Tân binh Panama đã có một hiệp đấu xuất sắc trước Bỉ ở trận ra quân World Cup 2018 song không thể giữ sạch lưới trong hiệp 2 và phải nhận thất bại chung cuộc 0-3.
Kết thục trận đấu có một hình ảnh rất đẹp đọng lại trong lòng người xem là cảnh các CĐV Panama không ngừng nhảy múa, hò reo chúc mừng thầy trò HLV Hernan Dario Gomez.
Đoàn quân tới từ khu vực Caribe không có gì phải xấu hổ cả, bởi lịch sử giải đấu còn chứng kiến nhiều hơn những đội bóng tân binh thảm bại trong trận đấu đầu tiên ở sân chơi danh giá nhất hành tinh.
Indonesia với tên gọi là Đông Ấn Hà Lan năm 1938 tham dự Worl Cup chỉ đá 1 trận duy nhất. Đó là trận thua Hungary 0-6. Đến World Cup 1950, Bolivia là tân binh và họ thua thảm Uruguay 0-8 trong trận mở màn.
Năm 1954, Hàn Quốc là tân binh. Đại diện của châu Á thua tới 9 bàn không gỡ trước đội bóng vàng Hungary ngày ra quân. Ở trận thứ hai, Hàn Quốc thua tiếp Thổ Nhĩ Kỳ 0-7. Năm ấy, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là tân binh.
World Cup 1966, CHDCND Triều Tiên lần đầu dự giải, thất bại 0-3 trước Liên Xô trận mở màn. 4 năm sau, El Salvador, Israel và Peru lần đầu bước chân ra biển lớn. Trận đầu, El Salvador thua Bỉ 0-3, Israel thua Uruguay 0-2. Nhưng Peru thì thắng Bungaria 3-2.
Năm 1974, Zaire (Cộng hòa Congo ngày nay) là cái tên mới toanh trên bản đồ World Cup. Họ có trận mở màn không tồi khi chỉ thua Scotland 0-2. Nhưng đến trận thứ 2 gặp Nam Tư, đại diện tới từ lục địa đen thảm bại 0-9.
Iran đánh dấu sự góp mặt của mình ở sân chơi World Cup năm 1978 bằng trận thua 0-3 Hà Lan. 8 năm sau, Cameroon và Algeria gia nhập gia đình World Cup bằng những cú sốc. Camaroon cầm hòa cả 3 đối thủ cùng bảng là Peru (0-0), Ba Lan (0-0) và đặc biệt là Italia đội sau đó đã lên ngôi vô địch (1-1). Trong khi đó Algeria tạo địa chấn ngay trận đầu ra quân khi đánh bại Đức 2-1.
World Cup 1982, New Zealand trong lần đầu dự giải thua 2-5 Scotland trận ra quân. Trong khi hai tân binh khác là Honduras và Kuwait đều có được những trận hòa.
World Cup 1986 có 3 tân binh là Iraq, Canada và Đan Mạch. Iraq và Canada khởi đầu đều bằng trận thua 0-1. Riêng Đan Mạch có chiến thắng 1-0 để sau đó lọt vào vòng 1/16.
Năm 1990, Costa Rica và UAE lần đầu dự giải. Costa Rica khởi đầu bằng trận thắng Scotland 1-0. Còn UAE khởi đầu bằng trận thua 0-2 Colombia.
World Cup 1994, Nigeria, Hy Lạp, Ả Rập Xê Út là những đội lần đầu dự giải. Hy Lạp khởi đầu bằng trận thua Argentina 0-4. Nigeria cùng bảng Hy Lạp có chiến thắng 3-0 trước Bulgaria và sau đó vào vòng 1/16. Ả Rập Xê Út dù khởi đầu bằng trận thua 1-2 Hàn Lan nhưng sau đó cũng gây sốc khi lần lượt thắng Maroc và Bỉ để vào vòng 1/16.
World Cup 1998, FIFA nâng số đội dự giải lên 32. Nhật Bản, Jamaica, Nam Phi và Croatia là những tân binh. Nhật Bản khởi đầu bằng trận thua 0-1 Argentina, Nam Phi thua chủ nhà Pháp 0-3, còn Croatina thắng Jamaica 3-1. Croatia sau đó giành hạng Ba chung cuộc. Cho đến nay, đây là tân binh gây ấn tượng nhất giải đấu.
Năm 2002, World Cup lần đầu tổ chức ở châu Á, Senegal, Ecuador và Trung Quốc là những tân binh. Chỉ có Senegal tạo nên cơn địa chấn khi thắng 1-0 đương kim vô địch Pháp trận khai mạc. Hai đội còn lại đều nhận thất bại 0-2 khi ra quân.
Năm 2006, có tới 7 cái tên lần đầu xuất hiện ở World Cup gồm: Trinidad và Tobago, Bờ Biển Ngà, Angola, Ghana, Togo, Ukraina và Serbia và Montenegro (trước đây là Nam Tư). Dù vậy, không có đội bóng nào nhận thảm bại khi xuất quân. Phải đến lượt thứ 2 khi gặp Argentina, Serbia và Montenegro mới vào lưới nhặt bóng tới 6 lần.
Giải đấu ở Nam Phi cách đây 8 năm, Slovenia là tân binh đã khởi đầu bằng những chiến thắng 1-0 trước Algeria. Còn 4 năm trước, Bosna và Hercegovina là tân binh, họ thua 2 -1 Argentina khi ra quân.
Năm nay, ngoài Panama, Iceland cũng là tân binh của giải đấu. Đội bóng băng hỏa đảo đã khởi đầu bằng trận cầm hòa Argentina 1-1.
Bình luận