Sau 8 lần liên tiếp giảm giá trong 3 tháng, các mặt hàng xăng dầu tới đây có thể sẽ tăng thêm từ 90- 190 đồng, tương ứng với mức tăng chi phí hoa hồng sẽ được áp dụng từ ngày 1/11.
Dân xăng dầu mãn nguyện
Những ngày cuối cùng của tháng 10, các văn bản hướng dẫn Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu đã liên tục được các Bộ Công Thương, Tài chính ban hành. Hiệu lực của các văn bản này đều bắt đầu từ 1/11.
Trong đó, đáng chú ý nhất là Thông tư liên tịch 39 của hai Bộ này, vừa ra đời ngày 29/10, đã cho phép đẩy chi phí kinh doanh định mức xăng dầu lên khoảng 10-22% so với hiện nay.
Theo đó, mỗi một lít xăng A92, doanh nghiệp sẽ được cộng tới 1.050 đồng/lít khoản phí kinh doanh, tức tăng thêm 190 đồng/lít so với trước. Mỗi một lít dầu diezen và dầu hoả sẽ được tính phí này là 950 đồng/lít, tăng 90 đồng/lít và mỗi kg dầu madut sẽ được cộng thêm 500 đồng/lít, tăng 100 đồng/lít so với trước.
Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cho phép các doanh nghiệp được trả thù lao cho các đại lý bán lẻ, phân phối tối đa 50% mức chi phí trên.
Các doanh nghiệp xăng dầu cho hay, mức chi phí trên ngang bằng với mức thù lao hoa hồng cho đại lý ở thời kỳ đỉnh cao nhất, đặc biệt là trong các giai đoạn chạy đua hoa hồng để đẩy hàng khi giá thế giới hạ nhiệt.
Hôm 23/10, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá trong khoảng từ 440-550 đồng/lít, đưa giá bán lẻ về mặt bằng tương đương giá cơ sở.
Điều này cũng có nghĩa, kể từ 1/11 tới, nếu như các doanh nghiệp được quyền tính lại giá theo mức phí hoa hồng mới, thì các khoản chênh lệch từ 90-190 đồng trên sẽ chính là mức lỗ so với giá bán hiện nay.
"Biến động" này sẽ chỉ làm giá cơ sở tăng thêm 0,8% đối với xăng, tăng 0,4% đối với dầu diezen và dầu hoả và 0,6% đối với madut. Bởi thế, rất có thể, các doanh nghiệp xăng dầu sẽ tăng giá tương ứng mà không cần phải đăng ký trước với Liên Bộ Công Thương- Tài chính.
Cũng kể từ 1/11 tới, Nghị định 83 và Thông tư 39 đã cho phép, các doanh nghiệp xăng dầu tự quyết định mức tăng trong phạm vi 3%. Tỷ lệ này tương ứng các mức tăng từ 490- 670 đồng/lít, kg cho mỗi lần điều chỉnh.
Phải nói rằng, lần đầu tiên, giới doanh nghiệp xăng dầu tỏ ra "mãn nguyện" với Nghị định 83 và các thông tư mới.
Hết lệch pha thế giới
Bên cạnh chuyện được tăng phí hoa hồng, các doanh nghiệp lần này sẽ thoát khỏi cảnh luôn phải xin phép Liên Bộ Tài chính - Công Thương trong mỗi lần tăng giá.
Vấn đề nổi cộm gây bức xúc hiện nay là giá cả hàng hoá, dịch vụ khác trên thị trường vẫn cứ vô tư đứng yên, không chịu hạ nhiệt theo xăng dầu
Chia sẻ trên báo chí tuần trước, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho biết, trước đây, khi điều chỉnh từ 0% đến 7% thì doanh nghiệp phải chịu giám sát của cơ quan quản lý. Doanh nghiệp đề xuất, cơ quan quản lý đồng ý có được tăng thì doanh nghiệp mới được tăng, đồng ý được giảm, doanh nghiệp mới được giảm.
Nghị định 83 quy định khác hẳn, ở trong mức 0-3%, doanh nghiệp có quyền điều chỉnh giá, sau đó chỉ cần nộp hồ sơ lại cho cơ quan giám sát. Thêm vào đó, Nghị định 83 cũng đã phân tích rõ trong từng kịch bản như biến động từ 3-4%, từ 4-7% và trên 7%, mức độ doanh nghiệp và Nhà nước được tham gia đến đâu.
Về lý thuyết, Nghị định 84 vừa qua vẫn cho phép doanh nghiệp tự quyết giá ở phạm vi 7%, nhưng khi đi vào thực hiện thì ngược lại, Bộ Tài chính vẫn can thiệp là chủ yếu.
Ông Ruệ còn kỳ vọng, Nghị định 83 sẽ loại bỏ được hiện tượng ngược chiều và độ trễ thị trường khi giá xăng dầu thế giới đã giảm nhưng giá trong nước vẫn đứng yên hoặc thậm chí là tăng. Việc rút ngắn chu kỳ tính giá từ 30 ngày xuống 15 ngày sẽ giúp cho giá trong nước bắt nhịp với giá thị trường thế giới.
Chưa kể, những than phiền của doanh nghiệp xăng dầu trước đây về Quỹ bình ổn âm, Quỹ gió, Quỹ ảo cũng sẽ được giải quyết triệt để. Bởi, Thông tư liên tịch 39 đã cho phép, nếu như phải sử dụng Quỹ bình ổn khi Quỹ đã hết số dư, các doanh nghiệp sẽ được vay vốn để thực hiện. Khi nào Quỹ có số dư thì sẽ được bù đắp hoàn trả, cộng lãi suất theo ngân hàng.
Ngoài ra, theo Thông tư 38 của Bộ Công Thương ký ban hành hôm 24/10, liên quan đến hệ thống phân phối, các đại lý, tổng đại lý xăng dầu sẽ được quyền ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp đầu mối, thay vì chỉ duy nhất 1 doanh nghiệp đầu mối như vừa qua. Với quy định mới này, rất nhiều đại lý trước đây bị phạt vi phạm hành chính khi "treo đầu dê, bán thịt chó", treo thương hiệu doanh nghiệp này nhưng lại mua nhiều nguồn đầu mối khác nhau sẽ thoát tội.
Từ đầu năm đến nay, thị trường xăng dầu đã có 19 lần điều chỉnh. Trong đó, mặt hàng xăng đã giảm tới 8 lần với tổng mức giảm là 3.300 đồng/lít. Dầu diezen giảm tới 14 lần với tổng mức 3.060 đồng/lít, dầu hoả giảm tới 11 lần, tổng giảm là 2.890 đồng/lít và dầu madut giảm 9 lần.
Các mức giá hiện nay đều đã rẻ bằng giá xăng dầu năm 2012, thấp hơn nhiều so với năm 2013 và đầu năm 2014. Vấn đề nổi cộm gây bức xúc hiện nay là giá cả hàng hoá, dịch vụ khác trên thị trường vẫn cứ vô tư đứng yên, không chịu hạ nhiệt theo xăng dầu.
Theo VNN
Dân xăng dầu mãn nguyện
Những ngày cuối cùng của tháng 10, các văn bản hướng dẫn Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu đã liên tục được các Bộ Công Thương, Tài chính ban hành. Hiệu lực của các văn bản này đều bắt đầu từ 1/11.
Sau 8 lần liên tiếp giảm giá trong 3 tháng, các mặt hàng xăng dầu tới đây có thể sẽ tăng thêm từ 90- 190 đồng |
Theo đó, mỗi một lít xăng A92, doanh nghiệp sẽ được cộng tới 1.050 đồng/lít khoản phí kinh doanh, tức tăng thêm 190 đồng/lít so với trước. Mỗi một lít dầu diezen và dầu hoả sẽ được tính phí này là 950 đồng/lít, tăng 90 đồng/lít và mỗi kg dầu madut sẽ được cộng thêm 500 đồng/lít, tăng 100 đồng/lít so với trước.
Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cho phép các doanh nghiệp được trả thù lao cho các đại lý bán lẻ, phân phối tối đa 50% mức chi phí trên.
Các doanh nghiệp xăng dầu cho hay, mức chi phí trên ngang bằng với mức thù lao hoa hồng cho đại lý ở thời kỳ đỉnh cao nhất, đặc biệt là trong các giai đoạn chạy đua hoa hồng để đẩy hàng khi giá thế giới hạ nhiệt.
Hôm 23/10, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá trong khoảng từ 440-550 đồng/lít, đưa giá bán lẻ về mặt bằng tương đương giá cơ sở.
Điều này cũng có nghĩa, kể từ 1/11 tới, nếu như các doanh nghiệp được quyền tính lại giá theo mức phí hoa hồng mới, thì các khoản chênh lệch từ 90-190 đồng trên sẽ chính là mức lỗ so với giá bán hiện nay.
"Biến động" này sẽ chỉ làm giá cơ sở tăng thêm 0,8% đối với xăng, tăng 0,4% đối với dầu diezen và dầu hoả và 0,6% đối với madut. Bởi thế, rất có thể, các doanh nghiệp xăng dầu sẽ tăng giá tương ứng mà không cần phải đăng ký trước với Liên Bộ Công Thương- Tài chính.
Cũng kể từ 1/11 tới, Nghị định 83 và Thông tư 39 đã cho phép, các doanh nghiệp xăng dầu tự quyết định mức tăng trong phạm vi 3%. Tỷ lệ này tương ứng các mức tăng từ 490- 670 đồng/lít, kg cho mỗi lần điều chỉnh.
Phải nói rằng, lần đầu tiên, giới doanh nghiệp xăng dầu tỏ ra "mãn nguyện" với Nghị định 83 và các thông tư mới.
Hết lệch pha thế giới
Bên cạnh chuyện được tăng phí hoa hồng, các doanh nghiệp lần này sẽ thoát khỏi cảnh luôn phải xin phép Liên Bộ Tài chính - Công Thương trong mỗi lần tăng giá.
Vấn đề nổi cộm gây bức xúc hiện nay là giá cả hàng hoá, dịch vụ khác trên thị trường vẫn cứ vô tư đứng yên, không chịu hạ nhiệt theo xăng dầu
Chia sẻ trên báo chí tuần trước, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho biết, trước đây, khi điều chỉnh từ 0% đến 7% thì doanh nghiệp phải chịu giám sát của cơ quan quản lý. Doanh nghiệp đề xuất, cơ quan quản lý đồng ý có được tăng thì doanh nghiệp mới được tăng, đồng ý được giảm, doanh nghiệp mới được giảm.
Nghị định 83 quy định khác hẳn, ở trong mức 0-3%, doanh nghiệp có quyền điều chỉnh giá, sau đó chỉ cần nộp hồ sơ lại cho cơ quan giám sát. Thêm vào đó, Nghị định 83 cũng đã phân tích rõ trong từng kịch bản như biến động từ 3-4%, từ 4-7% và trên 7%, mức độ doanh nghiệp và Nhà nước được tham gia đến đâu.
Về lý thuyết, Nghị định 84 vừa qua vẫn cho phép doanh nghiệp tự quyết giá ở phạm vi 7%, nhưng khi đi vào thực hiện thì ngược lại, Bộ Tài chính vẫn can thiệp là chủ yếu.
Ông Ruệ còn kỳ vọng, Nghị định 83 sẽ loại bỏ được hiện tượng ngược chiều và độ trễ thị trường khi giá xăng dầu thế giới đã giảm nhưng giá trong nước vẫn đứng yên hoặc thậm chí là tăng. Việc rút ngắn chu kỳ tính giá từ 30 ngày xuống 15 ngày sẽ giúp cho giá trong nước bắt nhịp với giá thị trường thế giới.
Chưa kể, những than phiền của doanh nghiệp xăng dầu trước đây về Quỹ bình ổn âm, Quỹ gió, Quỹ ảo cũng sẽ được giải quyết triệt để. Bởi, Thông tư liên tịch 39 đã cho phép, nếu như phải sử dụng Quỹ bình ổn khi Quỹ đã hết số dư, các doanh nghiệp sẽ được vay vốn để thực hiện. Khi nào Quỹ có số dư thì sẽ được bù đắp hoàn trả, cộng lãi suất theo ngân hàng.
Ngoài ra, theo Thông tư 38 của Bộ Công Thương ký ban hành hôm 24/10, liên quan đến hệ thống phân phối, các đại lý, tổng đại lý xăng dầu sẽ được quyền ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp đầu mối, thay vì chỉ duy nhất 1 doanh nghiệp đầu mối như vừa qua. Với quy định mới này, rất nhiều đại lý trước đây bị phạt vi phạm hành chính khi "treo đầu dê, bán thịt chó", treo thương hiệu doanh nghiệp này nhưng lại mua nhiều nguồn đầu mối khác nhau sẽ thoát tội.
Từ đầu năm đến nay, thị trường xăng dầu đã có 19 lần điều chỉnh. Trong đó, mặt hàng xăng đã giảm tới 8 lần với tổng mức giảm là 3.300 đồng/lít. Dầu diezen giảm tới 14 lần với tổng mức 3.060 đồng/lít, dầu hoả giảm tới 11 lần, tổng giảm là 2.890 đồng/lít và dầu madut giảm 9 lần.
Các mức giá hiện nay đều đã rẻ bằng giá xăng dầu năm 2012, thấp hơn nhiều so với năm 2013 và đầu năm 2014. Vấn đề nổi cộm gây bức xúc hiện nay là giá cả hàng hoá, dịch vụ khác trên thị trường vẫn cứ vô tư đứng yên, không chịu hạ nhiệt theo xăng dầu.
Theo VNN
Bình luận