(VTC News) – Vất vả nhặt nhạnh từ những thứ đồ mà người khác bỏ đi, với họ ngoài cuộc mưu sinh, đó còn là niềm vui với cuộc sống.
Ngõ 34, đường Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) từ lâu được biết đến là một trong những nơi tập kết rác lớn của TP Hà Nội. Nhắc đến Hoàng Cầu, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những bãi rác cao ngất với đủ thứ ô uế, tạp nham, bẩn thỉu…
Nhưng cũng chính từ nơi ấy, một thứ nghề đã xuất hiện và nuôi sống hàng trăm con người nơi đây, nghề buôn đồng nát, bán ve chai.
Mưu sinh từ rác
Xóm đồng nát nằm lọt thỏm trong con ngõ nhỏ, sâu hun hút trên đường Hoàng Cầu. Hơn chục 'ngôi nhà' cấp bốn lụp xụp, nồng nặc mùi ẩm mốc là nơi cư trú của hàng trăm người đến từ các vùng quê khác nhau như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa...
Hằng ngày, họ đi thu mua chai lọ, nhặt nhạnh túi nilong, quần áo cũ… về phân loại và bán cho những nơi có nhu cầu tái sử dụng. Cả xóm làm nghề đồng nát, ve chai nên thời gian làm việc đều giống nhau, công việc bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc vào lúc 12h đêm.
Chị Nguyễn Thị Vui (quê ở Thái Bình) cho biết, đã mấy năm nay chị thường xuyên đi thu gom quần áo cũ, người ta bỏ đi rồi về phân loại, đóng gói cẩn thận và bán theo cân.
Những đồ quá cũ thì bán tháo cho các công xưởng, nhà máy để lau máy móc, loại tốt hơn dùng để đổ mối hàng thùng ở Nghĩa Tân, Đông Tác, Thanh Xuân…
Theo chị Vui, mỗi kg quần áo cũ có giá trung bình từ 6000 – 10.000 đồng. Như vậy, ngoài tiền thuê nhà và sinh hoạt phí của cả gia đình, hàng tháng mọi người cũng để ra được khoảng 2 - 3 triệu đồng để gửi về quê nuôi bố mẹ già và các cháu nhỏ.
Khác với gia đình chị Vui, anh Nguyễn Xuân Chỉnh (quê ở xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) lại sống dựa vào việc thu mua và nhặt nhạnh đồ nhựa, chai lọ.
“Mình biết tới công việc này là do người quen giới thiệu. Ban đầu, ngoài thu gom phế liệu, mình còn đi nhặt cơm nguội về bán cho người nuôi lợn. Thậm chí túi nào ngon và sạch sẽ còn có thể bỏ ra ăn. Có sức khỏe nên ai thuê gì mình cũng nhận hết, từ xách bọc đất tới túi giấy vệ sinh hay bới móc cống rãnh. Nếu chăm chỉ, một ngày cũng kiếm được 100 nghìn đồng” – anh Chỉnh tâm sự.
Theo lời anh Chỉnh, có lúc “may mắn”, mua được vật liệu ăn cắp ở các công trường xây dựng với giá thấp, tuy nhiên, nếu bị phát hiện thì bị thu lại, còn bị nghi là ăn trộm, mấy cả tiền lẫn hàng…
Tìm niềm vui cũng từ… rác
Đến xóm đồng nát, một hình ảnh dễ dàng bắt gặp đó là sự tạp nham của rác và rác, rác ở khắp nơi, rác bên cạnh bàn ăn, giường ngủ, rác cao hơn cả mái nhà… Mùi uế từ rác cũng làm cho không khí càng trở nên u ám. Tuy vậy, tiếng cười chưa bao giờ tắt trên môi những con người nơi đây.
Căn phòng rộng chưa đầy 6m2 của anh Đặng Văn Vinh thường là nơi tụ tập của cánh đàn ông sau mỗi giờ làm việc. Không cờ bạc bên ấm nước chè đặc các anh trò chuyện rôm rả về những điều mình tai nghe, mắt thấy sau mỗi chuyến đi.
Nói chuyện vui với PV, ông Tập, một người sống lâu nhất ở xóm này cho biết, “chúng tôi ở đây cũng không nhớ là bao lâu, nhiều lúc tôi nghĩ mãi mà không nhớ mình bao nhiêu tuổi, chỉ đơn giản là ở đây chúng tôi có công việc, có cuộc sống, có niềm vui dù còn khó khăn”.
Đối với những người phị nữ ở đây, niềm vui lớn nhất là mỗi khi kiếm được chút tiền, gửi về quê mua sách vở, đồ chơi cho con.
“Chúng không thể ở cùng chúng tôi ở đây mà phải ở quê để được đi học, lo cho chúng nó được ăn, được học là niềm vui của chúng tôi” - Chị Ngô Thị Mơ (Hải Hậu, Nam Định) tâm sự.
Quanh năm đối mặt với cái nghèo, cái khổ, với rác và đồ phế thải nhưng người dân nơi đây không hề có ý định từ bỏ nghề mà vẫn nuôi những mong ước thật giản đơn là được lao động, với họ, dù nghề có thể bị “khinh thường”, nhưng với họ, đó là một cuộc mưu sinh…
Hoàng Anh
Ngõ 34, đường Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) từ lâu được biết đến là một trong những nơi tập kết rác lớn của TP Hà Nội. Nhắc đến Hoàng Cầu, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những bãi rác cao ngất với đủ thứ ô uế, tạp nham, bẩn thỉu…
Nhưng cũng chính từ nơi ấy, một thứ nghề đã xuất hiện và nuôi sống hàng trăm con người nơi đây, nghề buôn đồng nát, bán ve chai.
Mùi ẩm mốc, hôi thối bao trùm cả xóm đồng nát khiến ai đi qua cũng phải khó chịu. |
Mưu sinh từ rác
Xóm đồng nát nằm lọt thỏm trong con ngõ nhỏ, sâu hun hút trên đường Hoàng Cầu. Hơn chục 'ngôi nhà' cấp bốn lụp xụp, nồng nặc mùi ẩm mốc là nơi cư trú của hàng trăm người đến từ các vùng quê khác nhau như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa...
Hằng ngày, họ đi thu mua chai lọ, nhặt nhạnh túi nilong, quần áo cũ… về phân loại và bán cho những nơi có nhu cầu tái sử dụng. Cả xóm làm nghề đồng nát, ve chai nên thời gian làm việc đều giống nhau, công việc bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc vào lúc 12h đêm.
Anh Nguyễn Xuân Chỉnh đang phân loại số rác nhặt được trong ngày. |
Chị Nguyễn Thị Vui (quê ở Thái Bình) cho biết, đã mấy năm nay chị thường xuyên đi thu gom quần áo cũ, người ta bỏ đi rồi về phân loại, đóng gói cẩn thận và bán theo cân.
Những đồ quá cũ thì bán tháo cho các công xưởng, nhà máy để lau máy móc, loại tốt hơn dùng để đổ mối hàng thùng ở Nghĩa Tân, Đông Tác, Thanh Xuân…
Theo chị Vui, mỗi kg quần áo cũ có giá trung bình từ 6000 – 10.000 đồng. Như vậy, ngoài tiền thuê nhà và sinh hoạt phí của cả gia đình, hàng tháng mọi người cũng để ra được khoảng 2 - 3 triệu đồng để gửi về quê nuôi bố mẹ già và các cháu nhỏ.
Khác với gia đình chị Vui, anh Nguyễn Xuân Chỉnh (quê ở xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) lại sống dựa vào việc thu mua và nhặt nhạnh đồ nhựa, chai lọ.
Cuộc sống 'ngập tràn' trong rác nhưng nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi những con người nơi đây. |
“Mình biết tới công việc này là do người quen giới thiệu. Ban đầu, ngoài thu gom phế liệu, mình còn đi nhặt cơm nguội về bán cho người nuôi lợn. Thậm chí túi nào ngon và sạch sẽ còn có thể bỏ ra ăn. Có sức khỏe nên ai thuê gì mình cũng nhận hết, từ xách bọc đất tới túi giấy vệ sinh hay bới móc cống rãnh. Nếu chăm chỉ, một ngày cũng kiếm được 100 nghìn đồng” – anh Chỉnh tâm sự.
Theo lời anh Chỉnh, có lúc “may mắn”, mua được vật liệu ăn cắp ở các công trường xây dựng với giá thấp, tuy nhiên, nếu bị phát hiện thì bị thu lại, còn bị nghi là ăn trộm, mấy cả tiền lẫn hàng…
Tìm niềm vui cũng từ… rác
Đến xóm đồng nát, một hình ảnh dễ dàng bắt gặp đó là sự tạp nham của rác và rác, rác ở khắp nơi, rác bên cạnh bàn ăn, giường ngủ, rác cao hơn cả mái nhà… Mùi uế từ rác cũng làm cho không khí càng trở nên u ám. Tuy vậy, tiếng cười chưa bao giờ tắt trên môi những con người nơi đây.
Căn phòng rộng chưa đầy 6m2 của anh Đặng Văn Vinh thường là nơi tụ tập của cánh đàn ông sau mỗi giờ làm việc. Không cờ bạc bên ấm nước chè đặc các anh trò chuyện rôm rả về những điều mình tai nghe, mắt thấy sau mỗi chuyến đi.
Bên ấm trà, những người cùng cảnh ngộ thương xuyên tâm sự, chia sẻ, giúp đỡ nhau để cùng vượt qua khó khăn. |
Nói chuyện vui với PV, ông Tập, một người sống lâu nhất ở xóm này cho biết, “chúng tôi ở đây cũng không nhớ là bao lâu, nhiều lúc tôi nghĩ mãi mà không nhớ mình bao nhiêu tuổi, chỉ đơn giản là ở đây chúng tôi có công việc, có cuộc sống, có niềm vui dù còn khó khăn”.
Đối với những người phị nữ ở đây, niềm vui lớn nhất là mỗi khi kiếm được chút tiền, gửi về quê mua sách vở, đồ chơi cho con.
“Chúng không thể ở cùng chúng tôi ở đây mà phải ở quê để được đi học, lo cho chúng nó được ăn, được học là niềm vui của chúng tôi” - Chị Ngô Thị Mơ (Hải Hậu, Nam Định) tâm sự.
Quanh năm đối mặt với cái nghèo, cái khổ, với rác và đồ phế thải nhưng người dân nơi đây không hề có ý định từ bỏ nghề mà vẫn nuôi những mong ước thật giản đơn là được lao động, với họ, dù nghề có thể bị “khinh thường”, nhưng với họ, đó là một cuộc mưu sinh…
Hoàng Anh
Bình luận