(VTC News) – Năm 2011 đã qua đi, dư âm đau thương về những vụ đắm tàu, lật thuyền khiến hàng trăm người thương vong vẫn còn đó.
2. 16 người chết trong vụ chìm tàu Dìn Ký
16 người trong đó có nhiều trẻ em đã bị nhấn chìm xuống dòng sông cùng chiếc du thuyền mang số hiệu 72K BD-0394, thuộc Khu du lịch xanh Dìn Ký, chi nhánh Cầu Ngang (xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) vào ngày 20/5.
Chiếc du thuyền trên đang chở 50 khách tổ chức sinh nhật cho con trai giám đốc Quách Lương Tài (40 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, GĐ Công ty Lan Anh), bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn, khi trở về cách bờ khoảng 100m thì tàu chao đảo, lật ngang và chìm hẳn xuống sông.
3. Lật đò trên sông Đà, 5 người chết đuối
Ngày 04/8, tại Km57 tỉnh lộ 127, thuộc địa bàn xã Mường Mô, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã xảy ra một vụ lật thuyền trên sông Đà làm 5 người trong cùng một gia đình mất tích.
Một chiếc thuyền gỗ gắn máy nổ 8 mã lực, chở một gia đình có 10 người (gồm bố mẹ và 8 người con) đi từ xã Tà Tổng (huyện Mường Tè) vượt qua sông Đà sang tỉnh lộ 127 về quê ở Lai Châu chơi.
Sự cố xảy ra khi cán bộ, nhân viên và khách mời của Ngân hàng tổ chức bốc thăm trúng thưởng, một tiết mục hào hứng của buổi tiệc tất niên. Rất may tất cả hành khách tham dự trên tàu đã may mắn sống sót.
Được biết, nguyên nhận vụ chìm tàu là do khi phát quà, giao lưu, nhiều thực khách đã dồn về một phía khiến nước tràn vào một trong các phao nổi đặt bên dưới nhà hàng.
Khi nhân viên nhà hàng thông báo nước tràn vào các phao và nhà hàng đang chìm, hàng trăm thực khách trên tầng một đổ dồn về phía có một cầu thang duy nhất ở cuối nhà hàng, nước lập tức tràn vào các phao khác làm nhà hàng chìm nhanh hơn.
5. Chìm tàu ở Quảng Nam, 7 người chết và mất tích
Khoảng 12 giờ 20 ngày 25/12, tàu QNa-0063 của Tiểu đoàn D70 (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, đóng tại xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), TP Hội An, Quảng Nam) chở 35 người gồm cán bộ chiến sĩ, 5 người dân và bí thư xã đảo Tân Hiệp từ đảo Cù Lao Chàm vào đất liền đã bị lật úp khi cách đất liền chưa đầy 1km làm 7 người chết và mất tích.
Tàu QNa-0063, phương tiện đi lại của đơn vị D70, do trung tá Phan Xuân Phương điều khiển chở tổng cộng 35 người, trong đó 11 sĩ quan (có cả tiểu đoàn trưởng và chính trị viên), 18 chiến sĩ của Tiểu đoàn D70, 5 người dân cùng ông Vương Quốc Hòa, Bí thư xã đảo Tân Hiệp. Khi đến cách bến tàu Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP Hội An) hơn 500m thì bị sóng đánh gãy bánh lái và lật úp xuống biển. Lúc đó, những người đang đi câu cá trên bờ phát hiện và cấp báo với Đồn biên phòng 260 đóng tại Cửa Đại.
Hàng chục tàu thuyền, mô tô nước và trực thăng đã được điều động tìm kiếm những người mất tích nhưng do sóng to gió lớn đã không tìm kiếm được nạn nhân. Cuộc tìm kiếm kéo dài 04 ngày sau đó mới kết thúc, lúc này thi thể các nạn nhân mới được tìm thấy.
6. Hai tàu hàng đâm nhau, 5 thuyền viên bị chết và mất tích
Vụ tai nạn nghiêm trọng này xảy ra vào rạng sáng 06/4 tại vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) khiến một tàu hàng cùng 8.000 lít dầu bị chìm, một tàu bị móp, 5 thuyền viên bị chết và mất tích.
Vào thời điểm trên, tàu hàng Bình Minh 28 đang chở clinker từ Thanh Hóa đi An Giang đụng phải tàu Phúc Hải 05 đang hành trình từ Indonesia về Đà Nẵng khiến tàu Bình Minh chìm ngay tại chỗ.
Sau khi nhận được thông tin, Giám đốc Trung tâm cứu hộ cứu nạn và tìm kiếm hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) đã chỉ đạo tàu SAR 412 lập tức lên đường làm nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn.
7. Tai nạn trên sông, 2 người chết, 1 người mất tích
Vụ tai nạn trọng xảy ra giữa sà lan chở đá và tàu chở container Medbaykal (quốc tịch Cộng hòa Cyprus) vào ngày 23/9, trên sông Lòng Tàu (vịnh Gành Rái, cách Vũng Tàu 10 hải lý).
Hậu quả làm anh Nguyễn Tấn Việt (27 tuổi, quê Long An, thuyền trưởng sà lan) mất tích, chị Hảo (vợ anh Việt) cùng cháu gái Nguyễn Thảo Nguyên (1 tuổi, con anh Việt - chị Hảo) chết ngạt trong cabin của sà lan.
Theo điều tra ban đầu, vụ va chạm làm sà lan chở đá của anh Việt chìm khá nhanh, chị Hảo và cháu Nguyên đang ngủ trong cabin chìm theo. Khi xảy ra va chạm, trên sà lan còn có hai thuyền viên khác nhưng họ đã kịp nhảy xuống sông và được một ghe cá cứu
8. Tàu Vinalines Queen cùng 22 thuyền viên bị chìm, 1 người sống sót
Tàu Vinalines Queen cùng 23 thuyền viên vận chuyển 54.400 tấn quặng Nikel từ Indonesia sang Trung Quốc. Đến ngày 25/12, trong gió cấp 8-9, tàu thông báo nghiêng trái 20 độ, chưa rõ nguyên nhân. Thuyền trưởng chuyển hướng về vị trí an toàn gần Philippines rồi mất liên lạc, do nghiêng trái quá lớn kết hợp với sóng to, Vinalines Queen bị chìm.
Chiều 26/12, thông tin Vinalines Queen mất tích cùng 23 thuyền viên được phát đi. Lực lượng cứu hộ Việt Nam và các nước Đài Loan, Nhật Bản… đã huy động phương tiện để tiến hành cứu hộ, nhưng vẫn không thấy tung tích.
Đến sáng 30/12, anh Đậu Ngọc Hùng, thủy thủ trên tàu Vinalines Queen bị chìm đã được tàu của Anh cứu vớt. 22 thuyền viên còn lại hiện vẫn chưa có thêm thông tin.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết: “Tàu Vinalines Queen chính thức bị chìm lúc 7h ngày 25/12, tại khu vực cách vị trí tọa độ đã xác định trước khi tàu mất liên lạc là 350km”.
Đó là 8 trong số rất nhiều sự vụ chìm, đắm tàu thuyền xảy ra trong năm vừa qua. Một sự việc có rất nhiều nguyên nhân, dù nguyên nhân khách quan có sự tác động nhưng những nguyên nhân chủ quan vẫn là cơ bản, do đó, việc khắc phục nguyên nhân chủ quan, chủ động trong công tác phòng chống là việc cần làm ngay trong thời gian tới.
1. 12 du khách tử nạn trong vụ chìm tàu ở Hạ Long
Sự việc diễn ra vào ngày 17/2, khi tàu du lịch mang số hiệu QN5198 của công ty TNHH Trường Hải nghỉ qua đêm trên đảo Ti-tốp (Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh) thì bị đắm, khiến 12 du khách thiệt mạng trong đó có 10 người nước ngoài.
Nguyên nhân chủ yến dẫn đến vụ đắm tàu là do Đỗ Văn Thắng (22 tuổi, máy trưởng) khi tắt máy tàu đã không đóng các van ở ống thông sông lấy nước hai bên mạn tàu, vì thế đầu nối đường ống kim loại ra bơm chung bị bung, dẫn đến nước chảy vào khoang buồng máy.
Chìm tàu trên Vịnh Hạ Long. |
Trong khi đó, thuyền trưởng cũng như các thuyền viên đã bỏ trực đêm, khi nước tràn vào làm tàu gần đắm mới phát hiện và không kịp xử lý.
Sau khi vào cuộc điều tra, CA tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Minh, (thuyền trưởng tàu Trường Hải 06 22 tuổi, ở Trung Dũng, Tiên Lữ, Hưng Yên) và Đỗ Văn Thắng, máy trưởng.
Sau khi vào cuộc điều tra, CA tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Minh, (thuyền trưởng tàu Trường Hải 06 22 tuổi, ở Trung Dũng, Tiên Lữ, Hưng Yên) và Đỗ Văn Thắng, máy trưởng.
2. 16 người chết trong vụ chìm tàu Dìn Ký
16 người trong đó có nhiều trẻ em đã bị nhấn chìm xuống dòng sông cùng chiếc du thuyền mang số hiệu 72K BD-0394, thuộc Khu du lịch xanh Dìn Ký, chi nhánh Cầu Ngang (xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) vào ngày 20/5.
Chiếc du thuyền trên đang chở 50 khách tổ chức sinh nhật cho con trai giám đốc Quách Lương Tài (40 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, GĐ Công ty Lan Anh), bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn, khi trở về cách bờ khoảng 100m thì tàu chao đảo, lật ngang và chìm hẳn xuống sông.
Vụ chìm tàu Dìn Ký. |
11 tiếng sau đó, lực lượng cứu hộ mới xác định được vị trí thuyền. Sau nhiều giờ tiếp cận, thợ lặn đã phá cửa sổ khoang tàu và đưa 15 thi thể lên bờ, trong đó có 9 người trong gia đình anh Tài. Sáng 23/5, thi thể bé trai 9 tuổi mới được tìm thấy trong buồng máy của chiếc tàu chìm. Cơ quan công an đã khởi tố những người có liên quan để tiến hành điều tra.
Nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu Dìn Ký bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan: cách thiết kế tàu sai quy định; tàu hết hạn đăng kiểm; lái tàu không có giấy phép hành nghề và thời tiết lúc đó quá xấu...
Nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu Dìn Ký bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan: cách thiết kế tàu sai quy định; tàu hết hạn đăng kiểm; lái tàu không có giấy phép hành nghề và thời tiết lúc đó quá xấu...
3. Lật đò trên sông Đà, 5 người chết đuối
Ngày 04/8, tại Km57 tỉnh lộ 127, thuộc địa bàn xã Mường Mô, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã xảy ra một vụ lật thuyền trên sông Đà làm 5 người trong cùng một gia đình mất tích.
Một chiếc thuyền gỗ gắn máy nổ 8 mã lực, chở một gia đình có 10 người (gồm bố mẹ và 8 người con) đi từ xã Tà Tổng (huyện Mường Tè) vượt qua sông Đà sang tỉnh lộ 127 về quê ở Lai Châu chơi.
Người thân đi tìm thi thể vụ chiìm thuyền trên Sông Đà. |
Khi thuyền ra đến giữa sông, máy đẩy bất ngờ bị gãy chân vịt, khiến thuyền mất lái, trôi vào xoáy thác nước và lật nhào. Người bố và 4 người con may mắn thoát nạn; người mẹ và 4 người con còn lại bị xoáy nước nhấn chìm.
Được biết, người điều khiển chiếc thuyền Lưu Hiểu Dũng, ở bản Mường Mô, xã Mường Mô huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu mới 15 tuổi và chưa có giấy phép lái đò.
4. Chìm nhà hàng nổi, 200 người may mắn thoát chết
Khoảng 18h30 ngày 8/1/2011, tiệc tất niên của Ngân hàng An Bình (ABBank) gồm 220 người diễn ra tại nhà hàng nổi làng du lịch Mỹ Khánh, ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đột ngột bị chìm xuống sông Cần Thơ.
Được biết, người điều khiển chiếc thuyền Lưu Hiểu Dũng, ở bản Mường Mô, xã Mường Mô huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu mới 15 tuổi và chưa có giấy phép lái đò.
4. Chìm nhà hàng nổi, 200 người may mắn thoát chết
Khoảng 18h30 ngày 8/1/2011, tiệc tất niên của Ngân hàng An Bình (ABBank) gồm 220 người diễn ra tại nhà hàng nổi làng du lịch Mỹ Khánh, ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đột ngột bị chìm xuống sông Cần Thơ.
Sự cố xảy ra khi cán bộ, nhân viên và khách mời của Ngân hàng tổ chức bốc thăm trúng thưởng, một tiết mục hào hứng của buổi tiệc tất niên. Rất may tất cả hành khách tham dự trên tàu đã may mắn sống sót.
Nhà nổi bị chìm tại Cần Thơ. |
Được biết, nguyên nhận vụ chìm tàu là do khi phát quà, giao lưu, nhiều thực khách đã dồn về một phía khiến nước tràn vào một trong các phao nổi đặt bên dưới nhà hàng.
Khi nhân viên nhà hàng thông báo nước tràn vào các phao và nhà hàng đang chìm, hàng trăm thực khách trên tầng một đổ dồn về phía có một cầu thang duy nhất ở cuối nhà hàng, nước lập tức tràn vào các phao khác làm nhà hàng chìm nhanh hơn.
5. Chìm tàu ở Quảng Nam, 7 người chết và mất tích
Khoảng 12 giờ 20 ngày 25/12, tàu QNa-0063 của Tiểu đoàn D70 (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, đóng tại xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), TP Hội An, Quảng Nam) chở 35 người gồm cán bộ chiến sĩ, 5 người dân và bí thư xã đảo Tân Hiệp từ đảo Cù Lao Chàm vào đất liền đã bị lật úp khi cách đất liền chưa đầy 1km làm 7 người chết và mất tích.
Người dân thao thức chờ tin cứu nạn người bị nạn. |
Tàu QNa-0063, phương tiện đi lại của đơn vị D70, do trung tá Phan Xuân Phương điều khiển chở tổng cộng 35 người, trong đó 11 sĩ quan (có cả tiểu đoàn trưởng và chính trị viên), 18 chiến sĩ của Tiểu đoàn D70, 5 người dân cùng ông Vương Quốc Hòa, Bí thư xã đảo Tân Hiệp. Khi đến cách bến tàu Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP Hội An) hơn 500m thì bị sóng đánh gãy bánh lái và lật úp xuống biển. Lúc đó, những người đang đi câu cá trên bờ phát hiện và cấp báo với Đồn biên phòng 260 đóng tại Cửa Đại.
Hàng chục tàu thuyền, mô tô nước và trực thăng đã được điều động tìm kiếm những người mất tích nhưng do sóng to gió lớn đã không tìm kiếm được nạn nhân. Cuộc tìm kiếm kéo dài 04 ngày sau đó mới kết thúc, lúc này thi thể các nạn nhân mới được tìm thấy.
6. Hai tàu hàng đâm nhau, 5 thuyền viên bị chết và mất tích
Vụ tai nạn nghiêm trọng này xảy ra vào rạng sáng 06/4 tại vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) khiến một tàu hàng cùng 8.000 lít dầu bị chìm, một tàu bị móp, 5 thuyền viên bị chết và mất tích.
Nạn nhân thiệt mạng được cứu hộ đưa vào bờ. |
Vào thời điểm trên, tàu hàng Bình Minh 28 đang chở clinker từ Thanh Hóa đi An Giang đụng phải tàu Phúc Hải 05 đang hành trình từ Indonesia về Đà Nẵng khiến tàu Bình Minh chìm ngay tại chỗ.
Sau khi nhận được thông tin, Giám đốc Trung tâm cứu hộ cứu nạn và tìm kiếm hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) đã chỉ đạo tàu SAR 412 lập tức lên đường làm nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn.
7. Tai nạn trên sông, 2 người chết, 1 người mất tích
Vụ tai nạn trọng xảy ra giữa sà lan chở đá và tàu chở container Medbaykal (quốc tịch Cộng hòa Cyprus) vào ngày 23/9, trên sông Lòng Tàu (vịnh Gành Rái, cách Vũng Tàu 10 hải lý).
Hậu quả làm anh Nguyễn Tấn Việt (27 tuổi, quê Long An, thuyền trưởng sà lan) mất tích, chị Hảo (vợ anh Việt) cùng cháu gái Nguyễn Thảo Nguyên (1 tuổi, con anh Việt - chị Hảo) chết ngạt trong cabin của sà lan.
Theo điều tra ban đầu, vụ va chạm làm sà lan chở đá của anh Việt chìm khá nhanh, chị Hảo và cháu Nguyên đang ngủ trong cabin chìm theo. Khi xảy ra va chạm, trên sà lan còn có hai thuyền viên khác nhưng họ đã kịp nhảy xuống sông và được một ghe cá cứu
8. Tàu Vinalines Queen cùng 22 thuyền viên bị chìm, 1 người sống sót
Tàu Vinalines Queen cùng 23 thuyền viên vận chuyển 54.400 tấn quặng Nikel từ Indonesia sang Trung Quốc. Đến ngày 25/12, trong gió cấp 8-9, tàu thông báo nghiêng trái 20 độ, chưa rõ nguyên nhân. Thuyền trưởng chuyển hướng về vị trí an toàn gần Philippines rồi mất liên lạc, do nghiêng trái quá lớn kết hợp với sóng to, Vinalines Queen bị chìm.
Chiều 26/12, thông tin Vinalines Queen mất tích cùng 23 thuyền viên được phát đi. Lực lượng cứu hộ Việt Nam và các nước Đài Loan, Nhật Bản… đã huy động phương tiện để tiến hành cứu hộ, nhưng vẫn không thấy tung tích.
Vị trí tàu Vinalines Queen mất tích. |
Đến sáng 30/12, anh Đậu Ngọc Hùng, thủy thủ trên tàu Vinalines Queen bị chìm đã được tàu của Anh cứu vớt. 22 thuyền viên còn lại hiện vẫn chưa có thêm thông tin.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết: “Tàu Vinalines Queen chính thức bị chìm lúc 7h ngày 25/12, tại khu vực cách vị trí tọa độ đã xác định trước khi tàu mất liên lạc là 350km”.
Đó là 8 trong số rất nhiều sự vụ chìm, đắm tàu thuyền xảy ra trong năm vừa qua. Một sự việc có rất nhiều nguyên nhân, dù nguyên nhân khách quan có sự tác động nhưng những nguyên nhân chủ quan vẫn là cơ bản, do đó, việc khắc phục nguyên nhân chủ quan, chủ động trong công tác phòng chống là việc cần làm ngay trong thời gian tới.
Đại Minh - Đại Trí
Bình luận