(VTC News) - Những tâm sự xúc động của giáo viên "cắm bản" khiến nhiều người xúc động, họ đã phải trèo đèo lội suối lên vùng cao dạy chữ cho các em nhỏ.
Là một trong hai cô giáo trẻ nhất trong số 64 giáo viên "cắm bản" được tuyên dương, Đàm Thị Thu Thủy được học sinh trường Mẫu giáo Thải Giàng Phố - Bắc Hà - Lào Cai yêu quý bởi sự duyên dáng, giọng nói nhẹ nhàng, tận tình với học sinh.
Thủy sinh năm 1990, từng học chuyên ngành mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Sau khi học xong, được sự giới thiệu của bạn bè,Thủy đã không ngần ngại lên nhận quyết định về công tác tại Huyện Bắc Hà.
Cô chia sẻ về lý do quyết định lên vùng cao công tác: "Tôi rất thích làm giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non và thấy yêu mảnh đất này nên tôi đã nhận quyết định về công tác tại huyện Bắc Hà - Lào Cai".
Cô cho biết khó khăn lớn nhất khi công tác tại Lào Cai là đường xá đi lại rất khó khăn, gập ghềnh, phải trèo đèo lội suối và nhất là bất đồng ngôn ngữ.
"Tôi là người Kinh, hầu hết học sinh trên đó đều là dân tộc Mông. Trong khi đó, cơ sở vật chất thiếu thốn. Mặc dù khó khăn như vậy nhưng động lực giúp tôi ở lại là tình cảm của anh chị em đồng nghiệp cùng trường, các em học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ và có tinh thần hiếu học", Thủy nói.
Thủy cũng đã nhiều lần đưa học sinh tham gia các cuộc thi văn nghệ và đạt nhiều giải cao.
Thủy cho biết, các em học sinh đều là con em người dân tộc Mông. Sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục, văn hóa khiến Thủy nhiều lúc nản lòng nhưng rồi cô lại tiếp tục bước tiếp để đến trường dạy chữ cho các em nhỏ nơi đây.
"Tôi mong muốn xây dựng sân trường, tường rào, được trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi để học sinh được vui đùa an toàn, thoải mái trong những giờ giải lao", cô Thủy chia sẻ mong muốn.
Cũng là một gương mặt nổi bật trong 64 giáo viên "cắm bản", cô Nguyễn Thị Thêu đã có 19 năm công tác tại trường Tiểu học Phố Cáo - Đồng Văn - Hà Giang.
Cô Thêu tâm sự vì thương học trò, nhiều lần cô đã đưa những trẻ nhỏ về nhà ăn cơm. "Những bữa cơm bình thường nhưng vui, chan chứa tình cảm", cô Thêu nói.
Động lực giúp cô Thêu vượt qua được khó khăn, vất vả là nhờ tình yêu thương của gia đình, của các em học sinh.
Nhiều học sinh trường Tiểu học Phố Cáo không có ý thức đi học, bố mẹ sẵn sàng cho con nghỉ học nếu gia đình có chuyện vui hay buồn, các giáo viên phải đến từng nhà vận động.
Cô Thêu kể vào ngày Nhà giáo Việt Nam, các em chỉ tặng hoa rừng, hoa dong riềng nhưng cũng khiến những người giáo viên rất vui mừng.
Cô Thêu mong muốn Đảng, Nhà nước có chính sách, chế độ cho giáo viên vùng sâu vùng xa công tác được trên 20 năm, có nguyện vọng về xuôi thì tạo điều kiện giúp đỡ để họ về đoàn tự với gia đình.
Bên cạnh đó, Thầy Nguyễn Hồng Hiệp (đang công tác tại trường tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong, Nghệ An) đã có 15 năm cắm bản, đường nơi thầy cắm bản xấu đến mức xe máy cũng không vào được. Do địa hình hiểm trợ, thời tiết ảnh hưởng của gió Lào nên điểm trường chỉ có 41 giáo viên nam mà không có giáo viên nữ.
Còn cô Lò Thị Chiển (hiện đang công tác ở trường mầm non Nậm Khăn, xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ, Điện Biên) thì cho biết những vùng thầy cô giáo cắm bản nơi đây đã không có sóng điện thoại để dùng, không có điện, đường uốn quanh, gấp khúc khiến các thầy cô gặp khó khăn hơn mỗi khi tới lớp.
"Không có sóng điện thoại, mỗi khi nhớ nhà muốn gọi điện về cho gia đình tôi đã phải trèo lên cây, mong có được chút sóng rơi nhưng nhiều lúc chỉ nghe được vài câu", cô Chiển nói.
Lưu Ly
Thủy sinh năm 1990, từng học chuyên ngành mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Sau khi học xong, được sự giới thiệu của bạn bè,Thủy đã không ngần ngại lên nhận quyết định về công tác tại Huyện Bắc Hà.
Cô chia sẻ về lý do quyết định lên vùng cao công tác: "Tôi rất thích làm giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non và thấy yêu mảnh đất này nên tôi đã nhận quyết định về công tác tại huyện Bắc Hà - Lào Cai".
Cô giáo Đàm Thị Thu Thủy vượt khó lên vùng cao dạy học. |
"Tôi là người Kinh, hầu hết học sinh trên đó đều là dân tộc Mông. Trong khi đó, cơ sở vật chất thiếu thốn. Mặc dù khó khăn như vậy nhưng động lực giúp tôi ở lại là tình cảm của anh chị em đồng nghiệp cùng trường, các em học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ và có tinh thần hiếu học", Thủy nói.
Thủy cũng đã nhiều lần đưa học sinh tham gia các cuộc thi văn nghệ và đạt nhiều giải cao.
64 thầy cô giáo "cắm bản được tôn vinh. |
"Tôi mong muốn xây dựng sân trường, tường rào, được trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi để học sinh được vui đùa an toàn, thoải mái trong những giờ giải lao", cô Thủy chia sẻ mong muốn.
Cũng là một gương mặt nổi bật trong 64 giáo viên "cắm bản", cô Nguyễn Thị Thêu đã có 19 năm công tác tại trường Tiểu học Phố Cáo - Đồng Văn - Hà Giang.
Cô Thêu tâm sự vì thương học trò, nhiều lần cô đã đưa những trẻ nhỏ về nhà ăn cơm. "Những bữa cơm bình thường nhưng vui, chan chứa tình cảm", cô Thêu nói.
Cô giáo Nguyễn Thị Thêu đã có 19 năm dạy học trên vùng cao. |
Nhiều học sinh trường Tiểu học Phố Cáo không có ý thức đi học, bố mẹ sẵn sàng cho con nghỉ học nếu gia đình có chuyện vui hay buồn, các giáo viên phải đến từng nhà vận động.
Cô Thêu kể vào ngày Nhà giáo Việt Nam, các em chỉ tặng hoa rừng, hoa dong riềng nhưng cũng khiến những người giáo viên rất vui mừng.
Cô Thêu mong muốn Đảng, Nhà nước có chính sách, chế độ cho giáo viên vùng sâu vùng xa công tác được trên 20 năm, có nguyện vọng về xuôi thì tạo điều kiện giúp đỡ để họ về đoàn tự với gia đình.
Bên cạnh đó, Thầy Nguyễn Hồng Hiệp (đang công tác tại trường tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong, Nghệ An) đã có 15 năm cắm bản, đường nơi thầy cắm bản xấu đến mức xe máy cũng không vào được. Do địa hình hiểm trợ, thời tiết ảnh hưởng của gió Lào nên điểm trường chỉ có 41 giáo viên nam mà không có giáo viên nữ.
Chia sẻ của các thầy cô giáo "cắm bản". |
"Không có sóng điện thoại, mỗi khi nhớ nhà muốn gọi điện về cho gia đình tôi đã phải trèo lên cây, mong có được chút sóng rơi nhưng nhiều lúc chỉ nghe được vài câu", cô Chiển nói.
Lưu Ly
Bình luận