Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hơn 4000 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị. Tuy vậy, để tìm một mẫu hình phù hợp cho những khu đô thị mới phù hợp với nhu cầu của cư dân hiện đại thì chẳng hề đơn giản, bởi thực tế các dự án như vậy chỉ tính được trên đầu ngón tay.
Tạo dựng hệ sinh thái nhà ở không đơn giản!
Khái niệm khu đô thị mới đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam thông qua nhiều tên gọi khác nhau như đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị thông minh… Có thể thấy điểm chung trong những tên gọi này là sự dịch chuyển tư mô hình “đô thị công năng” sang “đô thị bền vững”. Một khu đô thị được đánh giá là “bền vững” gồm nhiều yếu tố nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu xây dựng được một không gian sống hiện đại, thân thiện với môi trường và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của từng độ tuổi cư dân.
Tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng có thể phát triển các khu đô thị bền vững. Việc tạo dựng một hệ sinh thái bất động sản gắn với quy mô khu đô thị là không hề đơn giản. Yêu cầu về nguồn vốn đầu tư, quỹ đất triển khai dự án, công tác quy hoạch, thiết kế đạt tiêu chuẩn… từ đó khởi đầu cho quá trình tạo dựng được cộng đồng dân cư bền vững – tất cả không phải là bài toán dễ dàng có được lời giải.
Nếu trong những năm 1990 khu đô thị tại Việt Nam đơn giản chỉ là một quần thể dân cư theo kiểu phân lô bán nền. Thì cho đến nay, khu đô thị phải đạt những tiêu chuẩn cao hơn về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông, chiếu sáng, hệ thống xử lý nước thải, PCCC, các tiêu chuẩn về cây xanh, các công trình hạ tầng xã hội...Thậm chí, là tiêu chuẩn về số lượng cư dân phải về ở trong khu đô thị.
Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch tập đoàn Nam Long (NLG) với 26 năm phát triển- một trong số ít những chủ đầu tư Việt Nam có khả năng phát triển khu đô thị từ sơ khai đến hoàn chỉnh chia sẻ: “Để phát triển khu đô thị, câu chuyện không chỉ là một sáng một chiều mà đòi hỏi sự kiên tâm rất lớn của những chủ đầu tư, hay gọi đúng hơn là những nhà phát triển bất động sản.
Họ phải thông hiểu không chỉ những vấn đề kỹ thuật như xây dựng, phát triển hạ tầng, phát triển nhà ở mà quan trọng hơn cả là làm sao một khu đô thị xây nên phải có sức sống, có người đến ở, các dịch vụ, tiện ích được vận hành, vừa đem lại chất lượng sống cho người ở, vừa đem lại giá trị cho những đối tác dịch vụ. Quá trình đó không chỉ tính bằng năm mà phải bằng hàng chục năm cho một khu đô thị phát triển hoàn thiện.”
Thực tế, các khu dân cư phức hợp trong quá khứ của Nam Long như Nam Long - Tân Thuận Đông, Nam Long- Phước Long B, Nam Long - Bắc Sài Gòn, Nam Long- Hưng Thạnh, Nam Long- Phú Hữu (Kikyo), Mizuki Park và Waterpoint đều có quá trình phát triển dài hạn. Chủ đầu tư cho biết những khu đô thị quy mô lớn như Mizuki Park, Waterpoint...chỉ tính riêng về việc phát triển quỹ đất sạch đã lên đến 10-15 năm.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của các nhà phát triển đô thị. Thực tế đã chứng minh, các khu vực phát triển mạnh về bất động sản luôn “ăn theo” sự phát triển của các khu đô thị với đầy đủ các dịch vụ chức năng.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận chuyên môn khó, quỹ đất khan hiếm, thời gian triển khai...đang trở thành một thách thức thực sự cho các nhà phát triển khu đô thị hiện nay. Và bất động sản Việt Nam thật sự sẽ phát triển bền vững khi song song với việc phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội là việc có những chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho những nhà phát triển khu đô thị để khuyến khích họ tiếp tục phát triển những dự án “đủ tầm” cho người dân và xã hội.
Bình luận