• Zalo

Tấn công Syria: Chuyên gia Việt dự báo ra sao?

Thế giớiThứ Năm, 29/08/2013 12:41:00 +07:00Google News

(VTC News) - Chuyên gia của Thông tấn xã Việt Nam phân tích khả năng Mỹ cùng các nước đồng minh tấn công Syria và hệ lụy khi có sự hiện diện của Nga.

(VTC News) - Nhà báo Hoàng Minh Nga, Trưởng phòng tin Tham khảo Ban Thế giới, đồng thời là bình luận viên chính trị quốc tế TTXVNphân tích khả năng Mỹ cùng các nước đồng minh tấn công Syria và hệ lụy khi có sự hiện diện của Nga.

Nhà báo Hoàng Minh Nga 
Sau
 vụ việc được nói là do quân đội chính phủ Syria tấn công bằng vũ khí hóa học nổ ra hôm 21/8 vừa qua, một số hãng thông tấn phương Tây nói đây sẽ là cái cớ để Mỹ tấn công Syria.

Dự đoán về động thái của Mỹ trong thời gian tới, bà Hoàng Minh Nga nói:
Theo tôi từ nay cho tới khi cuộc điều tra vụ tấn công ngày 21/8 có kết quả rõ ràng,  giới chức Mỹ sẽ tiếp tục đưa ra những phát biểu gay gắt lên án hành vi sử dụng vũ khí hóa học và đe dọa chính quyền Damascus. 
Tôi nghĩ là nhằm hai mục đích: trước hết là người Mỹ cần tiếp tục lớn tiếng như vậy vì chính họ đã vạch ra giới hạn đỏ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. 
Cách đây một năm, Tổng thống Obama đã cam kết sẽ hành động quân sự nếu chính phủ vượt qua giới hạn đỏ, tức là sử dụng vũ khí hóa học. 
Thứ hai, những phát biểu này còn nhằm thuyết phục dư luận quốc tế ủng hộ một cuộc can thiệp quân sự một khi Mỹ tiến hành. 
Về mặt ngoại giao, Mỹ sẽ tham vấn với các quốc gia đồng minh để tìm kiếm một giải pháp cho cuộc chiến Syria. Song những cuộc trao đổi bí mật tiếp tục diễn ra giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc, đặc biệt là Nga, mới mang ý nghĩa quyết định cho việc tìm ra giải pháp cho vấn đề Syria. 
 

Mỹ sẽ tham vấn với các quốc gia đồng minh để tìm kiếm một giải pháp cho cuộc chiến Syria. Song những cuộc trao đổi bí mật tiếp tục diễn ra giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc, đặc biệt là Nga, mới mang ý nghĩa quyết định cho việc tìm ra giải pháp cho vấn đề Syria.
 
Còn về mặt quân sự, Mỹ sẽ tiếp tục phô trương lực lượng hải quân, không quân gần hải phận và không phận Syria. Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng Mỹ điều động nhân viên CIA tới Syria để chuẩn bị cho một cuộc can thiệp dưới mặt đất khi cần thiết.
- Truyền thông phương Tây những ngày qua nói nhiều đến cuộc tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Syria. Theo bà, điều này có xảy ra không và nếu có thì cụ thể khi nào?
Trong những ngày này, truyền thông nói rất nhiều đến một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria. Nhưng theo ý kiến của cá nhân tôi, có lẽ nên gọi đây là một cuộc dọa tấn công quân sự thì đúng hơn. 
Như tôi đã nói ở trên trong tình thế hiện nay, Mỹ bắt buộc phải đe dọa, phải có những động tác chuẩn bị cho chiến tranh. Song trên thực tế, Mỹ không có lý do gì để tấn công Syria mà trái lại có không ít lý do khiến họ khó có thể tấn công Syria. 
Thứ nhất, hành động quân sự, nếu được triển khai, sẽ dựa trên cơ sở pháp lý nào? Ngoại trưởng Anh William Hague khẳng định hôm 26/8 rằng nó có thể dựa trên yêu cầu khẩn thiết trong lĩnh vực nhân đạo và nỗi thống khổ của dân thường, phù hợp với luật quốc tế. Với cách lý giải này, quyết định can thiệp bằng quân sự của phương Tây có thể sẽ "vòng tránh" được Liên hợp quốc. 

quân đội mỹ, anh
Lực lượng liên quân Mỹ - Anh - Pháp đã áp sát Syria, sẵn sàng cho việc can thiệp quân sự 

Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh sẽ phải đối mặt với sức ép, buộc họ phải đưa ra những chứng cứ chi tiết về cơ sở pháp lý của hành động quân sự trên thực tế. 
Phải chăng đó sẽ là "bảo vệ dân thường" như năm 1999 khi NATO không kích Serbia? Hay dựa vào sự cần thiết phải ngăn chặn những hành động vi phạm các công ước quốc tế cấm sử dụng vũ khí hóa học? 
Thứ hai, Mỹ và đồng minh khẳng định rằng Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô phía Đông thủ đô Damascus hồi tuần trước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, họ chưa đưa ra bất cứ thông tin chi tiết nào như đây là loại khí độc nào? Số người thiệt mạng chính xác là bao nhiêu? Ai ra lệnh tấn công?  
Thứ ba, mục đích của hành động quân sự là gì? Giới chức Anh cho rằng đó sẽ là một chiến dịch chớp nhoáng nhằm ngăn chặn ông Assad tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học. Nhà Trắng cũng khẳng địch họ không có ý định tấn công để thay đổi chế độ tại Damas. 

Tàu sân bay Anh đã có mặt đợi lệnh tại khu vực 

Tuy nhiên, rõ ràng rằng cuộc không kích nhằm vào mục tiêu là căn cứ quân sự và trang thiết bị của quân chính phủ Syria cũng có thể giúp cán cân thực lực trên chiến trường nghiêng về phía phe đối lập nước này.  
Cuối cùng, chiến dịch không kích này sẽ đối mặt với những nguy cơ nào và đâu là hệ lụy do nó gây ra? Năm 2011, NATO khẳng định các loại vũ khí "thông minh" của họ đã đạt độ chính xác rất cao, và không gây ra thương vong cho dân thường.
Tuy nhiên, những nguy cơ mà phương Tây có thể phải đối mặt ở Syria khác hoàn toàn với Libya. Ông Assad vẫn nhận được sự trợ giúp từ phía Iran, và có thể cả Nga. 
 

Những nguy cơ mà phương Tây có thể phải đối mặt ở Syria khác hoàn toàn với Libya. Ông Assad vẫn nhận được sự trợ giúp từ phía Iran, và có thể cả Nga.
 
Vì thế, bất cứ chiến dịch quân sự nào chống Syria cũng có thể "chọc giận" các đồng minh của ông Assad, kích động những cuộc tấn công trả đũa của Hezbollah vốn thề quyết tử với quân nổi dậy Syria.

Tuy nhiên, vẫn không thể loại trừ hoàn toàn khả năng nổ ra một cuộc can thiệp quân sự vào Syria trong nay mai. 
Bởi lẽ dù cho là chính quyền Damas hay quân nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học, nếu Mỹ không thực hiện cam kết hành động một khi Syria vượt qua giới hạn đỏ về vũ khí hóa học, nước này sẽ bị các đối thủ, như Iran chẳng hạn, chê là yếu kém. 
- Thưa bà, hiện nay dư luận rất quan tâm việc Mỹ có tự ý can thiệp, 'bỏ qua' Liên hợp quốc hay không khi mà 4 tàu khu trục tên lửa đã chờ sẵn ở Địa Trung Hải và Syria bị cho là đã vượt qua "lằn ranh đỏ" của ông Obama đưa ra?
Lịch sử cho thấy Mỹ đã hơn một lần tự ý can thiệp vào một quốc gia nào đó, mà không cần sự chấp thuận của Liên hợp quốc. 
Tôi nghĩ lần này cũng vậy. Mỹ sẽ tấn công Syria nếu họ cho là thực sự cần thiết, bất luận Liên hợp quốc đồng ý hay không.
Tuy nhiên, tôi cho rằng Mỹ có thể tấn công Syria mà không cần sự chấp thuận công khai của Liên hợp quốc, nhưng khó có thể thiếu một thỏa thuận ngầm nào đó với Nga.
- Nếu có sự can thiệp quân sự vào Syria thì phản ứng của Nga sẽ như thế nào khi Ngoại trưởng Nga đã đưa ra lời cảnh báo với người đồng cấp Mỹ về ‘thảm họa’ có thể xảy ra?
Trong thời gian trước mắt, Nga sẽ tiếp tục dùng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn Mỹ lôi kéo sự ủng hộ của Liên hợp quốc cho một hành động quân sự. 
Tuy nhiên, nếu như Mỹ cùng các đồng minh lặp lại kịch bản Nam Tư, tức là tấn công Syria mà không cần sự chấp thuận của Hội đồng bảo an thì có lẽ về ngắn hạn Nga sẽ không hành động gì nhiều ngoài những tuyên bố lên án Mỹ, giống như những gì đã diễn ra hồi năm 1999.
>>> Mỹ tấn công quân sự Syria: Tướng Cương phân tích
Hơn nữa, về mặt chính trị, Nga và Syria không có hiệp ước phòng thủ chung nên Matxcơva cũng không có trách nhiệm phải bảo vệ Syria. 
Tuy nhiên, về lâu dài có lẽ Nga sẽ không khoanh tay đứng nhìn Mỹ và các đồng minh hành động ở Syria bởi lẽ Nga có nhiều sáng kiến hợp tác có thể bị gián đoạn nếu nổ ra một cuộc tấn công quân sự vào Syria. 
 

Theo tôi, khả năng Mỹ tấn công Syria trong tuần này là rất thấp, chính quyền Obama sẽ thực hiện kế hoạch của mình sau khi nhóm điều tra có kết luận chính thức về vụ tấn công ngày 21/8 vừa qua, tức là có thể trong tuần tới.
 
Do đó, có thể Nga sẽ có những hành vi trả đũa như gây khó dễ cho các chiến dịch của NATO tại Afghanistan hay phá vỡ những lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt với chính quyền Iran để trả đũa việc Mỹ tấn công Syria.

Theo tôi, khả năng Mỹ tấn công Syria trong tuần này là rất thấp, chính quyền Obama sẽ thực hiện kế hoạch của mình sau khi nhóm điều tra có kết luận chính thức về vụ tấn công ngày 21/8 vừa qua, tức là có thể trong tuần tới.

Bên cạnh việc chờ kết quả điều tra, Mỹ cũng sẽ can thiệp vào Hội đồng bảo an LHQ để không đưa ra được nghị quyết chính thức về Syria, khi đó Mỹ có thể tân công mà không cần sự chấp thuận của HĐBA như tôi đã nói ở trên.
- Hãng thông tấn RT của Nga nói Anh rất sẵn sàng tham gia vào nhóm các nước sẽ can thiệp quân sự vào Syria, vậy ngoài Mỹ và Anh, liệu những nước nào có khả năng gia nhập nhóm này?
Một liên minh chống Syria có lẽ sẽ bao gồm ba nước đóng vai trò chủ đạo - Anh, Mỹ và Pháp. Ngoài ra liên minh này có thể có thêm một số nước khác, trong đó đáng chú ý nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. 
Bộ Ngoại giao nước này đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Anh William Hague rằng hoàn toàn có thể xử lý vấn đề vũ khí hóa học ở Syria mà không cần sự đồng thuận trong Hội đồng bảo an. 
Ankara cho biết hiện có 37 quốc gia đang thảo luận các biện pháp thay thế Hội đồng bảo an. Theo tôi, nếu xảy ra một cuộc tấn công thì ngồi trên 'ghế lái' sẽ là Anh, Mỹ, Pháp. 
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng vai trò cung cấp bàn đạp. Còn sự tham gia của các nước khác có lẽ chỉ là sự ủng hộ về mặt tinh thần.
- Thưa bà, lâu nay luôn có tin đồn nói Syria sử dụng vũ khí của Nga. Nếu Mỹ tấn công quân sự thì khả năng chống trả của Syria sẽ thế nào?
Theo nguồn tin tình báo Mỹ, Syria có một lực lượng quân đội hùng hậu với 330.000 binh lính và rất nhiều vũ khí hiện đại do Nga và Iran cung cấp. 
Syria được cho là đang có trong tay khoảng 900 hệ thống tên lửa phòng không, 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm và khoảng 400 tiêm kích các loại. 
Nước này cũng có 48 hệ thống phòng không S-200 Angara với khả năng chống nhiễu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, quốc gia Trung Đông này còn có các hệ thống phòng không Pantsir-S1.

Trong số 400 tiêm kích của Syria, có 60 máy bay MiG-29 đời cuối và 30 tiêm kích đánh chặn MiG-25. 
Do đó, không có gì phải hoài nghi trước phát biểu của Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem hôm 28/7 rằng Syria  sẽ tự vệ bằng mọi nguồn lực sẵn có trong trường hợp Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào họ. 
Rõ ràng rằng với những vũ khí lợi hại mua của Nga, Syria có lý do để tự tin rằng nhiều cường quốc phải trả giá đắt nếu quyết tâm gây chiến. 
 

Rõ ràng rằng với những vũ khí lợi hại mua của Nga, Syria có lý do để tự tin rằng nhiều cường quốc phải trả giá đắt nếu quyết tâm gây chiến.
 
Gần đây trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, Tổng thống Assad còn nói rằng nếu đánh Syria Mỹ sẽ vấp phải một Việt Nam thứ hai. 
Tuy nhiên, tuyên bố là một chuyện còn khi bước vào trận chiến thực sự thì mới có thể biết được Syria có thể phát huy đến mức nào những sức mạnh quân sự của mình trước những vũ khí cực kỳ tối tân của Mỹ cùng các đồng mình. 
Ngoài ra, yếu tố đoàn kết dân tộc, bên cạnh vũ khí tối tân, là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một cuộc chiến chống lại sự xâm lược của bên ngoài. 
- Căng thẳng lần này có ảnh hưởng gì đến các hợp đồng bán hệ thống tên lửa S-300 của Nga cho Syria đã bị tạm hoãn không?
 Để bổ sung sức mạnh cho lưới lửa phòng không của mình, Syria đã đặt mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 2011 với giá 1 tỷ USD. Nếu S-300 xuất hiện trong biên chế của quân đội Syria, sức mạnh phòng không của nước này sẽ lên một tầm cao mới. 
Do đó, chắc chắn Mỹ sẽ phải tính lại phương án tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, đầu tháng này, công ty sản xuất S-300 cho Syria đã tuyên bố hoãn lại kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho Syria đến tháng 6/2014 mặc dù đã sản xuất xong. 

quân nổi dậy
Binh sĩ nổi dậy và súng RPG ở Aleppo 

Việc hoãn giao S-300 cho Syria cũng tương tự như việc Nga chưa vội chuyển 12 chiến đấu cơ MiG-29. Theo lời giới chức Nga thì việc hoãn chuyển giao này sẽ có lợi cho Syria vì S-300 xuất hiện sẽ gây tác động chính trị rất lớn trong khu vực. 
Trong bối cảnh Syria có nguy cơ đang phải đối diện với một cuộc không kích quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo, ông Assad chắc hẳn đang rất muốn có S-300. 

quân nổi dậy
Binh sĩ nổi dậy Syria cầm AK di chuyển trên đường phố 

Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên một cuộc can thiệp quân sự vào Syria có lẽ sẽ chỉ diễn ra khi mà giữa các bên liên quan có một thỏa thuận ngầm nào đó. Và như vậy, thì có lẽ Nga sẽ không chuyển giao cho ông Assad hệ thống S-300.
- Dư luận lo ngại về khả năng xảy ra Thế chiến III khi mà vẫn có hải quân Nga hiện diện ở Tartus, Syria. Bà đánh giá thế nào về khả năng này?
Trong những tình huống như thế này, các cường quốc liên quan như Mỹ và Nga đương nhiên phải có sẵn sàng các phương án tấn công, phải triển khai binh lực ở chừng mực nào đó để phô trương sức mạnh. 
Tuy nhiên, có tấn công hay không lại là quyết định chính trị. Hai quyết định này không phải lúc nào cũng trùng khớp, và quyết định chính trị mới mang tính quyết định. Còn động thái quân sự nhiều khi chỉ mang tính chất răn đe. 
Xét theo các cuộc chiến Nam Tư, Iraq rồi gần đây nhất là Libya, tôi cho rằng việc hải quân Nga hiện diện ở Syria, còn hải quân Mỹ và các đồng minh hiện diện ở các vùng biển gần đó không có nghĩa là những dấu hiệu về Thế chiến III.

Tùng Đinh(Thực hiện)

Bình luận
vtcnews.vn