• Zalo

Tân Hoa Xã: Đặc công nước Việt Nam thiện chiến nhất Đông Nam Á

Thế giớiThứ Tư, 11/06/2014 05:30:00 +07:00Google News

(VTC News) - Mục Quân sự của Tân Hoa Xã mới đăng bài viết về đặc công nước Việt Nam với đánh giá đây là lực lượng thiện chiến nhất Đông Nam Á.

(VTC News) - Mục Quân sự của Tân Hoa Xã mới đăng bài viết về đặc công nước Việt Nam với đánh giá đây là lực lượng thiện chiến nhất Đông Nam Á.

Bài viết của tác giả Uông Xuyên, được nói là chuyên viên Viện nghiên cứu chiến lược và nhiệm vụ quốc phòng của Trung Quốc.
Mở đầu bài viết, Uông Xuyên nói ‘sư đoàn người nhái’ trong lực lượng đặc công nước Việt Nam có thể áp sát chiến hạm đối phương trong phạm vi 3m đến 4m sau đó đặt thủy lôi rồi sau đó kích nổ. 
Đặc công nước Việt Nam được báo Trung Quốc nói là thiện chiến nhất Đông Nam Á 

Tác giả bài báo thêu dệt chi tiết mang đầy tính không tưởng về đặc công nước Việt Nam. Xin trích dịch một đoạn như sau: Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam dường như có đội ngũ người nhái mạnh nhất. Đặc biệt là sư đoàn người nhái 126 cực tinh nhuệ của lực lượng đặc công nước Việt Nam.
Mỗi thành viên của sư đoàn 126 có thể mang theo 500kg trọng tải phụ, lặn sâu xuống nước 50m và ‘không gây tiếng động’ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, hoặc họ có thể đào hố rồi tự ẩn mình trong cát, phủ lên những lớp ngụy trang khiến đối thủ không thể phát hiện.
Sự thành lập và địa vị của lực lượng người nhái cho thấy quốc gia này (Việt Nam) rất coi trọng và đầu tư lớn cho chủ quyền biển đảo.
Nhằm mục đích gì?
Chưa rõ Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước lớn nhất Trung Quốc đăng bài viết này nhằm mục đích gì. Tuy nhiên, hồi đầu tháng trước, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng trên Tân Hoa Xã, đã vu cho Việt Nam ‘đưa người nhái xuống nước’ ở khu vực Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam.

 
Như vậy, đã có cơ sở để nhận định, đằng sau bài phân tích này, Trung Quốc đang ẩn giấu âm mưu nào đó liên quan đến người nhái và giàn khoan.
 
Dịch Tiên Lương – Vụ phó Vụ Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, khi ở cự ly cách nhau khoảng 5m giữa tàu hai bên, Trung Quốc "phát hiện Việt Nam đưa nhiều người nhái xuống nước".

"Việt Nam thả lượng lớn lưới đánh cá, chướng ngại vật cỡ lớn khiến tàu thuyền Trung Quốc di chuyển khó khăn", Tân Hoa Xã, dẫn lời ông Dịch ngày 9/5.
Sáng 10/5, trả lời VTC News, Trung tá Đặng Hồng Quân, phụ trách công tác ban Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định thông tin về việc tàu Việt Nam thả lưới cỡ lớn, giăng mắc chướng ngại vật, đưa người nhái tấn công tàu Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt.

Như vậy, đã có cơ sở để nhận định, đằng sau bài phân tích này, Trung Quốc đang ẩn giấu âm mưu nào đó liên quan đến người nhái và giàn khoan.

>>Xem thêm: Trung Quốc nói người nhái Việt Nam giăng lưới, thả chướng ngại vật

6 đặc công tiêu diệt tàu sân bay Mỹ
Báo Trung Quốc nói trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước hồi thế kỷ trước, lực lượng đặc công nước Việt Nam có nhiệm vụ ngăn chặn lính Mỹ trên các ngả đường biển, sông, suối quan trọng.
Video: Trung Quốc mưu đồ dựng hiện trường giả trên biển

Mục tiêu tấn công của đặc công nước Việt Nam được Tân Hoa Xã mô tả là bao gồm tàu chiến, cầu phà, bến tàu và các căn cứ trên mặt nước, trên bờ của quân đội đối phương.
“Người nhái là thành phần cực quan trọng của đặc công nước. Họ sử dụng ống thở, thuyền nhỏ, hoặc sử dụng những thiết bị hô hấp đặc chủng để phục kích, gắn thiết bị nổ rồi sau đó hủy diệt mục tiêu”, Tân Hoa Xã viết.
 

‘Sư đoàn người nhái’ trong lực lượng đặc công nước Việt Nam có thể áp sát chiến hạm đối phương trong phạm vi 3m đến 4m sau đó đặt thủy lôi rồi sau đó kích nổ.
 
Tác giả Uông Xuyên nhắc tới trận đánh ngày 1/5/1964, khi đó 6 người nhái Việt Nam dùng thủy lôi từ tính làm nổ tung khoang máy của tàu sân bay ‘Card’ của Hải quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
20 phút sau, chiếc tàu tải trọng 15.000 tấn của hải quân Mỹ chìm nghỉm. Thống kê của Uông Xuyên cho rằng trong cả cuộc chiến, người nhái Việt Nam đã đánh chìm 1.000 tàu của hải quân Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn.
Theo Uông Xuyên, sư đoàn người nhái 126 được thành lập năm 1969, đây cũng là sư đoàn ra tiếp quản Trường Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sư đoàn này về sau được biết đến phổ biến với cái tên Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 126.
Uông Xuyên nói Lữ đoàn 126 được đầu tư cực lớn về tiền tài, con người và các trang bị chiến đấu hiện đại. Tuy nhiên, do không có thông tin gì về lực lượng đặc công Việt Nam, bài báo trên Tân Hoa Xã tiếp tục đưa ra những lý giải khá mơ hồ.
 VTC News trích dịch:
Lữ đoàn 126 được một số người cho là ‘con át chủ bài’ của Việt nam trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Một số thông tin nói lữ đoàn 126 có cơ sở huấn luyện ở giữ một ngon núi có sông lớn chảy qua. 
Trước đây, từng có báo cáo cho rằng Lữ đoàn 126 có hai trụ sở đặt tại Long An và Khánh Hòa, mỗi năm huấn luyện khoảng 30-50 người nhái đặc biệt tinh nhuệ.
Sau khi đưa ra một vài số liệu mà Uông Xuyên nói là ‘tài liệu báo cáo’ và ‘tài liệu được Việt Nam’ công khai, tác giả tự kết luận rằng ở TP.HCM còn có các trung đoàn người nhái 11A, 11B với nhiệm vụ phản gián.
Trang thiết bị, chiến thuật và kỹ năng của hai đội người nhái 11A, 11B được Uông Xuyên cho rằng ‘không kém gì đặc nhiệm hải quân SEAL của Mỹ’.
Video: Trung Quốc trơ trẽn vu cáo Việt Nam lên Liên Hợp Quốc
Huấn luyện khắc nghiệt
Bài báo của Trung Quốc viết tiếp về quá trình huấn luyện người nhái trong lực lượng đặc công nước Việt Nam: Người nhái được tuyển chọn vô cùng khắt khe. 
Thông thường, cứ 1.000 người mới lấy được 10 người, bình quân mỗi năm Lữ đoàn 126 chỉ tăng được 20-30 tân binh. 
Chiến sỹ đặc công Việt Nam 

Họ được coi là những tài năng đặc biệt trong quân đội Việt Nam, sở hữu khả năng tác chiến tầm xa trên mặt nước hoặc sâu dưới nước, được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất.
Theo báo cáo của Mỹ, năm 2004-2005, người nhái Việt nam nhận được 55 thiết bị nhìn đêm của Mỹ, được nhập khẩu qua đường ‘xách tay’.
Mang nửa tấn thiết bị lặn dưới nước (?!)
Tân Hoa Xã viết về chuyện huấn luyện của người nhái đặc công nước Việt Nam như sau:
Đây là quá trình huấn luyện khắc khổ nhất trong quân đội Việt Nam, mỗi người nhái ban đầu phải mang 200 kg thiết bị lặn dưới nước, sau khi đã thành thục, họ phải mang tổng cộng 500kg thiết bị.
Trong điều kiện xung quanh là màn đêm tối mù mịt, người nhái phải sử dụng những thiết bị đặc chủng để tìm hướng lặn. Do thủy triều mạnh, đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự tiêu hao thể năng rất lớn.
Trung Quốc nói đặc công nước Việt Nam được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại 

Người nhái còn phải trải qua khóa huấn luyện ‘bất động’ dưới nước, điều này giúp họ có thể tấn công những mục tiêu đặc biệt. 
Hiện tại, kỷ lục được ghi nhận là một người nhái có thể mang theo 500kg thiết bị và bất động dưới nước suốt 24 tiếng đồng hồ.
 

Họ được coi là những tài năng đặc biệt trong quân đội Việt Nam, sở hữu khả năng tác chiến tầm xa trên mặt nước hoặc sâu dưới nước, được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất.
 
Trong điều kiện mùa đông, nhiệt độ dưới nước chỉ khoảng 8-10 độ C, nhưng những người nhái Việt Nam vẫn phải tập bơi như bình thường. 
Sau khi rời khỏi mặt nước, màu da họ chuyển sang xanh thẫm hoặc trắng bợt, cơ miệng cũng mất khả năng cử động. 
Mỗi năm, những người nhái phải ba lần ra Biển Đông huấn luyện, mỗi đợt huấn luyện dã chiến như thế kéo dài 30-50 ngày.
Hiện tại, kỷ lục bơi liên tục trên mặt biển được ghi nhận là 48 tiếng đồng hồ. Việc bơi và lặn giúp người nhái sở hữu khả năng tác chiến hoàn hảo. 
Người nhái Việt Nam có khả năng thích nghi cực tốt trong điều kiện dòng hải lưu chảy xiết, dòng nước xoáy, họ thậm chí có thể đương đầu với sự tấn công cả mập. 
Khả năng ngụy trang của đặc công Việt Nam 

Thần kinh Tiền đình cũng là điều được đặc biệt chú trọng khi huấn luyện người nhái. Việc này giúp họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ với độ khó cao, duy trì thăng bằng, phương hướng trong điều kiện chịu nhiều tác động.
Vào mùa hè, người nhái Việt Nam được đưa đến những bãi cát để luyện giấu mình trong cát nóng bỏng. Khi vùi mình dưới lớp cát 35 độ C, thân nhiệt người nhái có thể lên đến mức 45 độ C.

Video: Trung Quốc điều thêm tàu chiến ra khu vực giàn khoantrái phép Hải Dương 981

Bài báo trên Tân Hoa Xã kết luận: Với sự huấn luyện khắc nghiệt, đặc công nước và người nhái Việt Nam có khả năng tác chiến cực cao, độc lập hoàn thành nhiệm vụ, giữ bí mật tuyệt đối. 
Có rất nhiều nhiệm vụ mà người nhái Việt Nam hoàn thành xuất sắc tới mức các đồng nghiệp đặc nhiệm hải quân Mỹ không sao hiểu nổi.
Không nghi ngờ gì nữa, người nhái là một trong những lực lượng được Việt Nam xây dựng rất kỹ nhằm chuẩn bị cho các cuộc xung đột trên biển trong tương lai.
Đài Phượng Hoàng của HongKong ngày 20/10/2012 đã có một chương trình tọa đàm với Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm này, có rất nhiều các ý kiến hiếu chiến, diều hâu.
Nhưng trên hết, các nhà nghiên cưú quân sự của Trung Quốc khẳng định, đừng chỉ đánh giá sức mạnh Việt Nam qua việc họ có bao nhiêu tàu sân bay, tàu ngầm, máy bay hiện đại. Họ có sức mạnh, và lực lượng đặc công nước mới là mối nguy hiểm hàng đầu với tàu chiến. Và trên hết, cần giải quyết mọi việc theo phương pháp hòa bình.

Phương Mai
Bình luận
vtcnews.vn