Victor Litovkin - Tổng biên tập tạp chí Tổng quan quân sự độc lậpcho biết: “Thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của những chiếc tàu ngầm này".
Phát biểu trên Đài Tiếng nói nước Nga, Chuyên gia quân sự, Victor Litovkin - Tổng biên tập tạp chí Tổng quan quân sự độc lập – đã đánh giá cao tầm quan trọng của chiếc tàu ngầm Kilo 636 mà Nga vừa tiến hành bàn giao cho Việt Nam hôm 7/11, mang tên HQ 182 Hà Nội.
Ông Litovkin cho biết: “Thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của những chiếc tàu ngầm này. Việt Nam sẽ có thể sử dụng chúng nhằm bảo vệ một cách hiệu quả hơn lãnh hải, vùng kinh tế biển, hải đảo và các giàn khoan dầu khí của mình.
Hạm đội nổi và hạm đội tàu ngầm sẽ hoạt động phối hợp với nhau. Tàu nổi phải được bảo vệ từ dưới nước, ngược lại, các tàu ngầm hoạt động dưới lòng biển, đặc biệt là ở khu vực gần bờ luôn luôn phải ẩn dưới tàu nổi”.
Hôm 7/11, tại Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở Saint Petersburg, biên bản bàn giao cho Việt Nam chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Nga lớp “Varshavyanka” đã được ký kết.
Thuật ngữ của NATO gọi tàu này là “Kilo”, còn các chuyên gia phương Tây thì gọi là “hố đen của đại dương” vì độ nhiễu của các tàu ngầm này là cực thấp và chúng khó bị lộ.
Tàu Kilo có thể tìm thấy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 3-4 lần mà bản thân chúng có thể bị đối phương phát hiện, có thể bắn tên lửa và ngư lôi vào mục tiêu trên không, trên đất, trên biển và có thể đặt mìn.
Ở trạng thái ngập trong nước, tốc độ của tàu lên đến 37 km/giờ. Tàu có thể chìm đến độ sâu 300 mét và bơi tự động trong vòng 45 ngày.
Việc Nga bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm Kilo thể hiện sinh động mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia.
Số lượng tàu nổi do Nga chế tạo cho Hải quân tại Việt Nam đang gia tang, trong đó có các tàu tuần tiễu “Svetliak”, được trang bị 2 khẩu pháo, với tốc độ hành trình 30 hải lý/giờ, chúng có thể bơi tự động trong vòng 30 ngày.
Ngoài ta còn có các tàu khu trục tên lửa “Gepard” nhằm đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, sử dụng công nghệ đảm bảo xác suất bị phát hiện thấp.
Bên cạnh đó, bờ biển Việt Nam đang được bảo vệ trước các mối đe dọa từ biển bằng tên lửa “Bastion” của Nga. Mỗi tổ hợp gồm 36 tên lửa hành trình “Yakhont”, không có lực lượng hải quân nào trên thế giới có phương tiện đối phó với chúng. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát khu vực biển 200.000 km2.
Đây là những bước đi nhằm xây dựng Hải quân Việt Nam từng bước chính quy, hiện đại, nhằm mục tiêu bảo vệ biên giới lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc.
Theo Vietnamplus
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636 mang tên “ Tàu ngầm Hà Nội” của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Đức Tám - TTXVN |
Thuật ngữ của NATO gọi tàu này là “Kilo”, còn các chuyên gia phương Tây thì gọi là “hố đen của đại dương” vì độ nhiễu của các tàu ngầm này là cực thấp và chúng khó bị lộ.
Tàu Kilo có thể tìm thấy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 3-4 lần mà bản thân chúng có thể bị đối phương phát hiện, có thể bắn tên lửa và ngư lôi vào mục tiêu trên không, trên đất, trên biển và có thể đặt mìn.
Ở trạng thái ngập trong nước, tốc độ của tàu lên đến 37 km/giờ. Tàu có thể chìm đến độ sâu 300 mét và bơi tự động trong vòng 45 ngày.
Việc Nga bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm Kilo thể hiện sinh động mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia.
Số lượng tàu nổi do Nga chế tạo cho Hải quân tại Việt Nam đang gia tang, trong đó có các tàu tuần tiễu “Svetliak”, được trang bị 2 khẩu pháo, với tốc độ hành trình 30 hải lý/giờ, chúng có thể bơi tự động trong vòng 30 ngày.
Ngoài ta còn có các tàu khu trục tên lửa “Gepard” nhằm đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, sử dụng công nghệ đảm bảo xác suất bị phát hiện thấp.
Bên cạnh đó, bờ biển Việt Nam đang được bảo vệ trước các mối đe dọa từ biển bằng tên lửa “Bastion” của Nga. Mỗi tổ hợp gồm 36 tên lửa hành trình “Yakhont”, không có lực lượng hải quân nào trên thế giới có phương tiện đối phó với chúng. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát khu vực biển 200.000 km2.
Đây là những bước đi nhằm xây dựng Hải quân Việt Nam từng bước chính quy, hiện đại, nhằm mục tiêu bảo vệ biên giới lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc.
Theo Vietnamplus
Bình luận