(VTC News) – Với tâm huyết, trách nhiệm đối với đất nước, Giáo sư Võ Tòng Xuân - nhà khoa học nổi tiếng về lúa gạo ở ĐBSCL mong Đại hội XII tạo ra những quyết sách thực sự đột phá, sớm đưa đất nước sánh ngang nhiều nước lớn.
Càng đến gần ngày Đại hội XII khai mạc, chúng tôi càng nóng lòng muốn gửi đến các đại biểu mối quan tâm đến tình hình kinh tế đất nước. Đã sau 40 năm hòa bình thống nhất, kinh tế nước ta mà vẫn còn lẹt đẹt đi sau các nước mà ta muốn ngồi cùng bàn với họ.
Tính theo GDP, trong 10 nước Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ta chỉ đứng trên Campuchia, Lào và Myanmar. Trong 12 nước Đối tác xuyên Thái Bình Dương thì ta xếp hạng 12. Trong khi đó, Nhật Bản phục hồi kinh tế chỉ sau 15 năm từ khi thua trận, Hàn Quốc chỉ tốn 25 năm mà thôi.
Càng đến gần ngày Đại hội XII khai mạc, chúng tôi càng nóng lòng muốn gửi đến các đại biểu mối quan tâm đến tình hình kinh tế đất nước. Đã sau 40 năm hòa bình thống nhất, kinh tế nước ta mà vẫn còn lẹt đẹt đi sau các nước mà ta muốn ngồi cùng bàn với họ.
Tính theo GDP, trong 10 nước Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ta chỉ đứng trên Campuchia, Lào và Myanmar. Trong 12 nước Đối tác xuyên Thái Bình Dương thì ta xếp hạng 12. Trong khi đó, Nhật Bản phục hồi kinh tế chỉ sau 15 năm từ khi thua trận, Hàn Quốc chỉ tốn 25 năm mà thôi.
GS Võ Tòng Xuân |
Chúng tôi mong các đại biểu tham dự Đại hội XII phải thẳng thắn thảo luận đặt ra quốc sách mới để sớm đưa nền kinh tế Việt Nam ngang tầm các nước lớn. Từ đó, Đại hội chọn người thật sự có tài, có đức, không vì lợi ích nhóm nào, mới có thể thực hiện thành công Nghị quyết với quốc sách mới.
Chúng tôi mong quốc sách mới của nước ta từ nhiệm kỳ Đại hội XII sẽ bao gồm ít nhất bốn đòn bẩy kinh tế sau đây:
1.Đổi chính sách thế nào để tạo ra một xã hội trong sạch, không gian dối, không tham nhũng, làm gương trước tiên là đảng viên, cán bộ đương chức đương quyền.
Điều kiện tiên quyết là đồng lương phải đủ sống. Ông bà ta nói "lương bổng" thì công chức ta sống bằng "bổng" là chủ yếu chứ ít ai sống bằng tiền lương chính thức của mình. Nếu phần bổng không được hạch toán chính thức vào lương, thì GDP vẫn tiếp tục là một con số nhỏ nhặt.
Đất nước này sẽ tiếp tục nuôi công dân với đồng lương eo hẹp để họ tiếp tục tìm cách làm ra cái "bổng" đủ sống. Tình trạng này tạo cho con người mất hết tính thành thật: thầy cô dạy qua loa trong trường để về nhà dạy thật để lấy cái "bổng"; y, bác sĩ chữa qua loa để về nhà chữa thật mới hết bệnh...
Nếu Đại hội XII không làm được quốc sách mới đó, thì xã hội ta sẽ tiếp tục đi theo đường mòn của các đại hội trước đây với hệ quả là làm ra ít tiền nhưng từ cấp xã đến cấp trung ương, từ công dân thường đến viên chức nhà nước, ai cũng muốn xài nhiều tiền.
2. Đổi chính sách làm sao không bị thất thoát thuế qua câu kết giữa người mua và người bán; người làm ra tiền và người thu thuế; thuế suất thấp để khuyến khích làm nhiều; thuế suất cao để hạn chế xài nhiều; nghiêm túc truy người/công ty trốn thuế hoặc nhiều hình thức rửa tiền.
3. Đổi chính sách làm sao tạo điều kiện để mọi người làm giàu bằng tri thức, bằng khoa học công nghệ.
Xã hội ta có nhiều việc làm lương cao nhưng khó chọn được người lao động có trình độ, tay nghề thích hợp vì hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam vừa đi sau các nước tiên tiến, vừa bị quản lý kém hiệu quả nên tạo ra nhiều gian dối từ học sinh và thầy cô, đến nhà trường, đến các cấp cao hơn.
Cụm từ "đổi mới giáo dục và đào tạo" được đưa vào Nghị quyết Đại hội IX, rồi lại đưa vào Nghị quyết Đại hội X, và đến Đại hội XI mà đổi mới được bao nhiêu đâu, trong khi không ai chịu trách nhiệm.
Dự thảo văn kiện Đại hội XII sẽ lại đưa cụm từ này vào Nghị quyết. Xiết chặt đầu vào buông lỏng đầu ra đã tạo nên những sản phẩm giáo dục hiện nay. Đa số chất lượng kém về chuyên môn và về giao tiếp bằng một ngoại ngữ.
Người nông dân làm cật lực, sản xuất khối lượng lớn nhưng thu nhập không được bao nhiêu, đa số không có tích lũy. Doanh nghiệp muốn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nhưng không vay được tiền ưu đãi của nhà nước, vì tiền đó đã được người khác vay, hoặc phải chịu lót tay quá nhiều mới vay được...
Nhiều người có sáng kiến phát minh kỹ thuật mới, hoặc cải tiến kỹ thuật, không được hỗ trợ vốn vay ưu đãi để có điều kiện thiết bị và vật liệu chế tạo sản phẩm mới thì Việt Nam sẽ khó có những người làm giàu bằng trí tuệ của mình, như Nhật Bản có Toyota, Sony,... Hàn Quốc có Daewoo, Samsung.
Quanh đi quẩn lại, những người giàu của nước ta phần lớn thấy những người buôn bất động sản, làm dịch vụ chứ hầu như chưa có ai làm giàu từ khoa học kỹ thuật.
4. Áp dụng chính sách phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết nhà nông cùng nhà doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Kinh nghiệm thực tế trong 4 năm qua cho thấy sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết nhà nông cùng nhà doanh nghiệp có đầu ra đã đưa đến kết quả rất có lợi cho mọi nhà.
Nông dân thu lợi tức cao nhờ được đào tạo tay nghề sản xuất nguyên liệu chất lượng bảo đảm vệ sinh an toàn với giá thành thấp. Nhà doanh nghiệp có thu nhập cao nhờ có nguyên liệu chất lượng đạt tiêu chuẩn, chế biến sản phẩm có thương hiệu để đưa ra thị trường, có điều kiện tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.
Nhà nước được thu nhập ngân sách cao hơn nhờ doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ và nhờ nông dân mua sắm nhiều hơn nên đóng thuế sòng phẳng hơn. Chính sách này chỉ thực hiện thành công khi nhà nước địa phương và trung ương tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân hợp tác sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp có thị trường đầu ra.
Giáo sư Võ-Tòng Xuân
Cụm từ "đổi mới giáo dục và đào tạo" được đưa vào Nghị quyết Đại hội IX, rồi lại đưa vào Nghị quyết Đại hội X, và đến Đại hội XI mà đổi mới được bao nhiêu đâu, trong khi không ai chịu trách nhiệm.
Dự thảo văn kiện Đại hội XII sẽ lại đưa cụm từ này vào Nghị quyết. Xiết chặt đầu vào buông lỏng đầu ra đã tạo nên những sản phẩm giáo dục hiện nay. Đa số chất lượng kém về chuyên môn và về giao tiếp bằng một ngoại ngữ.
Người nông dân làm cật lực, sản xuất khối lượng lớn nhưng thu nhập không được bao nhiêu, đa số không có tích lũy. Doanh nghiệp muốn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nhưng không vay được tiền ưu đãi của nhà nước, vì tiền đó đã được người khác vay, hoặc phải chịu lót tay quá nhiều mới vay được...
Nhiều người có sáng kiến phát minh kỹ thuật mới, hoặc cải tiến kỹ thuật, không được hỗ trợ vốn vay ưu đãi để có điều kiện thiết bị và vật liệu chế tạo sản phẩm mới thì Việt Nam sẽ khó có những người làm giàu bằng trí tuệ của mình, như Nhật Bản có Toyota, Sony,... Hàn Quốc có Daewoo, Samsung.
Quanh đi quẩn lại, những người giàu của nước ta phần lớn thấy những người buôn bất động sản, làm dịch vụ chứ hầu như chưa có ai làm giàu từ khoa học kỹ thuật.
4. Áp dụng chính sách phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết nhà nông cùng nhà doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Kinh nghiệm thực tế trong 4 năm qua cho thấy sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết nhà nông cùng nhà doanh nghiệp có đầu ra đã đưa đến kết quả rất có lợi cho mọi nhà.
Nông dân thu lợi tức cao nhờ được đào tạo tay nghề sản xuất nguyên liệu chất lượng bảo đảm vệ sinh an toàn với giá thành thấp. Nhà doanh nghiệp có thu nhập cao nhờ có nguyên liệu chất lượng đạt tiêu chuẩn, chế biến sản phẩm có thương hiệu để đưa ra thị trường, có điều kiện tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.
Nhà nước được thu nhập ngân sách cao hơn nhờ doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ và nhờ nông dân mua sắm nhiều hơn nên đóng thuế sòng phẳng hơn. Chính sách này chỉ thực hiện thành công khi nhà nước địa phương và trung ương tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân hợp tác sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp có thị trường đầu ra.
Bình luận