(VTC News) - Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc EVN đòi tăng bình quân 7,5% giá điện vì cho rằng giá điện trong nước vẫn thấp hơn so với các nước ASEAN là so sánh khập khiễng.
EVN lý giải rằng giá điện tại Việt Nam hiện nay là khoảng 8,8 cent, trong khi giá điện tại các nước ASEAN là hơn 9 cent. Như vậy giá điện bán ra trong nước vẫn rẻ hơn các nước trong khu vực.
“Tôi cho rằng EVN so sánh như thế là khập khiễng và nhận phần lợi về mình. EVN chỉ so sánh giá đầu ra, mà không tính giá đầu vào.
Cụ thể, thu nhập của người dân Việt Nam không thể bằng được nước ngoài, ngay cả lương của Giám đốc công ty điện lực cũng không thể bằng nước ngoài.
Hơn nữa, ở Việt Nam không có bảo hiểm trong quá trính sử dụng điện. Nguồn nguyên liệu ở nước ngoài cũng được sử dụng chủ yếu bằng dầu, còn Việt Nam là dùng thuỷ điện, giá chỉ bằng một nửa.
Vì vậy, việc so sánh của EVN là lấy phần lợi về mình. EVN nên công bằng và chấp nhận chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất”, ông Long nhấn mạnh.
Về việc EVN cho rằng, giá điện thấp khó thu hút đầu tư vào ngành điện, ông Long thẳng thắn nói: “Cổ phần hoá là chủ trương đúng đắn của Chính phủ. EVN chậm phát triển là do thiếu vốn, nên đòi hỏi cấp bách hiện nay là phải cổ phần hoá”.
Cũng theo ông Long, EVN cho rằng nút thắt do giá điện là chưa thuyết phục. Giá điện hiện đã thực hiện theo cơ chế thị trường thì phải tuân theo thị trường, tuy nhiên do ngành điện vẫn độc quyền, nên nhà nước đã tính toán chi phí hợp lý cũng như đưa ra được mức lãi hợp lý.
“Theo tôi, vấn đề không phải là giá. Đầu tư vào ngành điện là khá an toàn dù lợi nhuận thấp, nên việc cổ phần hoá khó vì tài sản của họ quá lớn, nên các nhà đầu tư không ai hấp thụ được.
Thứ hai là hiệu quả hoạt động của ngành điện hiện vẫn chưa cao, thiếu lao động công nghệ cao”, ông Long cho hay.
Bên cạnh đó, EVN cũng có nhiều thuận lợi như được nhà nước tập trung làm với nhiều cơ chế ưu đãi, nên việc đổ lỗi cổ phần hoá chậm do giá điện là chưa thoả đáng.
Liên quan đến giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, việc tăng giá điện của EVN đều được kiểm toán và công khai các chi phí. Ngoài ra, do EVN vẫn “gánh” số lỗ từ năm 2010 và 2011, khoản lỗ này vẫn treo để hạch toán.
“EVN vừa rồi có đưa phương án giá và tăng 7,5% có dư để xử khoan lỗ treo. Việc tăng giá điện này vẫn thực hiện theo Quyết định 69 của Thủ tướng Chính phủ”, ông Tuấn cho hay.
Cũng theo ông Tuấn, cổ phần hoá phải tính toán phù hợp theo từng thời điểm, khi nào giải quyết được những khoản lỗ treo thì mới thực hiện được giá điện theo thị trường được, từ đó tính toán các chi phí cho phù hợp.
Ngoài giá điện, giá xăng cũng vừa được điều chỉnh tăng thêm 1.600 đồng/lít, việc điều chỉnh này theo các chuyên gia là không làm “sốc” thị trường.
Theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), giá xăng và giá điện tăng sẽ tác động đến các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh. Riêng với giá xăng thì việc tăng giá là theo thị trường, chủ yếu phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới.
“Giá xăng dầu rất công khai minh bạch, phù hợp với cơ chế thị trường”, ông Thi cho hay.
Còn theo ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), giá xăng tăng chắc chắn sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Cụ thể nhất là trong tháng 3 này giá xăng tăng sẽ làm CPI tăng 0,03%.
Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để tăng giá xăng không làm tăng giá các mặt hàng khác.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đã có văn bản kiểm soát lạm phát. Cụ thể, UBND chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi diễn biến giá các mặt hàng, những mặt hàng thiết yếu tăng thì tham mưu biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
“Không được điều chỉnh tăng theo giá xăng và giá dầu. Cơ quan chức năng cần kiểm tra, thanh tra theo các quy định của pháp luật để bình ổn giá”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Châu Anh
EVN lý giải rằng giá điện tại Việt Nam hiện nay là khoảng 8,8 cent, trong khi giá điện tại các nước ASEAN là hơn 9 cent. Như vậy giá điện bán ra trong nước vẫn rẻ hơn các nước trong khu vực.
“Tôi cho rằng EVN so sánh như thế là khập khiễng và nhận phần lợi về mình. EVN chỉ so sánh giá đầu ra, mà không tính giá đầu vào.
Cụ thể, thu nhập của người dân Việt Nam không thể bằng được nước ngoài, ngay cả lương của Giám đốc công ty điện lực cũng không thể bằng nước ngoài.
Hơn nữa, ở Việt Nam không có bảo hiểm trong quá trính sử dụng điện. Nguồn nguyên liệu ở nước ngoài cũng được sử dụng chủ yếu bằng dầu, còn Việt Nam là dùng thuỷ điện, giá chỉ bằng một nửa.
EVN tăng giá điện chưa thuyết phục |
Về việc EVN cho rằng, giá điện thấp khó thu hút đầu tư vào ngành điện, ông Long thẳng thắn nói: “Cổ phần hoá là chủ trương đúng đắn của Chính phủ. EVN chậm phát triển là do thiếu vốn, nên đòi hỏi cấp bách hiện nay là phải cổ phần hoá”.
Cũng theo ông Long, EVN cho rằng nút thắt do giá điện là chưa thuyết phục. Giá điện hiện đã thực hiện theo cơ chế thị trường thì phải tuân theo thị trường, tuy nhiên do ngành điện vẫn độc quyền, nên nhà nước đã tính toán chi phí hợp lý cũng như đưa ra được mức lãi hợp lý.
“Theo tôi, vấn đề không phải là giá. Đầu tư vào ngành điện là khá an toàn dù lợi nhuận thấp, nên việc cổ phần hoá khó vì tài sản của họ quá lớn, nên các nhà đầu tư không ai hấp thụ được.
|
Bên cạnh đó, EVN cũng có nhiều thuận lợi như được nhà nước tập trung làm với nhiều cơ chế ưu đãi, nên việc đổ lỗi cổ phần hoá chậm do giá điện là chưa thoả đáng.
Liên quan đến giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, việc tăng giá điện của EVN đều được kiểm toán và công khai các chi phí. Ngoài ra, do EVN vẫn “gánh” số lỗ từ năm 2010 và 2011, khoản lỗ này vẫn treo để hạch toán.
“EVN vừa rồi có đưa phương án giá và tăng 7,5% có dư để xử khoan lỗ treo. Việc tăng giá điện này vẫn thực hiện theo Quyết định 69 của Thủ tướng Chính phủ”, ông Tuấn cho hay.
Cũng theo ông Tuấn, cổ phần hoá phải tính toán phù hợp theo từng thời điểm, khi nào giải quyết được những khoản lỗ treo thì mới thực hiện được giá điện theo thị trường được, từ đó tính toán các chi phí cho phù hợp.
Ngoài giá điện, giá xăng cũng vừa được điều chỉnh tăng thêm 1.600 đồng/lít, việc điều chỉnh này theo các chuyên gia là không làm “sốc” thị trường.
Theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), giá xăng và giá điện tăng sẽ tác động đến các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh. Riêng với giá xăng thì việc tăng giá là theo thị trường, chủ yếu phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới.
“Giá xăng dầu rất công khai minh bạch, phù hợp với cơ chế thị trường”, ông Thi cho hay.
Còn theo ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), giá xăng tăng chắc chắn sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Cụ thể nhất là trong tháng 3 này giá xăng tăng sẽ làm CPI tăng 0,03%.
Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để tăng giá xăng không làm tăng giá các mặt hàng khác.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đã có văn bản kiểm soát lạm phát. Cụ thể, UBND chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi diễn biến giá các mặt hàng, những mặt hàng thiết yếu tăng thì tham mưu biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
“Không được điều chỉnh tăng theo giá xăng và giá dầu. Cơ quan chức năng cần kiểm tra, thanh tra theo các quy định của pháp luật để bình ổn giá”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Châu Anh
Bình luận