Ít ai biết rằng những tàu ngầm hiện đại như Kilo và hơn thế nữa lại có thể dễ dàng bị khắc chế bởi "vũ khí chống ngầm" là lưới đánh cá.
Dù không xảy ra sự cố nghiêm trọng nhưng vụ va chạm này khiến người ta nhớ lại vụ mắc lưới đánh cá ngư dân của tàu ngầm Kilo trong Hải quân Ấn Độ mang tên INS Sindhughosh hồi đầu năm 2015.
Tại thời điểm gặp nạn tàu INS Sindhughosh lặn cách mặt nước độ 9 m, thả đội đặc nhiệm thoát ra tàu ngầm thông qua các ống phóng ngư lôi ở mũi. Các toán đặc nhiệm này có nhiệm vụ “tiến vào cảng của quân địch” thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt.
Dù không xảy ra sự cố nghiêm trọng nhưng vụ va chạm này khiến người ta nhớ lại vụ mắc lưới đánh cá ngư dân của tàu ngầm Kilo trong Hải quân Ấn Độ mang tên INS Sindhughosh hồi đầu năm 2015.
Tại thời điểm gặp nạn tàu INS Sindhughosh lặn cách mặt nước độ 9 m, thả đội đặc nhiệm thoát ra tàu ngầm thông qua các ống phóng ngư lôi ở mũi. Các toán đặc nhiệm này có nhiệm vụ “tiến vào cảng của quân địch” thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt.
Tàu ngầm Krasnodar được 2 tàu kéo lai dắt về Nhà máy Admiralty. |
Đúng lúc đó, lước rê đánh cá của ngư dân kéo qua đã vướng phải kính tiềm vọng của chiếc tàu này gây hư hỏng hoàn toàn. Ngay lập tức, tàu INS Sindhughosh phải nổi lên, quay về quân cảng Mumbai để sửa chữa.
Ngay khi xảy ra cố của tàu INS Sindhughosh, tạp chí quốc phòng IHS Jane's đã có phân tích nói về sự nguy hiểm của lưới đánh cá với không chỉ tàu:
"Tai nạn gây nguy hiểm nhất với tàu ngầm là lưới cá vướng vào chân vịt. Bản chất vấn đề là khi một miếng lưới vướng vào chân vịt, nó sẽ quấn chặt và khiến chân vịt bị kẹt cứng. Bất kỳ loại lưới nào của ngư dân đều có nguy cơ tiềm ẩn với các con tàu.
Nhìn những loại lưới đó dù rất mỏng manh, nhưng vì đan các mắt lưới nhỏ sẽ tạo ra các lực giữ rất lớn, trở thành một cái hãm tàu lại. Không ít tàu ngầm vướng lưới đánh cá vào chân vịt và không thể di chuyển, thậm chí có trường hợp tàu gặp nạn và không thể nổi lên", IHS Jane's nhận định.
Được biết, trước khi tàu ngầm Kilo Ấn Độ mắc lưới đánh cá, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, một chiếc tàu ngầm Liên Xô cũng gặp sự cố tương tự và không thể nổi lên mặt nước.
Tại thời điểm đó, một tàu ngầm mini của Liên Xô với thủy thủ đoàn gồm 7 người bị vướng lưới đánh cá tại vùng biển ngoài khơi gần Vladivostok. Lúc này quân đội Liên Xô không công bố thông tin song ngư dân đã phát hiện và thông tin bắt đầu lan truyền.
Ngay khi xảy ra cố của tàu INS Sindhughosh, tạp chí quốc phòng IHS Jane's đã có phân tích nói về sự nguy hiểm của lưới đánh cá với không chỉ tàu:
"Tai nạn gây nguy hiểm nhất với tàu ngầm là lưới cá vướng vào chân vịt. Bản chất vấn đề là khi một miếng lưới vướng vào chân vịt, nó sẽ quấn chặt và khiến chân vịt bị kẹt cứng. Bất kỳ loại lưới nào của ngư dân đều có nguy cơ tiềm ẩn với các con tàu.
Nhìn những loại lưới đó dù rất mỏng manh, nhưng vì đan các mắt lưới nhỏ sẽ tạo ra các lực giữ rất lớn, trở thành một cái hãm tàu lại. Không ít tàu ngầm vướng lưới đánh cá vào chân vịt và không thể di chuyển, thậm chí có trường hợp tàu gặp nạn và không thể nổi lên", IHS Jane's nhận định.
Được biết, trước khi tàu ngầm Kilo Ấn Độ mắc lưới đánh cá, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, một chiếc tàu ngầm Liên Xô cũng gặp sự cố tương tự và không thể nổi lên mặt nước.
Tại thời điểm đó, một tàu ngầm mini của Liên Xô với thủy thủ đoàn gồm 7 người bị vướng lưới đánh cá tại vùng biển ngoài khơi gần Vladivostok. Lúc này quân đội Liên Xô không công bố thông tin song ngư dân đã phát hiện và thông tin bắt đầu lan truyền.
Video sức mạnh tàu ngầm hạt nhân kilo
Khi đó Liên Xô không có các trang thiết bị cứu hộ tàu ngầm với độ sâu và hình thức tai nạn như vậy. Và dù trong hoàn cảnh đang đối đầu với nhau, phía Mỹ và Anh cũng đề nghị được cứu trợ cho con tàu không may mắn này. Tuy nhiên Liên Xô không đồng ý cho các thiết bị của phương Tây vào cuộc.
Và sau nhiều cuộc thương thuyết, Moscow buộc để các chuyên gia hàng hải của Mỹ, Anh tham gia cứu hộ. Và một máy bay vận tải quân sự C47 của Mỹ đã chở thẳng một tàu lặn đến cảng Vladivostok.
Kết quả thì khi chỉ còn 30 phút nữa là hết hoàn toàn dưỡng khí trong tàu ngầm mini của Liên Xô thì các thủy thủ đoàn được đưa lên bờ an toàn".
Được biết, trong Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã đã thành công khi sử dụng lưới đánh cá để rào kín các cửa biển khi đối mặt với tàu ngầm của Liên Xô.
Nguồn: Đất Việt
Bình luận