(VTC News) - Vụ tai nạn lao động kinh hoàng chiều ngày 1/11 tại xã Thăng Long, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã cướp đi sinh mạng 6 thanh niên. Riêng huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã mất 5 người, trong đó có 4 người cùng thôn.
Chiều 1/11, có 8 công nhân của Cty Phương Anh đang thi công đường điện hạ thế cho khu tập thể Công ty đường Nông Cống nhưng do bất cẩn nên hệ thống ròng rọc cùng cột sắt chạm vào đường điện 35KV phía trên.
Vụ chập điện xảy ra tại thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long, huyện Nông Cống đã làm 6 công nhân thiệt mạng tại chỗ, hai người khác bị thương nặng phải nhập viện. Trong số 6 người tử vong, có tới 4 người con của thôn Liên Sơn.
Tìm về thôn Liên Sơn xã Cẩm Liên huyện Cẩm Thủy, chúng tôi chứng kiến một không khí tang thương bao phủ. Cả 4 nạn nhân người Mường này tuổi đời còn rất trẻ gồm: Trương Công Điệp (sinh 1994), Trương Công Quang (sinh 1991), Trương Công Trường (sinh 1991) và Phạm Hùng Nghị (sinh 1992) đều chưa lập gia đình. Cả 3 nạn nhân họ Trương nói trên đều là anh em con chú - bác của nhau.
Ngay khi qua cánh cổng làng, chúng tôi bắt gặp những khuôn mặt ủ rũ với vành khăn tang trắng trên đầu. Sự đau buồn như hằn lên từng nét mặt. Ông Phạm Minh Đức, cán bộ mặt trận thôn kể lại: "Đêm qua, từ người già đến các em nhỏ cùng thức trắng từ lúc nghe hung tin. Đúng 0h15phút ngày 2/11, hai xe ô tô chở 4 quan tài về đến nơi, mọi người như chết lặng”.
Tiếng chiêng Mường truyền thống tiễn người ra đi của các gia đình cùng đồng vọng càng thêm não lòng người ở lại. Tuy run chân và khó khăn trong việc đi lại nhưng ông Trương Công Muộn 70 tuổi phải chống gậy, lần lượt đến tiễn đưa cả 3 người cháu nội. Cụ ông tuổi thất thập này nghẹn ngào: “Không có nỗi đau nào bằng! Không ngờ đầu bạc lại phải tiễn đầu xanh”.
Sự việc quá đột ngột khiến gia đình nạn nhân Trương Công Điệp không kịp làm bàn thờ vong, bát hương cũng chỉ là chiếc chậu nhôm loại nhỏ. Giờ phút tiễn đưa nạn nhân Trương Công Quang ra nghĩa địa, chiếc ảnh thờ vong cũng không kịp làm, người nhà đành thờ bằng bức ảnh nghệ thuật của nạn nhân.
Gia đình nạn nhân Trương Công Trường được coi là nghèo nhất thôn bởi người bố và em trai bị bệnh thần kinh nhẹ, mẹ bị bệnh tim nên đều hạn chế lao động. Hơn hai sào lúa nước cùng 10 thước đất vườn trồng ngô không đủ mưu sinh nên Trường phải bỏ học khi hết lớp 9, đi làm thuê phụ giúp gia đình. Sau 15 ngày được bạn rủ đi làm công nhân công ty mới, người phụ nữ gầy gò 45 tuổi Trương Thị Rạng - mẹ nạn nhân không tin nổi con mình đã ra đi vĩnh viễn.
Oặt người trong những cơn tỉnh, lúc mê bên chiếc quan tài lạnh lẽo, bà không thể trả lời được nhiều câu hỏi của phóng viên. Người cha của Trường - ông Trương Công Du (47 tuổi) còn bình tĩnh, kể: "Cách đây vài ngày, nó có gọi điện bảo Tết mới về. Con sẽ tiết kiệm để mang tiền về mắc điện cho bố mẹ. Ai ngờ....".
Ngôi nhà chưa quét vôi không có tài sản gì giá trị mà gia đình đang ở cũng nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 08 vào năm 2006. Gia đình làm không đủ ăn, lại nợ nần triền miên nên cũng không có điều kiện mua sắm những đồ dùng thiết yếu.
Trưa cùng ngày, có hai nạn nhân được mai táng. Chưa bao giờ người dân Liên Sơn lại phải lần lượt chôn cất cho một người, lại phải quay lại ngay để đưa thi hài người tiếp theo ra nghĩa địa.
Cả 4 gia đình nạn nhân đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Ngay khi nghe tin, cả thôn đã bàn bạc và thống nhất phương án giúp đỡ. Theo đó, mỗi hộ trong thôn đều giúp mỗi gia đình nạn nhân 1kg gạo. Các hộ cùng dòng họ với nạn nhân giúp 3kg gạo cùng 3lít rượu để tổ chức tang lễ. Các tổ chức xã hội trong thôn kêu gọi hội viên đóng góp củi khô... Cả làng cùng góp sức cho một cuộc đại tang đau buồn chưa từng thấy.
UBND tỉnh Thanh Hoá, các huyện Nông Cống, Cẩm Thuỷ và nhiều tổ chức chính trị, xã hội tại tỉnh này đã đến các gia đình thăm hỏi, hỗ trợ một phần kinh phí cho việc mai táng. Đến 15giờ chiều ngày 2/11, mỗi gia đình nạn nhân đã nhận được 17,5 triệu đồng hỗ trợ ban đầu.
Trách nhiệm của các bên liên quan vẫn đang được cơ quan công an Thanh Hóa điều tra thêm. Chúng tôi sẽ thông tin thêm tới độc giả những thông tin mới nhất.
Chiều 1/11, có 8 công nhân của Cty Phương Anh đang thi công đường điện hạ thế cho khu tập thể Công ty đường Nông Cống nhưng do bất cẩn nên hệ thống ròng rọc cùng cột sắt chạm vào đường điện 35KV phía trên.
Vụ chập điện xảy ra tại thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long, huyện Nông Cống đã làm 6 công nhân thiệt mạng tại chỗ, hai người khác bị thương nặng phải nhập viện. Trong số 6 người tử vong, có tới 4 người con của thôn Liên Sơn.
Tìm về thôn Liên Sơn xã Cẩm Liên huyện Cẩm Thủy, chúng tôi chứng kiến một không khí tang thương bao phủ. Cả 4 nạn nhân người Mường này tuổi đời còn rất trẻ gồm: Trương Công Điệp (sinh 1994), Trương Công Quang (sinh 1991), Trương Công Trường (sinh 1991) và Phạm Hùng Nghị (sinh 1992) đều chưa lập gia đình. Cả 3 nạn nhân họ Trương nói trên đều là anh em con chú - bác của nhau.
Dân làng chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân Trương Công Trường. |
Ngay khi qua cánh cổng làng, chúng tôi bắt gặp những khuôn mặt ủ rũ với vành khăn tang trắng trên đầu. Sự đau buồn như hằn lên từng nét mặt. Ông Phạm Minh Đức, cán bộ mặt trận thôn kể lại: "Đêm qua, từ người già đến các em nhỏ cùng thức trắng từ lúc nghe hung tin. Đúng 0h15phút ngày 2/11, hai xe ô tô chở 4 quan tài về đến nơi, mọi người như chết lặng”.
Tiếng chiêng Mường truyền thống tiễn người ra đi của các gia đình cùng đồng vọng càng thêm não lòng người ở lại. Tuy run chân và khó khăn trong việc đi lại nhưng ông Trương Công Muộn 70 tuổi phải chống gậy, lần lượt đến tiễn đưa cả 3 người cháu nội. Cụ ông tuổi thất thập này nghẹn ngào: “Không có nỗi đau nào bằng! Không ngờ đầu bạc lại phải tiễn đầu xanh”.
Ông Trương Công Muộn thắp hương tiễn đưa người cháu nội Trương Công Trường. |
Sự việc quá đột ngột khiến gia đình nạn nhân Trương Công Điệp không kịp làm bàn thờ vong, bát hương cũng chỉ là chiếc chậu nhôm loại nhỏ. Giờ phút tiễn đưa nạn nhân Trương Công Quang ra nghĩa địa, chiếc ảnh thờ vong cũng không kịp làm, người nhà đành thờ bằng bức ảnh nghệ thuật của nạn nhân.
Gia đình nạn nhân Trương Công Trường được coi là nghèo nhất thôn bởi người bố và em trai bị bệnh thần kinh nhẹ, mẹ bị bệnh tim nên đều hạn chế lao động. Hơn hai sào lúa nước cùng 10 thước đất vườn trồng ngô không đủ mưu sinh nên Trường phải bỏ học khi hết lớp 9, đi làm thuê phụ giúp gia đình. Sau 15 ngày được bạn rủ đi làm công nhân công ty mới, người phụ nữ gầy gò 45 tuổi Trương Thị Rạng - mẹ nạn nhân không tin nổi con mình đã ra đi vĩnh viễn.
Oặt người trong những cơn tỉnh, lúc mê bên chiếc quan tài lạnh lẽo, bà không thể trả lời được nhiều câu hỏi của phóng viên. Người cha của Trường - ông Trương Công Du (47 tuổi) còn bình tĩnh, kể: "Cách đây vài ngày, nó có gọi điện bảo Tết mới về. Con sẽ tiết kiệm để mang tiền về mắc điện cho bố mẹ. Ai ngờ....".
Ngôi nhà chưa quét vôi không có tài sản gì giá trị mà gia đình đang ở cũng nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 08 vào năm 2006. Gia đình làm không đủ ăn, lại nợ nần triền miên nên cũng không có điều kiện mua sắm những đồ dùng thiết yếu.
Xóm làng tiễn đưa nạn nhân Trương Công Quang về nơi an nghỉ cuối cùng. |
Trưa cùng ngày, có hai nạn nhân được mai táng. Chưa bao giờ người dân Liên Sơn lại phải lần lượt chôn cất cho một người, lại phải quay lại ngay để đưa thi hài người tiếp theo ra nghĩa địa.
Cả 4 gia đình nạn nhân đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Ngay khi nghe tin, cả thôn đã bàn bạc và thống nhất phương án giúp đỡ. Theo đó, mỗi hộ trong thôn đều giúp mỗi gia đình nạn nhân 1kg gạo. Các hộ cùng dòng họ với nạn nhân giúp 3kg gạo cùng 3lít rượu để tổ chức tang lễ. Các tổ chức xã hội trong thôn kêu gọi hội viên đóng góp củi khô... Cả làng cùng góp sức cho một cuộc đại tang đau buồn chưa từng thấy.
UBND tỉnh Thanh Hoá, các huyện Nông Cống, Cẩm Thuỷ và nhiều tổ chức chính trị, xã hội tại tỉnh này đã đến các gia đình thăm hỏi, hỗ trợ một phần kinh phí cho việc mai táng. Đến 15giờ chiều ngày 2/11, mỗi gia đình nạn nhân đã nhận được 17,5 triệu đồng hỗ trợ ban đầu.
Trách nhiệm của các bên liên quan vẫn đang được cơ quan công an Thanh Hóa điều tra thêm. Chúng tôi sẽ thông tin thêm tới độc giả những thông tin mới nhất.
Trần Đông
Bình luận