Liên quan tới việc bổ sung tuyến cáp treo vào quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 4015/BVHTTDL-DSVH gửi Bộ Xây dựng.
Cụ thể, văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ: “Do chưa được nghiên cứu và xin ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là các chuyên gia của Trung tâm Di sản Thế giới và Cơ quan tư vấn của UNESCO là Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) nên chưa thể bổ sung tuyến cáp treo vào quy hoạch chung Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.”
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ, năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng đã được xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
“Vì vậy, việc xây tuyến cáp treo ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phải được thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 (quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa), Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt, quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa và Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới mà Việt Nam phê chuẩn từ năm 1987,” văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.
Bởi vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bày tỏ rõ quan điểm, việc quản lý, bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phải được thực hiện nghiêm túc theo Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới.
Đoạn 172 Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nêu rõ: “Ủy ban Di sản Thế giới mời các quốc gia thành viên của Công ước thông báo với Ủy ban thông qua Ban thư ký, dự kiến tiến hành hoặc cho phép tiến hành ở một khu vực được Công ước bảo hộ, những công việc tu bổ lớn hay những hoạt động xây dựng mới có thể tác động đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
Quốc gia phải thông báo càng sớm càng tốt (ví dụ, trước khi soạn văn kiện dự án) và trước khi đưa ra những quyết định khó có thể rút lại để Ủy ban có thể giúp đỡ tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo rằng giá trị nổi bật toàn cầu của di sản được bảo tồn đầy đủ.”
Tháng 1/2014, Việt Nam đệ trình hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tới UNESCO, để nghị công nhận lần hai di sản thiên nhiên thế giới đối với Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng theo tiêu chí đa dạng sinh học.
Liên quan đến việc bổ sung tuyến cáp treo vào hang Sơn Đoòng thuộc quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tiến sỹ Dương Bích Hạnh (Văn phòng UNESCO tại Hà Nội) cũng cho biết: UNESCO đã có công văn yêu cầu tỉnh Quảng Bình phải có giải trình và hồ sơ thiết kế dự án gửi tới UNECSO (thời hạn chậm nhất là tháng 2/2015).
Theo quy định của tổ chức này, nếu muốn làm công trình xây dựng trong khu Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình và đơn vị chủ đầu tư cần phải giải trình và trình hồ sơ thiết kế thi công dự án tới UNESCO.
Sau đó, UNESCO sẽ cử đoàn chuyên gia sang thẩm định, từ đó đưa ra kết luận đánh giá dự án này có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản. Trên cơ sở đó, UNESCO sẽ đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam có nên hay không nên thực hiện dự án.
Theo Vietnam+
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ, năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng đã được xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Động Thiên Đường thuộc Khu di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Ảnh: TTXVN) |
“Vì vậy, việc xây tuyến cáp treo ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phải được thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 (quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa), Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt, quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa và Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới mà Việt Nam phê chuẩn từ năm 1987,” văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.
Bởi vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bày tỏ rõ quan điểm, việc quản lý, bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phải được thực hiện nghiêm túc theo Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới.
Đoạn 172 Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nêu rõ: “Ủy ban Di sản Thế giới mời các quốc gia thành viên của Công ước thông báo với Ủy ban thông qua Ban thư ký, dự kiến tiến hành hoặc cho phép tiến hành ở một khu vực được Công ước bảo hộ, những công việc tu bổ lớn hay những hoạt động xây dựng mới có thể tác động đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
Quốc gia phải thông báo càng sớm càng tốt (ví dụ, trước khi soạn văn kiện dự án) và trước khi đưa ra những quyết định khó có thể rút lại để Ủy ban có thể giúp đỡ tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo rằng giá trị nổi bật toàn cầu của di sản được bảo tồn đầy đủ.”
Tháng 1/2014, Việt Nam đệ trình hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tới UNESCO, để nghị công nhận lần hai di sản thiên nhiên thế giới đối với Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng theo tiêu chí đa dạng sinh học.
Liên quan đến việc bổ sung tuyến cáp treo vào hang Sơn Đoòng thuộc quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tiến sỹ Dương Bích Hạnh (Văn phòng UNESCO tại Hà Nội) cũng cho biết: UNESCO đã có công văn yêu cầu tỉnh Quảng Bình phải có giải trình và hồ sơ thiết kế dự án gửi tới UNECSO (thời hạn chậm nhất là tháng 2/2015).
Theo quy định của tổ chức này, nếu muốn làm công trình xây dựng trong khu Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình và đơn vị chủ đầu tư cần phải giải trình và trình hồ sơ thiết kế thi công dự án tới UNESCO.
Sau đó, UNESCO sẽ cử đoàn chuyên gia sang thẩm định, từ đó đưa ra kết luận đánh giá dự án này có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản. Trên cơ sở đó, UNESCO sẽ đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam có nên hay không nên thực hiện dự án.
Bình luận