(VTC News) - Liên quan đến quyết định tăng giá điện 7,5% vừa qua của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng lần tăng giá này là vô lý.
Theo ông Phong, từ trước đến giờ, giá điện luôn theo xu hướng một chiều: có tăng nhưng rất khó giảm.
Thời điểm này, tất cả các tài nguyên trong nước đều còn nhiều: nước không thiếu, xăng dầu giảm giá hơn một năm qua... như vậy, không thể nói rằng chi phí sản xuất của ngành điện tăng lên. Tăng giá điện lại phụ thuộc vào các chi phí như chi phí nhân công, sản xuất thì có vẻ hơi lạ.
Hơn nữa, theo ông Phong các con số lỗ từ Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN là không rõ ràng, vì vậy việc tăng giá điện 7,5% lần này là quá vô lý.
- Việc EVN cho rằng đáng ra phải tăng giá 12%, nhưng sau đó đề xuất 9,5%, cuối cùng mức tăng chính thức là 7,5%. Theo ông, nếu nhất thiết phải tăng giá điện thì mức tăng như vậy có hợp lý hay không?
Như tôi đã nói, lần tăng giá điện này rất khó hiểu và vô lý.
Trong khi tất cả mọi thứ liên quan đến sản xuất đều giảm, đặc biệt mức giá xăng dầu giảm quá mạnh trong suốt hơn nửa năm qua, nhưng giá điện lại vẫn tăng.
Ngoài ra, EVN báo lỗ nặng và tính toán rằng mức tăng đáng ra phải là 12% trong khi lần tăng giá điện lần trước được xem là đã bù lỗ tương đối cho cơ quan này rồi. Tăng giá lần này không thể nói để bù lỗ được. Và các con số để tăng giá đưa ra đều không hợp lý.
- Nhiều ý kiến cho rằng, trước nay chưa có cơ quan nào đủ tin cậy để thẩm định giá điện chính xác. Đến nay thông số về giá điện vẫn dựa chủ yếu vào những số liệu do EVN cung cấp, còn Bộ Công Thương thì dường như lần nào cũng thông qua các đề xuất của ngành điện. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Một điểm rất vô lý nữa của EVN là về những số liệu thống kê đều không rõ ràng. Các con số đều không được công bố trước báo chí. Không có số liệu, không có căn cứ rõ ràng. Như vậy điều cần làm là cần phải thẩm định việc làm ăn và thua lỗ của EVN trước khi thẩm định giá điện chính xác.
Tập đoàn điện lực Việt Nam cần phải giải trình và công bố rộng rãi những số liệu này để mọi người có thể đánh giá kỹ hơn về tình hình hiện tại sau đó mới nên đề xuất tăng giá điện.
- Có một lý do mà EVN đưa ra để tăng giá điện đó là do Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang ở mức thấp, liệu đây có phải một lý do hợp lý?
Theo tôi, đây là một cách giải thích hoàn toàn vô trách nhiệm, hoàn toàn vô lý.
Giá điện tăng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân, các doanh nghiệp. Không thể lấy việc tăng giá điện để làm tăng CPI để làm mục tiêu được.
- Vậy theo ông, đáng ra Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cần phải hành xử như thế nào?
EVN nhất thiết phải giải trình. Lý do chính xác tại sao Tập đoàn lại làm ăn thua lỗ, con số lỗ cụ thể, chứ không thể giấu nhẹm đi các số liệu liên quan để rồi báo lỗ và đòi tăng giá điện như vậy.
Trong bối cảnh hiện tại, tài nguyên sẵn có, nước, xăng, dầu đều giảm giá. Mọi thứ đều ủng hộ. Việc làm ăn thua lỗ của Tập đoàn điện lực Việt Nam và đề xuất tăng giá điện là thực sự vô lý.
Khánh Huy (thực hiện)
Theo ông Phong, từ trước đến giờ, giá điện luôn theo xu hướng một chiều: có tăng nhưng rất khó giảm.
Thời điểm này, tất cả các tài nguyên trong nước đều còn nhiều: nước không thiếu, xăng dầu giảm giá hơn một năm qua... như vậy, không thể nói rằng chi phí sản xuất của ngành điện tăng lên. Tăng giá điện lại phụ thuộc vào các chi phí như chi phí nhân công, sản xuất thì có vẻ hơi lạ.
Hơn nữa, theo ông Phong các con số lỗ từ Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN là không rõ ràng, vì vậy việc tăng giá điện 7,5% lần này là quá vô lý.
- Việc EVN cho rằng đáng ra phải tăng giá 12%, nhưng sau đó đề xuất 9,5%, cuối cùng mức tăng chính thức là 7,5%. Theo ông, nếu nhất thiết phải tăng giá điện thì mức tăng như vậy có hợp lý hay không?
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc tăng giá điện lần này của EVN là vô lý |
Trong khi tất cả mọi thứ liên quan đến sản xuất đều giảm, đặc biệt mức giá xăng dầu giảm quá mạnh trong suốt hơn nửa năm qua, nhưng giá điện lại vẫn tăng.
Ngoài ra, EVN báo lỗ nặng và tính toán rằng mức tăng đáng ra phải là 12% trong khi lần tăng giá điện lần trước được xem là đã bù lỗ tương đối cho cơ quan này rồi. Tăng giá lần này không thể nói để bù lỗ được. Và các con số để tăng giá đưa ra đều không hợp lý.
- Nhiều ý kiến cho rằng, trước nay chưa có cơ quan nào đủ tin cậy để thẩm định giá điện chính xác. Đến nay thông số về giá điện vẫn dựa chủ yếu vào những số liệu do EVN cung cấp, còn Bộ Công Thương thì dường như lần nào cũng thông qua các đề xuất của ngành điện. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Một điểm rất vô lý nữa của EVN là về những số liệu thống kê đều không rõ ràng. Các con số đều không được công bố trước báo chí. Không có số liệu, không có căn cứ rõ ràng. Như vậy điều cần làm là cần phải thẩm định việc làm ăn và thua lỗ của EVN trước khi thẩm định giá điện chính xác.
|
- Có một lý do mà EVN đưa ra để tăng giá điện đó là do Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang ở mức thấp, liệu đây có phải một lý do hợp lý?
Theo tôi, đây là một cách giải thích hoàn toàn vô trách nhiệm, hoàn toàn vô lý.
Giá điện tăng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân, các doanh nghiệp. Không thể lấy việc tăng giá điện để làm tăng CPI để làm mục tiêu được.
- Vậy theo ông, đáng ra Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cần phải hành xử như thế nào?
EVN nhất thiết phải giải trình. Lý do chính xác tại sao Tập đoàn lại làm ăn thua lỗ, con số lỗ cụ thể, chứ không thể giấu nhẹm đi các số liệu liên quan để rồi báo lỗ và đòi tăng giá điện như vậy.
Trong bối cảnh hiện tại, tài nguyên sẵn có, nước, xăng, dầu đều giảm giá. Mọi thứ đều ủng hộ. Việc làm ăn thua lỗ của Tập đoàn điện lực Việt Nam và đề xuất tăng giá điện là thực sự vô lý.
Khánh Huy (thực hiện)
Bình luận