Lần người đầu tiên miền quê nghèo thôn Ngọc Kiên – Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội có người đậu đại học. Niềm vui vừa lóe lên cũng là lúc chủ nhân của tờ "Giấy báo nhập học" hay tin bị ung thư máu.
Ngày nhập học em đi... nhập viện
Nguyễn Trường Sơn sinh ra trong một gia đình có bốn chị em. Bố mẹ chỉ làm nông. Cả “giang sơn” nhà Sơn là ngôi nhà cấp bốn từ thời ông bà để lại, giờ đã xập xệ, những chiếc cột đã bị mục ruỗng, trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá.
Tài sản quý giá nhất có lẽ là chiếc bàn học được tận dụng từ chiếc bàn uống nước có "tuổi đời" hơn 20 năm. Chiếc bàn đã đồng hành cùng Sơn và giúp em tiến vào cổng trường đại học. Niềm vui với ngôi nhà nhỏ bé chưa được bao lâu thì tin dữ ập tới, bác sĩ thông báo Sơn bị ung thư máu.
Thay vì chuẩn bị hành trang nhập học thì Sơn... nhập viện. Em đang được điều trị hóa chất đợt một tại bệnh viện Huyết học và Truyền máu TW.
Trong căn phòng điều trị hóa chất của bệnh viện, Sơn nằm co ro đau đớn vì đợt điều trị vừa rồi. Ước mơ trở thành thầy giáo dạy Văn của Sơn đến rồi lại ở quá xa. Sơn nói "thấy các bạn đi nhập học còn em nằm trị bệnh - em buồn lắm. Nhưng em đã bảo mẹ xin bảo lưu kết quả trúng tuyển tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để khi khỏi bệnh em đi học lại..."
Ngồi cạnh, mẹ Sơn không cầm nổi nước mắt. Bà Hương nghẹn ngào, biết tin con đậu đại học tôi vui mừng bao nhiều thì giờ đây lòng lại đau quặn bấy nhiêu khi nhìn con nằm vật vã trên giường bệnh.
“Lúc đầu thì thấy em người nó gầy, xanh mấy hôm lại đau ốm một lần. Đưa đi khám thì người ta kết luận là bị viêm cơ, mua thuốc về nhà điều trị mãi mà vẫn không khỏi. Khi có giấy báo điểm đại học thì nó chuyển sang sốt theo từng cơn, đưa đi xét nghiệm máu thì mới biết nó bị bệnh ung thư máu...” người mẹ ôm mặt khóc òa.
Chắc nó chẳng được làm người...
Hơn một tháng chăm con người mẹ rộc hẳn đi. Đôi mắt trũng sâu, mái đầu như bạc thêm bởi những đêm không ngủ và bà cũng đau cùng nỗi đau của con. Bà chỉ có một mong ước làm sao có được thuốc chữa đặc trị có thể cứu được con. Nhưng...
Từ khi biết cậu con trai mình bị bạo bệnh ông Nhê (bố Sơn) chẳng buồn làm gì nữa. Hơn một mẫu ruộng cũng bỏ mặc. Mùa màng đến bà con ra đồng đi gặt, chỉ mình ông cứ ngồi thẫn thờ trông ra ngoài sân như người mất hồn, cứ nhắc đến Sơn ông lại khóc và nói “chắc nó chẳng được làm người”.
Ông tiếc con vì là đứa học giỏi nhất nhà, lại có nhiều tài lẻ nào là hát hay, chơi cờ giỏi lại không bao giờ biết đến rượu bia.
Ông Nhê buồn lắm, buồn vì chính mảnh đất mà mình đang ở, mảnh đất đó nghèo như chính gia cảnh nhà ông vậy. “Mảnh đất đó cằn cỗi quá, chẳng trồng được cây gì. Lại ở tận “vùng sâu” có bán cũng chẳng ai mua” - ông nói.
Tiền trị điều trị hóa chất đợt một cho Sơn là tất cả sự nỗ lực vay mượn anh, em, họ hàng bây giờ hết rồi. Ông chẳng biết làm cách gì để con trai có tiền điều trị nữa.
Nói về cậu học trò cưng của mình, cô Hà Thị Nga – Trường THPT Tùng Thiện là giáo viên chủ nhiệm của Sơn ấn tượng mãi về cậu học trò xuất sắc, khiến cả ba cô giáo dạy Văn – Sử - Địa phải tranh nhau để đưa vào danh sách thi học sinh giỏi.
“Hơn hai mươi năm công tác tại trường, Sơn là người mà tôi ấn tượng nhiều nhất. Nhà nghèo, lại học giỏi toàn diện. Sơn vừa học giỏi lại còn có đạo đức tốt” - lời cô Nga. Khi biết tin Sơn đậu đại học nhà trường đã dự định mời Sơn về làm lễ trao cờ cho các em khóa sau nhưng thật tiếc...
Thầy cô tiếc. Hàng xóm láng giềng buồn cho gia cảnh nhà Sơn....Còn bà Hương lại tiếp tục những đêm dài thức trắng nhìn con đau đớn mà "lực bất tòng tâm". Ông Nhê tiếp nối những ngày lo lắng, chạy vạy khắp nơi để có tiền điều trị cho con những đợt thuốc tiếp. Mong sao...
Ngày nhập học em đi... nhập viện
Nguyễn Trường Sơn sinh ra trong một gia đình có bốn chị em. Bố mẹ chỉ làm nông. Cả “giang sơn” nhà Sơn là ngôi nhà cấp bốn từ thời ông bà để lại, giờ đã xập xệ, những chiếc cột đã bị mục ruỗng, trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá.
Tài sản quý giá nhất có lẽ là chiếc bàn học được tận dụng từ chiếc bàn uống nước có "tuổi đời" hơn 20 năm. Chiếc bàn đã đồng hành cùng Sơn và giúp em tiến vào cổng trường đại học. Niềm vui với ngôi nhà nhỏ bé chưa được bao lâu thì tin dữ ập tới, bác sĩ thông báo Sơn bị ung thư máu.
Chưa kịp biết đến giảng đường đại học, Sơn đã phải nằm trong viện truyền hóa chất |
Thay vì chuẩn bị hành trang nhập học thì Sơn... nhập viện. Em đang được điều trị hóa chất đợt một tại bệnh viện Huyết học và Truyền máu TW.
Trong căn phòng điều trị hóa chất của bệnh viện, Sơn nằm co ro đau đớn vì đợt điều trị vừa rồi. Ước mơ trở thành thầy giáo dạy Văn của Sơn đến rồi lại ở quá xa. Sơn nói "thấy các bạn đi nhập học còn em nằm trị bệnh - em buồn lắm. Nhưng em đã bảo mẹ xin bảo lưu kết quả trúng tuyển tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để khi khỏi bệnh em đi học lại..."
Ngồi cạnh, mẹ Sơn không cầm nổi nước mắt. Bà Hương nghẹn ngào, biết tin con đậu đại học tôi vui mừng bao nhiều thì giờ đây lòng lại đau quặn bấy nhiêu khi nhìn con nằm vật vã trên giường bệnh.
“Lúc đầu thì thấy em người nó gầy, xanh mấy hôm lại đau ốm một lần. Đưa đi khám thì người ta kết luận là bị viêm cơ, mua thuốc về nhà điều trị mãi mà vẫn không khỏi. Khi có giấy báo điểm đại học thì nó chuyển sang sốt theo từng cơn, đưa đi xét nghiệm máu thì mới biết nó bị bệnh ung thư máu...” người mẹ ôm mặt khóc òa.
Chắc nó chẳng được làm người...
|
Từ khi biết cậu con trai mình bị bạo bệnh ông Nhê (bố Sơn) chẳng buồn làm gì nữa. Hơn một mẫu ruộng cũng bỏ mặc. Mùa màng đến bà con ra đồng đi gặt, chỉ mình ông cứ ngồi thẫn thờ trông ra ngoài sân như người mất hồn, cứ nhắc đến Sơn ông lại khóc và nói “chắc nó chẳng được làm người”.
Ông tiếc con vì là đứa học giỏi nhất nhà, lại có nhiều tài lẻ nào là hát hay, chơi cờ giỏi lại không bao giờ biết đến rượu bia.
Ông Nhê buồn lắm, buồn vì chính mảnh đất mà mình đang ở, mảnh đất đó nghèo như chính gia cảnh nhà ông vậy. “Mảnh đất đó cằn cỗi quá, chẳng trồng được cây gì. Lại ở tận “vùng sâu” có bán cũng chẳng ai mua” - ông nói.
Tiền trị điều trị hóa chất đợt một cho Sơn là tất cả sự nỗ lực vay mượn anh, em, họ hàng bây giờ hết rồi. Ông chẳng biết làm cách gì để con trai có tiền điều trị nữa.
Nói về cậu học trò cưng của mình, cô Hà Thị Nga – Trường THPT Tùng Thiện là giáo viên chủ nhiệm của Sơn ấn tượng mãi về cậu học trò xuất sắc, khiến cả ba cô giáo dạy Văn – Sử - Địa phải tranh nhau để đưa vào danh sách thi học sinh giỏi.
“Hơn hai mươi năm công tác tại trường, Sơn là người mà tôi ấn tượng nhiều nhất. Nhà nghèo, lại học giỏi toàn diện. Sơn vừa học giỏi lại còn có đạo đức tốt” - lời cô Nga. Khi biết tin Sơn đậu đại học nhà trường đã dự định mời Sơn về làm lễ trao cờ cho các em khóa sau nhưng thật tiếc...
Thầy cô tiếc. Hàng xóm láng giềng buồn cho gia cảnh nhà Sơn....Còn bà Hương lại tiếp tục những đêm dài thức trắng nhìn con đau đớn mà "lực bất tòng tâm". Ông Nhê tiếp nối những ngày lo lắng, chạy vạy khắp nơi để có tiền điều trị cho con những đợt thuốc tiếp. Mong sao...
Theo VNN
Bình luận