉnh phân tích.
“Còn về vấn đề thử nghiệm, trước hết chúng ta đừng quan trọng hóa vấn đề. Thậm chí, hiểu một cách hài hước, cũng không nên gọi là tàu ngầm, cứ coi như nó là một con tàu bình thường, và có thể chìm xuống nước. Nếu như thế, lúc tàu nổi trên mặt nước, nó chỉ là một cái thuyền, cái tàu, cứ để nó bơi, cho nó cắm cái cờ thử nghiệm để tàu khác biết mà tránh xa. Còn lúc nó lặn, ở độ sâu 5m, 7m, liệu có thể đâm vào phương tiện nào nhỉ? Theo tôi biết thì ngoài Trường Sa ra sẽ chẳng có ai ở dưới mặt nước lúc đó.” – tiến sĩ Khải hóm hỉnh phân tích.
» Kế hoạch hỗ trợ tàu ngầm Trường Sa của Bộ Quốc phòng
» Tàu ngầm Trường Sa đón đoàn Bộ Quốc phòng
» Chuyên gia ngạc nhiên về tàu ngầm Trường Sa
Theo báo Đất Việt
Bình luận