(VTC News) – Sở hữu vị trí “đất vàng”, 2 dự án mới được “cởi trói” nhưng liệu Tập đoàn Tân Hoàng Minh có nắm lấy cơ hội và thay đổi thế cờ thị trường?
Hé lộ nguyên nhân “đắp chiếu”
Sau loạt bài phản ánh về hàng loạt dự án của Tân Hoàng Minh nằm “đắp chiếu” trong suốt một thời gian dài, cùng với những nghi vấn về vấn đề tài chính. Mới đây, chủ đầu tư dự án đã lên tiếng và khẳng định, nguyên nhân khiến dự án chậm triển khai là do các vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý.
Cụ thể, dự án D'. San Raffles tọa lạc trên mảnh đất vàng tại số 22-24 phố Hàng Bài, 25-27 phố Hai Bà Trưng, Hà Nội. Dự án do Công ty CP Thời đại mới T&T thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh là chủ đầu tư. Dự án này được giao đất từ 19/7/2011 theo Quyết định số 3362.
Dự án có 6 tầng hầm, 8 tầng nổi và 1 tầng mái, tổng diện tích sàn xây dựng trên 40.000 mét vuông, là loại hình căn Trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp và nhà ở hạng sang.
Dự án này từng nổi đình đám về “kỷ lục” đền bù, giải phóng mặt bằng khi có hộ dân đưa ra mức giá đền bù… 1 tỷ đồng/m2.
Theo thông tin từ đại diện Tân Hoàng Minh, dự án này mới động thổ ngày 5/8/2013. Theo kế hoạch, dự án sẽ được bắt đầu xây dựng vào quý IV năm 2014, hiện công trình đã được thi công cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc.
Lý giải về nguyên nhân chậm tiến độ tại dự án này chủ đầu tư cho biết: “Đến ngày 07/04/2014 chúng tôi mới được cấp phép quy hoạch. Từ đó đến nay, chúng tôi đang tiến hành xin phê duyệt tổng mặt bằng, sau đó mới xin giấy phép xây dựng vì vậy dù mong muốn nhưng Tập đoàng Tân Hoàng Minh cũng không thể triển khai sớm hơn 2014”.
Ngày 7/4/2014 vừa qua, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã cấp Giấy phép quy hoạch số 1217/GPQH thực hiện dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở để bán tại số 22 - 24 phố Hàng Bài và 25 - 27 phố Hai Bà Trưng.
Theo giấy phép này, khu đất có diện tích 4.073m2, mật độ xây dựng tối đa là 70%, với lớp công trình phía ngoài có chiều cao không quá 6 tầng và lớp công trình phía trong không quá 8 tầng.
Theo đánh giá của một số nhà tư vấn, với chiều cao và mật độ xây dựng này, chắc chắn chủ đầu tư sẽ khó có lợi nhuận nếu không nói là lỗ.
Tuy nhiên, đại diện Tân Hoàng Minh cho biết vẫn quyết tâm triển khai xây dựng trong năm 2014 ngay sau khi nhận được Giấy phép xây dựng. Hiện nay, chủ đầu tư đang tiến hành thủ tục xin cấp phép xây dựng.
Một dự án khác của Tân Hoàng Minh cũng mới được chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ là dự án D.’ Le Roi de Soleil (số 2 Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Nằm “bất động” trong suốt một thời gian dài, dự án này cũng khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi về khả năng triển khai dự án của chủ đầu tư.
Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil (công ty con của Tân Hoàng Minh) làm chủ đầu tư. Trước đây, Tân Hoàng Minh dự kiến sẽ xây dựng một tổ hợp khách sạn cao cấp kết hợp với văn phòng cho thuê.
Tuy nhiên, do tình hình thị trường ở những phân khúc này không thuận lợi nên Tân Hoàng Minh đã xin chuyển đổi mục đích dự án và ngày 24/4/2012, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 2997/UBND-TNMT, chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng công trình hỗn hợp và nhà ở để bán. Ngày 25/4/2013, Sở Quy hoạch – Kiến trúc có Quyết định số 2749/QĐ-QHKT, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu đất này.
Đến ngày 31/3/2014, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có văn bản số 1139/QHKT-P9, chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ của dự án này.
Theo đó, tổng diện tích đất nghiên cứu gần 9.185m2 trong đó, đất xây dựng dự án gần 8.046m2, diện tích mở đường quy hoạch gần 1.139m2 và diện tích xây dựng công trình là 4.046m2.
Phương án kiến trúc sơ bộ của dự án bao gồm một khối cao 8 tầng có chức năng dịch vụ công cộng và thương mại và 2 khối tháp cao 25 tầng với chức năng thương mại, nhà trẻ và 348 căn hộ. Ngoài ra, dự án có 5 tầng hầm với chức năng để xe, phụ trợ kỹ thuật và trung tâm thương mại.
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh cho biết, doanh nghiệp đã và đang rất nỗ lực hoàn thiện các thủ tục còn lại để có thể khởi công xây dựng cả dự án D.’ Sans Raffles và D.’ Le Roi de Soleil cuối quý 3, đầu quý 4.
Cơ hội nào cho Tân Hoàng Minh?
Việc 2 dự án “đất vàng” của Tân Hoàng Minh được cởi trói vào thời điểm thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm lên có phải là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp này.
Trước hết, có thể thấy từ đầu năm 2014, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu ấm lên rõ rệt. Hàng loạt các dự án được ồ ạt mở bán, lượng giao dịch của các dự án này đều khá tốt.
Theo Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2.300 giao dịch thành công. Riêng quý I/2014 có trên 1.500 giao dịch, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Đặc biệt, tại Hà Nội, giá nhà trong 4 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu chững, không giảm tiếp, thậm chí một số dự án có vị trí tốt, diện tích nhỏ giá có xu hướng tăng nhẹ.
Thứ hai, từ đầu năm 2014, phân khúc bất động sản cao cấp đã “nóng” trở lại với hàng loạt dự án mở bán. Nhiều dự án đã xuất hiện tiền chênh.
Phân tích thị trường như vậy để thấy rằng việc cởi trói cho 2 dự án thuộc phân khúc bất động sản cao cấp của Tân Hoàng Minh vào thời điểm này rõ ràng là một thời cơ tốt.
Nếu cách đây 2 năm, việc phát triển phân khúc bất động sản cao cấp được cho là “lệch hướng” do thị trường chủ yếu tập trung vào phân khúc bất động sản giá rẻ, thì nay việc thị trường quay trở lại phân khúc này là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp.
Cũng cần phải nói thêm, sở dĩ thời gian vừa qua các dự án bất động sản thuộc phân khúc này “đắt hàng” bởi lẽ người mua nhận thấy quỹ đất nội đô, trung tâm Hà Nội đã gần như “cạn”. Chính vì vậy, nhiều dự án sau khi đưa ra mức giá thăm dò thị trường đầu tiên đã liên tục tăng giá trong những lần mở bán sau.
Các dự án của Tân Hoàng Minh có ưu thế là đều sở hữu những vị trí “đất vàng”, thậm chí đều là những khu đất “mơ ước” của không ít chủ đầu tư tại Hà Nội. Vì vậy, nếu chủ đầu tư triển khai tốt, tiến độ nhanh, thì có thể đây sẽ lại là những dự án “hot” tại thị trường Hà Nội.
Ngọc Vy
Hé lộ nguyên nhân “đắp chiếu”
Sau loạt bài phản ánh về hàng loạt dự án của Tân Hoàng Minh nằm “đắp chiếu” trong suốt một thời gian dài, cùng với những nghi vấn về vấn đề tài chính. Mới đây, chủ đầu tư dự án đã lên tiếng và khẳng định, nguyên nhân khiến dự án chậm triển khai là do các vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý.
Căn hộ đế vương của Tân Hoàng Minh |
Dự án có 6 tầng hầm, 8 tầng nổi và 1 tầng mái, tổng diện tích sàn xây dựng trên 40.000 mét vuông, là loại hình căn Trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp và nhà ở hạng sang.
Dự án này từng nổi đình đám về “kỷ lục” đền bù, giải phóng mặt bằng khi có hộ dân đưa ra mức giá đền bù… 1 tỷ đồng/m2.
Theo thông tin từ đại diện Tân Hoàng Minh, dự án này mới động thổ ngày 5/8/2013. Theo kế hoạch, dự án sẽ được bắt đầu xây dựng vào quý IV năm 2014, hiện công trình đã được thi công cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc.
Lý giải về nguyên nhân chậm tiến độ tại dự án này chủ đầu tư cho biết: “Đến ngày 07/04/2014 chúng tôi mới được cấp phép quy hoạch. Từ đó đến nay, chúng tôi đang tiến hành xin phê duyệt tổng mặt bằng, sau đó mới xin giấy phép xây dựng vì vậy dù mong muốn nhưng Tập đoàng Tân Hoàng Minh cũng không thể triển khai sớm hơn 2014”.
Ngày 7/4/2014 vừa qua, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã cấp Giấy phép quy hoạch số 1217/GPQH thực hiện dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở để bán tại số 22 - 24 phố Hàng Bài và 25 - 27 phố Hai Bà Trưng.
Theo giấy phép này, khu đất có diện tích 4.073m2, mật độ xây dựng tối đa là 70%, với lớp công trình phía ngoài có chiều cao không quá 6 tầng và lớp công trình phía trong không quá 8 tầng.
Theo đánh giá của một số nhà tư vấn, với chiều cao và mật độ xây dựng này, chắc chắn chủ đầu tư sẽ khó có lợi nhuận nếu không nói là lỗ.
Tuy nhiên, đại diện Tân Hoàng Minh cho biết vẫn quyết tâm triển khai xây dựng trong năm 2014 ngay sau khi nhận được Giấy phép xây dựng. Hiện nay, chủ đầu tư đang tiến hành thủ tục xin cấp phép xây dựng.
Một dự án khác của Tân Hoàng Minh cũng mới được chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ là dự án D.’ Le Roi de Soleil (số 2 Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Nằm “bất động” trong suốt một thời gian dài, dự án này cũng khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi về khả năng triển khai dự án của chủ đầu tư.
Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil (công ty con của Tân Hoàng Minh) làm chủ đầu tư. Trước đây, Tân Hoàng Minh dự kiến sẽ xây dựng một tổ hợp khách sạn cao cấp kết hợp với văn phòng cho thuê.
Tuy nhiên, do tình hình thị trường ở những phân khúc này không thuận lợi nên Tân Hoàng Minh đã xin chuyển đổi mục đích dự án và ngày 24/4/2012, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 2997/UBND-TNMT, chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng công trình hỗn hợp và nhà ở để bán. Ngày 25/4/2013, Sở Quy hoạch – Kiến trúc có Quyết định số 2749/QĐ-QHKT, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu đất này.
Đến ngày 31/3/2014, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có văn bản số 1139/QHKT-P9, chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ của dự án này.
Theo đó, tổng diện tích đất nghiên cứu gần 9.185m2 trong đó, đất xây dựng dự án gần 8.046m2, diện tích mở đường quy hoạch gần 1.139m2 và diện tích xây dựng công trình là 4.046m2.
Phương án kiến trúc sơ bộ của dự án bao gồm một khối cao 8 tầng có chức năng dịch vụ công cộng và thương mại và 2 khối tháp cao 25 tầng với chức năng thương mại, nhà trẻ và 348 căn hộ. Ngoài ra, dự án có 5 tầng hầm với chức năng để xe, phụ trợ kỹ thuật và trung tâm thương mại.
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh cho biết, doanh nghiệp đã và đang rất nỗ lực hoàn thiện các thủ tục còn lại để có thể khởi công xây dựng cả dự án D.’ Sans Raffles và D.’ Le Roi de Soleil cuối quý 3, đầu quý 4.
Cơ hội nào cho Tân Hoàng Minh?
Việc 2 dự án “đất vàng” của Tân Hoàng Minh được cởi trói vào thời điểm thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm lên có phải là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp này.
Trước hết, có thể thấy từ đầu năm 2014, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu ấm lên rõ rệt. Hàng loạt các dự án được ồ ạt mở bán, lượng giao dịch của các dự án này đều khá tốt.
Theo Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2.300 giao dịch thành công. Riêng quý I/2014 có trên 1.500 giao dịch, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Đặc biệt, tại Hà Nội, giá nhà trong 4 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu chững, không giảm tiếp, thậm chí một số dự án có vị trí tốt, diện tích nhỏ giá có xu hướng tăng nhẹ.
Thứ hai, từ đầu năm 2014, phân khúc bất động sản cao cấp đã “nóng” trở lại với hàng loạt dự án mở bán. Nhiều dự án đã xuất hiện tiền chênh.
Phân tích thị trường như vậy để thấy rằng việc cởi trói cho 2 dự án thuộc phân khúc bất động sản cao cấp của Tân Hoàng Minh vào thời điểm này rõ ràng là một thời cơ tốt.
Nếu cách đây 2 năm, việc phát triển phân khúc bất động sản cao cấp được cho là “lệch hướng” do thị trường chủ yếu tập trung vào phân khúc bất động sản giá rẻ, thì nay việc thị trường quay trở lại phân khúc này là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp.
Cũng cần phải nói thêm, sở dĩ thời gian vừa qua các dự án bất động sản thuộc phân khúc này “đắt hàng” bởi lẽ người mua nhận thấy quỹ đất nội đô, trung tâm Hà Nội đã gần như “cạn”. Chính vì vậy, nhiều dự án sau khi đưa ra mức giá thăm dò thị trường đầu tiên đã liên tục tăng giá trong những lần mở bán sau.
Các dự án của Tân Hoàng Minh có ưu thế là đều sở hữu những vị trí “đất vàng”, thậm chí đều là những khu đất “mơ ước” của không ít chủ đầu tư tại Hà Nội. Vì vậy, nếu chủ đầu tư triển khai tốt, tiến độ nhanh, thì có thể đây sẽ lại là những dự án “hot” tại thị trường Hà Nội.
Ngọc Vy
Bình luận