"Anh Phú đã kéo còi, nhấn phanh tới tấp nhưng chưa đầy 15 giây thì đầu tàu chúng tôi va phải xe ô tô tải" - nạn nhân sống sót trong vụ tai nạn đường sắt ở Quảng Trị kể.
Chiều 11/3, anh Hồ Ngọc Hải (32 tuổi), phụ tàu SE5 trong vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn đang được điều trị tại bệnh viện trong tình trạng choáng váng, xây xát nhiều nơi trên cơ thể.
Các bác sĩ đã tiến hành chụp phim sọ não và điều trị các vết thương cho anh Hải.
Nằm trên giường bệnh trong tình trạng còn mệt mỏi, anh Hải vẫn chưa hết kinh hoàng khi kể lại vụ va chạm giữa tàu SE5 với chiếc ô tô tải 75C-03199 diễn ra vào lúc 21 giờ 40 phút ngày 10-3.
Anh cho biết khi tai nạn xảy ra, tàu SE5 lưu thông với tốc độ cho phép là 75 km/giờ. Khi cách đoạn đường cắt ngang qua đường sắt (nơi xảy ra tai nạn) chừng 100 m thì lái tàu là Lê Minh Phú đã kéo còi báo hiệu.
Khi gần đoạn đường ngang thì chiếc xe tải đang lưu thông cùng chiều ở trên đường Quốc lộ 1 bật tín hiệu xi-nhan rồi băng qua đường sắt. “Anh Phú đã kéo còi, nhấn phanh tới tấp nhưng chưa đầy 15 giây thì đầu tàu chúng tôi va phải xe ô tô tải. Một tiếng nổ lớn vang lên, kính của đầu máy tàu hỏa cùng chiếc rơ-mooc xe ô tô tải văng lên ngay sát chúng tôi ngồi và tôi lịm đi” - anh Hải nhớ lại.
Sau cú tông mạnh, chiếc xe tải gãy làm đôi văng về hai bên đường tàu, đầu máy tàu SE5 cũng đứt lìa, các toa xe và trôi tự do về phía ga Diên Sanh. “Khi đầu máy trôi tự do theo hướng ngược lại, tôi mới tỉnh dậy và thấy mình văng ra phía sau ghế ngồi, cạnh bên là thi thể anh Phú đã nát bét” - anh Hải rùng mình.
Trong khi đó, đến 17 giờ cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa toàn bộ 3 toa tàu ra khỏi đường sắt nhưng vẫn chưa giải phóng được chiếc trục cẩu cứu hộ của đường sắt bị đổ sập nằm trên đường và chưa thể thông tuyến. Chiếc trục cẩu cứu hộ này có tải trọng khoảng 100 tấn, do Đức sản xuất và thuộc loại hiện đại nhất của ngành đường sắt Việt Nam hiện nay.
Từ sau vụ tai nạn xảy ra, ngành đường sắt đã dùng nhiều xe ô tô để đưa khách từ ga Quảng Trị vào ga Mỹ Chánh và ngược lại để tiếp tục hành trình.
Nguồn: Người lao động
Chiều 11/3, anh Hồ Ngọc Hải (32 tuổi), phụ tàu SE5 trong vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn đang được điều trị tại bệnh viện trong tình trạng choáng váng, xây xát nhiều nơi trên cơ thể.
Các bác sĩ đã tiến hành chụp phim sọ não và điều trị các vết thương cho anh Hải.
Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đến thăm phụ tàu Hồ Ngọc Hải. |
Nằm trên giường bệnh trong tình trạng còn mệt mỏi, anh Hải vẫn chưa hết kinh hoàng khi kể lại vụ va chạm giữa tàu SE5 với chiếc ô tô tải 75C-03199 diễn ra vào lúc 21 giờ 40 phút ngày 10-3.
Anh cho biết khi tai nạn xảy ra, tàu SE5 lưu thông với tốc độ cho phép là 75 km/giờ. Khi cách đoạn đường cắt ngang qua đường sắt (nơi xảy ra tai nạn) chừng 100 m thì lái tàu là Lê Minh Phú đã kéo còi báo hiệu.
Khi gần đoạn đường ngang thì chiếc xe tải đang lưu thông cùng chiều ở trên đường Quốc lộ 1 bật tín hiệu xi-nhan rồi băng qua đường sắt. “Anh Phú đã kéo còi, nhấn phanh tới tấp nhưng chưa đầy 15 giây thì đầu tàu chúng tôi va phải xe ô tô tải. Một tiếng nổ lớn vang lên, kính của đầu máy tàu hỏa cùng chiếc rơ-mooc xe ô tô tải văng lên ngay sát chúng tôi ngồi và tôi lịm đi” - anh Hải nhớ lại.
Sau cú tông mạnh, chiếc xe tải gãy làm đôi văng về hai bên đường tàu, đầu máy tàu SE5 cũng đứt lìa, các toa xe và trôi tự do về phía ga Diên Sanh. “Khi đầu máy trôi tự do theo hướng ngược lại, tôi mới tỉnh dậy và thấy mình văng ra phía sau ghế ngồi, cạnh bên là thi thể anh Phú đã nát bét” - anh Hải rùng mình.
Hành khách mang hành lý tới ga Mỹ Chánh để tiếp tục hành trình. |
Trong khi đó, đến 17 giờ cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa toàn bộ 3 toa tàu ra khỏi đường sắt nhưng vẫn chưa giải phóng được chiếc trục cẩu cứu hộ của đường sắt bị đổ sập nằm trên đường và chưa thể thông tuyến. Chiếc trục cẩu cứu hộ này có tải trọng khoảng 100 tấn, do Đức sản xuất và thuộc loại hiện đại nhất của ngành đường sắt Việt Nam hiện nay.
Video: Hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc ở Quảng Trị
Từ sau vụ tai nạn xảy ra, ngành đường sắt đã dùng nhiều xe ô tô để đưa khách từ ga Quảng Trị vào ga Mỹ Chánh và ngược lại để tiếp tục hành trình.
Nguồn: Người lao động
Bình luận