Trong số này, có 7 ứng viên đã đồng ý tham gia, bao gồm cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai - người đứng đầu Hội đồng Cấp cao Hòa giải Dân tộc Abdullah Abdullah và Abdul Ghani Baradar - đồng sáng lập và là nhân vật số hai của Taliban.
“Afghanistan sẽ được điều hành bởi một hội đồng 12 thành viên", nguồn tin của Sputnik cho biết.
Các cuộc đàm phán còn lại đang được tiến hành để bổ nhiệm 5 vị trí còn lại.
Nguồn tin của Sputnik nói thêm rằng hai thủ lĩnh người Uzbekistan Abdul Rashid Dostum - người từng là Phó Tổng thống thứ tư của Afghanistan và Ata Mohammed Noor - cựu thống đốc tỉnh Balkh có thể sẽ không tham gia vào hội đồng.
Hồi tuần trước, đại diện của Taliban khẳng định Afghanistan sẽ không phải là một nền dân chủ và đất nước có thể sẽ được điều hành bởi một hội đồng cầm quyền.
"Sẽ không có bất cứ thể chế dân chủ nào cả vì nó không có bất cứ cơ sở nào ở Afghanistan. Chúng tôi sẽ không thảo luận về loại hệ thống chính trị nên được áp dụng ở Afghanistan vì nó đã rõ ràng. Đó là luật Hồi giáo Sharia", Waheedullah Hashimi - một thành viên cấp cao của Taliban nói trong cuộc phỏng vấn hôm 18/8.
Về cơ cấu của bộ máy sắp tới, Hashimi cho biết thủ lĩnh tối cao của Taliban Haibatullah Akhundzada có thể vẫn sẽ đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo tổng thể.
Cơ cấu quyền lực này có nhiều điểm tương đồng với cách thức Taliban điều hành Afghanistan giai đoạn 1996-2001. Khi đó, thủ lĩnh tối cao Mullah Omar lui về sau hậu trường và nhường quyền điều hành đất nước cho một hội đồng.
Các nhà phân tích tin rằng ông Akhundzada sẽ nắm vai trò lãnh tụ tối cao của Afghanistan - vị trí cao hơn người đứng đầu hội đồng nói trên. Ngoài ra, một cấp phó của Akhundzada sẽ đảm nhận vị trí tổng thống.
Bình luận