We Are The Mighty, tạp chí quân đội của Mỹ với đội ngũ gồm các chuyên gia, cựu binh đã công bố bảng xếp hạng của họ về 10 lực lượng không quân tệ nhất thế giới năm 2018.
“Nếu sức mạnh trên không không được ưu tiên, bước vào cuộc chiến ở thế kỷ 21 là một ý tồi” – tạp chí viết. Theo We Are The Mighty (WATM), các quốc gia lọt nhóm này là vì “họ chắp vá mong muốn chiến đấu với công tác đào tạo tồi tệ, không có nguồn quỹ, nhân lực ít có sự quan tâm của chính phủ”.
Dưới đây là 10 quốc gia có lực lượng không quân tệ nhất 2018 theo WATM.
10. Canada
Theo WATM, dù bất ngờ khi một đồng minh của Mỹ lại nằm trong danh sách, nhưng không quân Canada là “ít tệ nhất trong nhóm tệ”.
Canada có tình trạng hạm đội khá tồi tệ và ít thay thế các phương tiện đã cũ, chậm chạp. Mất hơn 20 năm tranh cãi chính trị để họ có được phiên bản thay thế Sikorsky CH-148 Cyclone. Thủ tướng Canada Justin Trudeau phê duyệt dự án F/A-18 Super Hornet thế hệ tiếp theo, để thay thế những chiếc CF-18 cũ kỹ đặt hàng vào những năm 1970, trong khi những thành viên còn lại của phương Tây đang nâng cấp lên F-35.
9. Trung Quốc
Theo nhận xét của WATM, quân sự Trung Quốc hiện tại không đủ khả năng vươn đến toàn cầu, và sẽ không đạt được mục tiêu này dù đến năm 2030. Không quân Trung Quốc có một số lượng khá nhỏ máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu. Trong khi đó “niềm tự hào” J-20 được đưa vào sản xuất một cách vội vàng khi chưa hoàn thiện, làm suy yếu sự thể hiện của một chiến cơ thế hệ thứ 5 và tàng hình một cách không hiệu quả.
Chỉ từ những năm 1990 các lãnh đạo Trung Quốc mới thực sự cho không quân một cơ hội nữa, cả về công nghệ và đầu tư. Nhìn chung không quân Trung Quốc vẫn còn con đường dài phải đi.
8. Hy Lạp
Có rất nhiều tai nạn huấn luyện ở lực lượng không quân Hellenic. Sau khi một chiếc Mirage 2000 Hy Lạp rơi xuống biển Aegean tháng 4/2018, nhìn lại các sự cố khiến các nhà chức trách nhận ra 125 người đã chết trong 81 vụ tai nạn từ năm 1990 đến 2018, hai trong số đó là những phi công chiến đấu cơ Hy Lạp cố gắng đánh chặn máy bay Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ cuộc khủng hoảng nợ của chính phủ Hy Lạp, quân đội nước này phải cực kỳ thận trọng trong chi tiêu. Mỗi khi máy bay Hy Lạp phải vật lộn để đánh chặn một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong không phận của mình, điều đó lại khiến tiền chảy ra ngoài nhiều hơn. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ sắp sử dụng F-35 giống như phần lớn các đồng minh NATO khác.
7. Iran
Những chiếc F-14 được Iran sử dụng ngày nay lần đầu tiên được giới thiệu dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Họ đã có thể chống lại lực lượng không quân Iraq của Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran-Iraq, nhưng bây giờ đã khác.
Hiện tại chỉ có bảy chiếc F-14 của Không quân Iran được hoạt động. Cộng hòa Hồi giáo phải sử dụng công nghệ cây nhà lá vườn để thay thế một số hệ thống hàng không và vũ khí trên máy bay.
6. Ukraine
National Interest cho rằng những vụ tai nạn của không quân Ukraine là do bảo trì kém hoặc huấn luyện kém, đôi khi là do liều lĩnh. Những chiếc máy bay cũ không phù hợp với tên lửa tiên tiến.
5. Pakistan
Không quân Pakistan từng được đánh giá cao đặc biệt là so với "đối thủ" Ấn Độ. Dù vậy Ấn Độ đã phát triển hơn nhiều còn Pakistan vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Thua kém về cả con số máy bay chiến đấu lẫn máy bay phục vụ huấn luyện và hậu cần của không quân Pakistan cũng bị đánh giá là không bằng Ấn Độ. Nước này tạo ra các phiên bản máy bay F-16, JF-17 Thunder, những máy bay lạc hậu và nguy hiểm khi bay ở tầm thấp.
4. Mexico
Theo WATM, không quân Mexico không sở hữu một chiến đấu cơ nào. Họ tập trung vào thiết bị bay không người lái, máy bay tấn công hạng nhẹ, các phương tiện vận chuyển. Một nghiên cứu quân đội đã cho rằng không quân Mexico, cùng với cả các lực lượng vũ trang Mexico, không đủ bảo vệ nước này khỏi một mối đe dọa từ bên ngoài.
3. Ả Rập Xê Út
Vấn đề với Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út không phải là máy bay của họ đã lỗi thời, vấn đề là sự lựa chọn mục tiêu "quân sự" của họ. Vào tháng 10/2016, các máy bay chiến đấu của Ả Rập Xê Út đã tấn công nhầm vào một đám tang dân sự khiến 155 người Yemen thiệt mạng.
2. Triều Tiên
Dù có lực lượng khá lớn, lý do không quân Triều Tiên không được We Are The Mighty đánh giá cao vì cho rằng họ vẫn sử dụng những thứ khá giống với cựu lãnh đạo Kim Il sung và quân đội Trung Quốc khi chống lại lực lượng Liên Hợp Quốc giai đoạn xung đột 1950-1953 trên bán đảo Triều Tiên.
Theo WATM, không quân Triều Tiên ít có tính đe dọa nhất trong các lực lượng quân đội nước này, dù vậy hiện tại họ không tỏ ra cố gắng bước vào một cuộc chiến nào.
1. Syria
Theo WATM, không quân Syria thường xuyên thất bại trước hỏa lực từ các lực lượng khác như tên lửa đất đối không. Họ phải tránh không trở thành mục tiêu của các lực lượng không quân khác tốt hơn và vẫn phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các lực lượng nước ngoài.
Bình luận