Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định bổ nhiệm PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) giữ chức hiệu trưởng trường này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký 8/5.
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh là cựu học sinh khối chuyên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, học đại học và làm nghiên cứu sinh tại Hungary. Ông bảo vệ tiến sĩ chuyên ngành Toán ứng dụng (Toán học Tính toán) năm 1998 tại Đại học Tổng hợp Budapest dưới sự hướng dẫn của GS. Katalin Balla. Ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận Phó giáo sư năm 2007.

PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng mới của Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, ông Linh làm nghiên cứu theo chương trình của Quỹ Alexander von Humboldt dành cho các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm tại Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Berlin (CHLB Đức), hợp tác với GS. Volker Mehrmann (hiện là Chủ tịch Hội Toán học Châu Âu).
Ông bảo vệ TSKH cũng tại Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Berlin năm 2014.
Từ tháng 11/2008 đến tháng 5/2014, PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh giữ chức vụ Trưởng Khoa Toán – Cơ - Tin học, Đại học Khoa học Tự nhiên. Từ tháng 5/2014 đến nay, ông là Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Từ tháng 8/2018, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (1)
Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng đến anh sinh xã hội, đề nghị các đại biểu Quốc hội cần sâu sát thực tế cuộc sống của người lao động và mối quan hệ trong xã hội hiện tại.
1. Người lao động nào cũng kỳ vọng sẽ được nhận lương hưu sau quá trình cống hiến cho xã hội công sức của mình.
2. Người lao động đều có nhu cầu sinh hoạt và được sống trong xã hội. Việc làm là nhu cầu để có thu nhập đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt và sống của người lao động.
3. Trong mối quan hệ kinh tế xã hội, sẽ có người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động có thể không có nhu cầu sử dụng lao động hoặc không đủ khả năng sử dụng lao động. Đến khi đó người lao động sẽ mất việc làm.
4. Khi mất việc làm họ vẫn có nhu cầu sinh hoạt và sống, đầu tiên là trợ cấp thất nghiệp, sau khi không còn trợ cấp thất nghiệp thì họ phải tìm việc làm khác để sống. Tuy nhiên sau nhiều năm làm việc, nguồn lực của bản thân suy giảm và họ khó có thể được nhận vào làm việc ( phần lớn các doanh nghiệp đều yêu cầu tuyển dụng với độ tuổi từ 20 - 35 tuổi, trừ một số ít ngành nghề có thể chấp nhận độ tuổi cao hơn ). Vì vậy những người có độ tuổi trên 35 tuổi sẽ có rất ít cơ hội việc làm.
5. Sau khi mất việc làm ở tuổi 40, không có khả năng tìm việc làm mới, họ mong muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần: để sinh hoạt và sống bằng cách sử dụng đồng tiền này mưu sinh cuộc sống, nếu không nhận được khoảng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ có rất ít cơ hội để chờ đủ tuổi về hưu để được hưởng lương hưu ( mặc dù đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm ).