(VTC News)- Ngày ngày gắn bó với công việc đồng ruộng, lúc không mùa vụ đi dệt vải thuê nhưng cô nữ sinh Trần Thị Hương vẫn đỗ Học viện Quân y với điểm số "khủng".
Từ vài ngày nay, bà con chòm xóm thôn Long Nãi, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình không ngớt lời khen ngợi và cảm phục trước nỗ lực vượt khó của em Trần Thị Hương, học sinh trường THPT Nam Duyên Hà vừa đỗ vào Học viện Quân y, với điểm số cao 26,5.
Nghỉ học 2 năm vì không có tiền đóng học phí
Khi em bắt đầu vào năm học lớp 8 thì bố mẹ chia tay nhau, mẹ bế đứa em nhỏ của Hương vào miền Nam sinh sống để lại khoản nợ nần không nhỏ.
Bố của Hương với nghề thợ xây công việc nay đây mai đó, không kiếm đủ tiền nuôi con ăn học nên em đành phải bỏ học giữa chừng ở nhà đi làm thêm đỡ đần bố và chia sẻ gánh nặng nợ nần của gia đình ly tán.
Từ vài ngày nay, bà con chòm xóm thôn Long Nãi, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình không ngớt lời khen ngợi và cảm phục trước nỗ lực vượt khó của em Trần Thị Hương, học sinh trường THPT Nam Duyên Hà vừa đỗ vào Học viện Quân y, với điểm số cao 26,5.
Nghỉ học 2 năm vì không có tiền đóng học phí
Khi em bắt đầu vào năm học lớp 8 thì bố mẹ chia tay nhau, mẹ bế đứa em nhỏ của Hương vào miền Nam sinh sống để lại khoản nợ nần không nhỏ.
Bố của Hương với nghề thợ xây công việc nay đây mai đó, không kiếm đủ tiền nuôi con ăn học nên em đành phải bỏ học giữa chừng ở nhà đi làm thêm đỡ đần bố và chia sẻ gánh nặng nợ nần của gia đình ly tán.
Nhà quá nghèo, Hương đã phải nghỉ học 2 năm để đi dệt vải thuê kiếm tiền trả nợ và dành dụm để tiếp tục ước mơ được đi học trở lại |
Mỗi sáng sớm tinh mơ, Hương đạp xe hơn chục cây số đến xã Thái Phương, nơi có truyền thống nổi tiếng làng nghề dệt vải để làm thuê, mỗi ngày dệt thuê cũng kiếm được 20-25 nghìn đồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, vẫn chỉ với chiếc xe đạp cà tàng, Hương lại rong ruổi trên con đường quen thuộc để đi dệt vải thuê. Số tiền mỗi tháng tuy ít ỏi nhưng cũng được Hương dành dụm để trả nợ cho gia đình.
Cuộc sống của Hương càng trở nên khó khăn hơn khi một thời gian sau bố em đi bước nữa. Chuyện mẹ kế con chồng không tránh khỏi điều này tiếng kia, các bác quyết định để Hương ra ở xóm bên cùng với người bác gái nhỡ thì trong gia đình.
Cuộc sống của Hương càng trở nên khó khăn hơn khi một thời gian sau bố em đi bước nữa. Chuyện mẹ kế con chồng không tránh khỏi điều này tiếng kia, các bác quyết định để Hương ra ở xóm bên cùng với người bác gái nhỡ thì trong gia đình.
Hai bác cháu rau cháo, bảo nhau làm ăn, ngoài phần ruộng của mẹ và em để lại, Hương và bác còn nhận thêm ruộng của người khác để cấy. Chỉ cần không bận công việc đồng áng, Hương lại tiếp tục đi dệt vải thuê, tiết kiệm tiền để nuôi ước mơ đi học trở lại.
Mất 2 năm nghỉ học, cuối cùng Hương cũng tiết kiệm được đủ tiền để có thể quay trở lại học lớp 9, rồi lên cấp ba. Trong suốt những năm học phổ thông, cứ sáng đi học, chiều đi dệt vải thuê, tối tối, bên góc học tập vô cùng đơn sơ, em chong đèn ôn bài với nỗi niềm khắc khoải.
Biết được hoàn cảnh của em, cô giáo chủ nhiệm và các bạn đều rất chia sẻ, đề nghị với nhà trường miễn giảm học phí cho Hương.
Không có điều kiện đi học thêm, ôn luyện như chúng bạn cùng lớp, nhưng em có tố chất học rất tốt, đặc biệt là môn Sinh. Năm học 2011-2012, Hương đã đạt giải Nhất môn Sinh học cấp tỉnh. Hôm tuyên dương các học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học, cả trường như lặng đi khi nghe thầy hiệu trưởng kể về hoàn cảnh khó khăn của Hương. Không ít bạn đã khóc vì cảm phục nghị lực phi thường của một cô bạn rất đỗi giản dị thường ngày.
Thi trường ngoài có đỗ cũng không có tiền học
Khi lựa chọn hồ sơ thi Đại học, gia đình và các thầy cô đều động viên em thi trường ngành công an, quân đội để được bao cấp ăn học. Một người trong họ có khuyên Hương: “Nếu thi trường ngoài có đỗ cũng lấy tiền đâu mà đi học”.
Cô gái giàu nghị lực này cũng tự suy nghĩ rằng, mẹ của Hương trong Nam đang bị bệnh, nuôi đứa em của Hương còn vô cùng khó khăn, bố vất vả đi làm thợ xây cũng chỉ đủ tiền nuôi 2 đứa em con mẹ kế, làm sao mà nuôi nổi Hương 5 năm đại học nơi đô thành tốn kém. Nghĩ cho tương lai của bản thân nên dù rất thích ngành kế toán, nhưng em đã quyết định chọn Học viện Quân y.
Hành trang lên Hà Nội dự thi với vẻn vẹn 2 bộ quần áo, 500 nghìn đồng các bác, cô cho và vài cuốn sách ôn thi cũ mượn từ các anh chị. Đợt đầu em thi Đại học Khoa học Tự nhiên, khối A, để làm quen với không khí phòng thi. Quyết tâm và ý chí em dồn cả vào đợt 2, khối B tại Học viện Quân y…
Không có điều kiện đi học thêm, ôn luyện như chúng bạn cùng lớp, nhưng em có tố chất học rất tốt, đặc biệt là môn Sinh. Năm học 2011-2012, Hương đã đạt giải Nhất môn Sinh học cấp tỉnh. Hôm tuyên dương các học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học, cả trường như lặng đi khi nghe thầy hiệu trưởng kể về hoàn cảnh khó khăn của Hương. Không ít bạn đã khóc vì cảm phục nghị lực phi thường của một cô bạn rất đỗi giản dị thường ngày.
Thi trường ngoài có đỗ cũng không có tiền học
Khi lựa chọn hồ sơ thi Đại học, gia đình và các thầy cô đều động viên em thi trường ngành công an, quân đội để được bao cấp ăn học. Một người trong họ có khuyên Hương: “Nếu thi trường ngoài có đỗ cũng lấy tiền đâu mà đi học”.
Cô gái giàu nghị lực này cũng tự suy nghĩ rằng, mẹ của Hương trong Nam đang bị bệnh, nuôi đứa em của Hương còn vô cùng khó khăn, bố vất vả đi làm thợ xây cũng chỉ đủ tiền nuôi 2 đứa em con mẹ kế, làm sao mà nuôi nổi Hương 5 năm đại học nơi đô thành tốn kém. Nghĩ cho tương lai của bản thân nên dù rất thích ngành kế toán, nhưng em đã quyết định chọn Học viện Quân y.
Hành trang lên Hà Nội dự thi với vẻn vẹn 2 bộ quần áo, 500 nghìn đồng các bác, cô cho và vài cuốn sách ôn thi cũ mượn từ các anh chị. Đợt đầu em thi Đại học Khoa học Tự nhiên, khối A, để làm quen với không khí phòng thi. Quyết tâm và ý chí em dồn cả vào đợt 2, khối B tại Học viện Quân y…
Ở lớp, Hương (cầm hoa) được các bạn rất quý mến vì sự thông minh và giản dị |
“Biết điểm thi của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên với 22,5 điểm, em không có chút cảm xúc gì, cho dù năm ngoái khoa đó họ lấy có 17 điểm. Đến khi thấy mấy đứa bạn gọi điện về báo, em được 26,5 điểm Học viện Quân y, em cũng chỉ mới mừng một nửa, bởi năm ngoái trường này lấy đúng 26 điểm, không biết năm nay có cao hơn không. Chỉ đến khi có điểm chuẩn, biết chắc chắn mình đỗ em mới thấy mừng vui trọn vẹn…”, Hương chia sẻ.
Nói về niềm tự hào của gia đình, cô Trần Thị Thanh - bác ruột Hương không giấu được xúc động: “Quả thực gia đình chúng tôi mừng đến rơi nước mắt, hoàn cảnh bố mẹ cháu bỏ nhau, điều kiện không có, nhìn con bé già hơn nhiều so với cái tuổi học sinh vốn hồn nhiên mà lòng chúng tôi nghẹn lại. Chúng tôi cũng chẳng giúp được cháu nhiều, thỉnh thoảng cho cháu vài chục nghìn đóng tiền học”.
“Nghe tin cháu đỗ Học viện Quân y, gia đình phấn khởi không nói được lên lời, mừng cho cháu có cơ hội được đi học và có cơ hội để đổi đời…”. Gọng cô Thanh hồ hởi.
Mừng hơn cả có lẽ là bố em, anh Trần Văn Hàn tâm sự: “Hồi cháu quyết định nghỉ học để đi làm thêm giúp bố, tôi kiên quyết không đồng ý, nhưng cháu bảo, bố mẹ bỏ nhau, nợ nần nhiều thế, tiền đâu mà cho con đi học. Con chỉ nghỉ đúng 1 năm, đi làm thêm lấy tiền để học lại. Đúng một năm thôi, con hứa… “.
Nói đến đây giọng anh Hàn nghẹn ngào. “Rồi cũng phải đến hai năm sau cháu mới đi học được tiếp. Cháu thi đỗ vào Quân y viện, được nhà nước nuôi ăn học, ra ngành lại được làm bác sỹ, từ tận đáy lòng mình, tôi nghĩ mình thật có phúc lớn của tổ tiên…"
Nói về niềm tự hào của gia đình, cô Trần Thị Thanh - bác ruột Hương không giấu được xúc động: “Quả thực gia đình chúng tôi mừng đến rơi nước mắt, hoàn cảnh bố mẹ cháu bỏ nhau, điều kiện không có, nhìn con bé già hơn nhiều so với cái tuổi học sinh vốn hồn nhiên mà lòng chúng tôi nghẹn lại. Chúng tôi cũng chẳng giúp được cháu nhiều, thỉnh thoảng cho cháu vài chục nghìn đóng tiền học”.
“Nghe tin cháu đỗ Học viện Quân y, gia đình phấn khởi không nói được lên lời, mừng cho cháu có cơ hội được đi học và có cơ hội để đổi đời…”. Gọng cô Thanh hồ hởi.
Mừng hơn cả có lẽ là bố em, anh Trần Văn Hàn tâm sự: “Hồi cháu quyết định nghỉ học để đi làm thêm giúp bố, tôi kiên quyết không đồng ý, nhưng cháu bảo, bố mẹ bỏ nhau, nợ nần nhiều thế, tiền đâu mà cho con đi học. Con chỉ nghỉ đúng 1 năm, đi làm thêm lấy tiền để học lại. Đúng một năm thôi, con hứa… “.
Nói đến đây giọng anh Hàn nghẹn ngào. “Rồi cũng phải đến hai năm sau cháu mới đi học được tiếp. Cháu thi đỗ vào Quân y viện, được nhà nước nuôi ăn học, ra ngành lại được làm bác sỹ, từ tận đáy lòng mình, tôi nghĩ mình thật có phúc lớn của tổ tiên…"
Nguyễn Đức Minh
Bình luận