Vì sao hoạt động kinh doanh tại Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ chưa thực sự hiệu quả, phải tạm ngưng sản xuất và làm thế nào để một nhà máy còn non trẻ có thể trưởng thành và hoạt động hiệu quả.Tại sao nhà máy tạm dừng sản xuất
Trên cơ sở chiến lược quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy xơ sợi Đình Vũ.
Với mục tiêu cung cấp xơ sợi nhằm thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ, bởi khi chủ động về nguyên liệu sẽ giảm thiểu lượng ngoại tệ phải nhập khẩu, đồng thời tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn người lao động, góp phần phát triển kinh tếxã hội của đất nước.
Thực tế triển khai, việc hai tập đoàn hợp tác đầu tư NMXS Đình Vũ là phù hợp với chiến lược quy hoạch đã phê duyệt và cơ bản đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
Tính từ tháng 5/2014, NMXS Đình Vũ chính thức đi vào hoạt động thương mại hơn 1 năm. Trong đó, chính thức vận hành sản xuất khoảng 12 tháng, còn lại bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng cơ hội mất khoảng 3 tháng. Đợt vận hành sản xuất của nhà máy gần đây nhất kéo dài gần 3 tháng (chính thức dừng máy vào ngày 17/9/2015). Nguyên nhân chính dẫn đến việc lãnh đạo PVTEX quyết định dừng sản xuất là việc biến động quá bất lợi của thị trường xơ sợi trong nước và quốc tế.
Sự biến động giá này xuất phát từ một số nguyên nhân chính như giá dầu thế giới lao dốc, biến động không ngừng dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào của xơ sợi cũng biến động theo. Việc trượt giá của đồng Việt Nam so với đôla Mỹ cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của PVTEX khi sản phẩm PVTEX bán trong nước bằng tiền đồng nhưng nguyên liệu lại phải nhập khẩu và mua bằng USD.
Đặc biệt nghiêm trọng là việc Trung Quốc thả nổi tỉ giá nhân dân tệ đã thúc đẩy các nhà máy xơ sợi Trung Quốc, Đài Loan kéo theo các nhà máy của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ đồng loạt phá giá xơ sợi để tiến vào cuộc chiến chiếm đoạt thị trường.
Mặt khác, một số nguyên nhân bất khả kháng như việc gia tăng giá điện sản xuất, chi phí quản lý, thuế mặt hàng xơ sợi PVTEX phải chịu vẫn cao, chưa nhận được bất cứ ưu đãi, hỗ trợ nào về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT)… Đặc biệt là việc nguồn điện trong khu công nghiệp Đình Vũ thiếu ổn định, có tháng NMXS Đình Vũ bị cắt điện, mất điện đột suất đến 3-4 lần.
Các sự cố về điện sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, thời gian vận hành, thiết bị của NMXS Đình Vũ. Bởi mỗi lần phải dừng máy, vận hành trở lại NMXS Đình Vũ phải mất 3-5 ngày để xả melt vón cục trong tháp phản ứng, điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống 5 tầng dây chuyền sản xuất. Những thiệt hại này PVTEX không thể kêu ai, kiện ai.
Đối với các doanh nghiệp đã tồn tại hàng chục năm, nhà máy xơ sợi của họ đã hoạt động hết khấu hao như Formusa thì dù chấp nhận bán hòa vốn sản phẩm trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm thì cũng chẳng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn của họ. Nhưng ngược lại, nếu PVTEX chạy theo cuộc đua giảm giá sản phẩm sẽ dẫn đến thua lỗ rất lớn bởi PVTEX đang phải chịu đủ mọi bất lợi như phân tích ở trên.
Theo ông Đào Văn Ngọc, Tổng giám đốc PVTEX: “Để giảm thiểu khó khăn trong thời điểm hiện nay, đồng thời đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh lâu dài của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, sau khi đã sản xuất đảm bảo đủ hàng cho các doanh nghiệp đối tác chiến lược, các khách hàng ký hợp đồng lâu dài phục vụ sản xuất đến hết năm 2015, Ban Giám đốc PVTEX đã quyết định sớm ngừng sản xuất nhà máy, tiến hành bảo dưỡng cơ hội chuẩn bị cho đợt sản xuất hàng mới”.
Như vậy là đã rõ, với một đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp còn non trẻ, chưa nhận được sự hỗ trợ từ cơ chế, vốn chưa dầy thì việc dừng sản xuất khi bị dồn vào thế bất lợi là việc đương nhiên. Quan trọng hơn, với thực trạng của NMXS Đình Vũ thì làm thế nào để nhà máy có thể sản xuất ổn định, kinh doanh có lãi.
Lối thoát cho Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
Để có thể nhận định đúng về tính hiệu quả của NMXS Đình Vũ, từ đó tìm ra phương hướng gỡ khó cho một “công trình trọng điểm quốc gia” thì trước tiên phải trở lại thời gian từ khi lập dự án đầu tư. Đó là thời điểm Dự án xây dựng NMXS Đình Vũ được triển khai đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng kinh thế giới (năm 2008), giá nguyên nhiên liệu có sự biến động mạnh, tăng giảm bất thường. Chính vì vậy so với thời điểm lập dự án nhiều thông số tính toán hiệu quả kinh tế đã có sự thay đổi và khác biệt theo chiều hướng xấu đi so với thời điểm lập dự án khả thi.
Mặt khác, đây là dự án có quy mô mà tính chất công nghệ phức tạp, hoàn toàn mới đối với Việt Nam nên mặc dù đã được đào tạo nhất định nhưng đội ngũ chuyên gia vận hành chưa nhiều kinh nghiệm. Do vậy, để phát huy và làm chủ máy móc công nghệ cần có thời gian và lộ trình ít nhất là 5 năm (đến năm 2018 PVTEX mới có khả năng cắt lỗ dự án). Đây là vấn đề mà tất cả các nhà máy xơ sợi trên thế giới đều gặp phải chứ không riêng gì PVTEX.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động thương mại (tháng 5-2014) đến nay, lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên PVTEX đã tiến hành xây dựng bộ máy, chuyên nghiệp, chuyển đổi mô hình công ty tự quản lý dự án sang công ty sản xuất kinh doanh trực tiếp trên thị trường.
Các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến chất lượng sản phẩm, thương mại, tài chính đều được xiết chặt và tiết giảm tối đa chi phí nhằm mục tiêu đạt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với sự hỗ trợ của PVN về công tác đào tạo, quảng bá sản phẩm, đàm phán với các tổ chức tài chính để giãn nợ… NMXS Đình Vũ đã hoạt động ổn định với công suất thiết kế, đã sản xuất được khoảng 140 nghìn tấn sản phẩm các loại, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của dự án và thị trường, được các khách hàng lớn ghi nhận (hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Vinatex, Đông Quang…), đã khôi phục lại được thương hiệu PVTEX và chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xơ sợi trong nước và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 1.000 lao động, đóng góp cho ngân sách hàng trăm tỉ đồng.
Cụ thể về chất lượng, sản phẩm loại A đạt trên 98%, lượng phế phẩm đã giảm từ 6,7% xuống còn 1%, giảm 400% lỗ biến phí. Đặc biệt các chi phí tiêu hao đều giảm bình quân từ 10 đến 30%.
Giải thích nguyên nhân cho đến nay PVTEX vẫn phải “chịu lỗ”, Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng khẳng định: “Một số nguyên nhân bất khả kháng khiến PVTEX vẫn phải chịu lỗ. Trong đó, việc Tổng thầu EPC thực hiện triển khai dự án chậm, đặc biệt là giai đoạn chạy thử dẫn đến dự án bị kéo dài. Từ đó dẫn đến nhà máy đi vào vận hành thương mại đúng thời điểm thị trường xơ sợi polyester trong và ngoài nước đang rơi vào chu kỳ đi xuống.
Thứ hai là, giá dầu thô liên tục giảm sâu, không theo quy luật dự báo, thị trường bông và dệt may có sự biến động đi xuống làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh sản phẩm của PVTEX.
Nguyên nhân thứ ba là, xơ sợi polyester là mặt hàng mới lần đầu tiên do các doanh nghiệp Việt Nam tự sản xuất vì vậy cần phải có thời gian để hoàn thiện sản phẩm và xây dựng, phát triển thị trường, đồng thời mới hoạt động nên chi phí khấu hao và lãi vay rất lớn, không thể cạnh tranh giá thành với các nhà máy của Đài Loan, Trung Quốc.
Khi nhìn nhận về Nhà máy xơ sợi Đình Vũ cần có một cái nhìn có tính tổng quát. Bởi đây không phải chỉ là một nhà máy đơn lẻ mà nó đang đại diện cho cả một ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng của nền kinh tế nước ta đang bước những bước đầu tiên trên con đường hiện đại hóa.
Hơn thế nữa, với việc ký kết hiệp định Thương mại Tự do xuyên Châu Á - Thái Bình Dương (TTP) thì NMXS cung cấp nguyên liệu sẽ mở ra một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Thực tế hơn 1 năm vừa qua, với nhiều lợi thế như chủ động nguồn hàng, giảm chi phí kho bãi, giao nhận hải quan, hạn chế biến động tỉ giá ngoại tệ… so với hàng nhập khẩu, các đối tác, bạn hàng của NMXS Đình Vũ đều đánh giá tốt và hiệu quả.
Đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được thuận lợi khi phải chứng minh nguồn gốc, chất lượng xơ sợi cấu thành sản phẩm với các đối tác đặt hàng. Vào thời điểm “sống chết” của một đứa con đầu đàn như vậy, rất cần các cơ quan quản lý Nhà nước phải “nghĩ mưu, nghĩ kế” để hỗ trợ, gỡ khó.
Chúng ta tham gia vào các hiệp định thương mại, để có thể chơi “sòng phẳng” thì phải có sức, có lực từ nội tại. Không có một ai, đất nước nào lại đi tự trói tay, trói chân mình và chỉ dùng miệng hô hào tham gia các trò chơi vận động có tính nguy hiểm sống còn với nền kinh tế.
Nguồn: Báo Năng lượng mới
Trên cơ sở chiến lược quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy xơ sợi Đình Vũ.
Với mục tiêu cung cấp xơ sợi nhằm thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ, bởi khi chủ động về nguyên liệu sẽ giảm thiểu lượng ngoại tệ phải nhập khẩu, đồng thời tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn người lao động, góp phần phát triển kinh tếxã hội của đất nước.
Thực tế triển khai, việc hai tập đoàn hợp tác đầu tư NMXS Đình Vũ là phù hợp với chiến lược quy hoạch đã phê duyệt và cơ bản đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ |
Tính từ tháng 5/2014, NMXS Đình Vũ chính thức đi vào hoạt động thương mại hơn 1 năm. Trong đó, chính thức vận hành sản xuất khoảng 12 tháng, còn lại bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng cơ hội mất khoảng 3 tháng. Đợt vận hành sản xuất của nhà máy gần đây nhất kéo dài gần 3 tháng (chính thức dừng máy vào ngày 17/9/2015). Nguyên nhân chính dẫn đến việc lãnh đạo PVTEX quyết định dừng sản xuất là việc biến động quá bất lợi của thị trường xơ sợi trong nước và quốc tế.
Sự biến động giá này xuất phát từ một số nguyên nhân chính như giá dầu thế giới lao dốc, biến động không ngừng dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào của xơ sợi cũng biến động theo. Việc trượt giá của đồng Việt Nam so với đôla Mỹ cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của PVTEX khi sản phẩm PVTEX bán trong nước bằng tiền đồng nhưng nguyên liệu lại phải nhập khẩu và mua bằng USD.
Đặc biệt nghiêm trọng là việc Trung Quốc thả nổi tỉ giá nhân dân tệ đã thúc đẩy các nhà máy xơ sợi Trung Quốc, Đài Loan kéo theo các nhà máy của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ đồng loạt phá giá xơ sợi để tiến vào cuộc chiến chiếm đoạt thị trường.
Mặt khác, một số nguyên nhân bất khả kháng như việc gia tăng giá điện sản xuất, chi phí quản lý, thuế mặt hàng xơ sợi PVTEX phải chịu vẫn cao, chưa nhận được bất cứ ưu đãi, hỗ trợ nào về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT)… Đặc biệt là việc nguồn điện trong khu công nghiệp Đình Vũ thiếu ổn định, có tháng NMXS Đình Vũ bị cắt điện, mất điện đột suất đến 3-4 lần.
Các sự cố về điện sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, thời gian vận hành, thiết bị của NMXS Đình Vũ. Bởi mỗi lần phải dừng máy, vận hành trở lại NMXS Đình Vũ phải mất 3-5 ngày để xả melt vón cục trong tháp phản ứng, điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống 5 tầng dây chuyền sản xuất. Những thiệt hại này PVTEX không thể kêu ai, kiện ai.
Đối với các doanh nghiệp đã tồn tại hàng chục năm, nhà máy xơ sợi của họ đã hoạt động hết khấu hao như Formusa thì dù chấp nhận bán hòa vốn sản phẩm trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm thì cũng chẳng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn của họ. Nhưng ngược lại, nếu PVTEX chạy theo cuộc đua giảm giá sản phẩm sẽ dẫn đến thua lỗ rất lớn bởi PVTEX đang phải chịu đủ mọi bất lợi như phân tích ở trên.
Theo ông Đào Văn Ngọc, Tổng giám đốc PVTEX: “Để giảm thiểu khó khăn trong thời điểm hiện nay, đồng thời đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh lâu dài của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, sau khi đã sản xuất đảm bảo đủ hàng cho các doanh nghiệp đối tác chiến lược, các khách hàng ký hợp đồng lâu dài phục vụ sản xuất đến hết năm 2015, Ban Giám đốc PVTEX đã quyết định sớm ngừng sản xuất nhà máy, tiến hành bảo dưỡng cơ hội chuẩn bị cho đợt sản xuất hàng mới”.
Như vậy là đã rõ, với một đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp còn non trẻ, chưa nhận được sự hỗ trợ từ cơ chế, vốn chưa dầy thì việc dừng sản xuất khi bị dồn vào thế bất lợi là việc đương nhiên. Quan trọng hơn, với thực trạng của NMXS Đình Vũ thì làm thế nào để nhà máy có thể sản xuất ổn định, kinh doanh có lãi.
Lối thoát cho Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
Để có thể nhận định đúng về tính hiệu quả của NMXS Đình Vũ, từ đó tìm ra phương hướng gỡ khó cho một “công trình trọng điểm quốc gia” thì trước tiên phải trở lại thời gian từ khi lập dự án đầu tư. Đó là thời điểm Dự án xây dựng NMXS Đình Vũ được triển khai đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng kinh thế giới (năm 2008), giá nguyên nhiên liệu có sự biến động mạnh, tăng giảm bất thường. Chính vì vậy so với thời điểm lập dự án nhiều thông số tính toán hiệu quả kinh tế đã có sự thay đổi và khác biệt theo chiều hướng xấu đi so với thời điểm lập dự án khả thi.
Mặt khác, đây là dự án có quy mô mà tính chất công nghệ phức tạp, hoàn toàn mới đối với Việt Nam nên mặc dù đã được đào tạo nhất định nhưng đội ngũ chuyên gia vận hành chưa nhiều kinh nghiệm. Do vậy, để phát huy và làm chủ máy móc công nghệ cần có thời gian và lộ trình ít nhất là 5 năm (đến năm 2018 PVTEX mới có khả năng cắt lỗ dự án). Đây là vấn đề mà tất cả các nhà máy xơ sợi trên thế giới đều gặp phải chứ không riêng gì PVTEX.
Một khâu trong dây chuyền sản xuất xơ sợi. |
Từ khi chính thức đi vào hoạt động thương mại (tháng 5-2014) đến nay, lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên PVTEX đã tiến hành xây dựng bộ máy, chuyên nghiệp, chuyển đổi mô hình công ty tự quản lý dự án sang công ty sản xuất kinh doanh trực tiếp trên thị trường.
Các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến chất lượng sản phẩm, thương mại, tài chính đều được xiết chặt và tiết giảm tối đa chi phí nhằm mục tiêu đạt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với sự hỗ trợ của PVN về công tác đào tạo, quảng bá sản phẩm, đàm phán với các tổ chức tài chính để giãn nợ… NMXS Đình Vũ đã hoạt động ổn định với công suất thiết kế, đã sản xuất được khoảng 140 nghìn tấn sản phẩm các loại, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của dự án và thị trường, được các khách hàng lớn ghi nhận (hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Vinatex, Đông Quang…), đã khôi phục lại được thương hiệu PVTEX và chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xơ sợi trong nước và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 1.000 lao động, đóng góp cho ngân sách hàng trăm tỉ đồng.
Cụ thể về chất lượng, sản phẩm loại A đạt trên 98%, lượng phế phẩm đã giảm từ 6,7% xuống còn 1%, giảm 400% lỗ biến phí. Đặc biệt các chi phí tiêu hao đều giảm bình quân từ 10 đến 30%.
Giải thích nguyên nhân cho đến nay PVTEX vẫn phải “chịu lỗ”, Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng khẳng định: “Một số nguyên nhân bất khả kháng khiến PVTEX vẫn phải chịu lỗ. Trong đó, việc Tổng thầu EPC thực hiện triển khai dự án chậm, đặc biệt là giai đoạn chạy thử dẫn đến dự án bị kéo dài. Từ đó dẫn đến nhà máy đi vào vận hành thương mại đúng thời điểm thị trường xơ sợi polyester trong và ngoài nước đang rơi vào chu kỳ đi xuống.
Thứ hai là, giá dầu thô liên tục giảm sâu, không theo quy luật dự báo, thị trường bông và dệt may có sự biến động đi xuống làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh sản phẩm của PVTEX.
Nguyên nhân thứ ba là, xơ sợi polyester là mặt hàng mới lần đầu tiên do các doanh nghiệp Việt Nam tự sản xuất vì vậy cần phải có thời gian để hoàn thiện sản phẩm và xây dựng, phát triển thị trường, đồng thời mới hoạt động nên chi phí khấu hao và lãi vay rất lớn, không thể cạnh tranh giá thành với các nhà máy của Đài Loan, Trung Quốc.
Khi nhìn nhận về Nhà máy xơ sợi Đình Vũ cần có một cái nhìn có tính tổng quát. Bởi đây không phải chỉ là một nhà máy đơn lẻ mà nó đang đại diện cho cả một ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng của nền kinh tế nước ta đang bước những bước đầu tiên trên con đường hiện đại hóa.
Hơn thế nữa, với việc ký kết hiệp định Thương mại Tự do xuyên Châu Á - Thái Bình Dương (TTP) thì NMXS cung cấp nguyên liệu sẽ mở ra một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Thực tế hơn 1 năm vừa qua, với nhiều lợi thế như chủ động nguồn hàng, giảm chi phí kho bãi, giao nhận hải quan, hạn chế biến động tỉ giá ngoại tệ… so với hàng nhập khẩu, các đối tác, bạn hàng của NMXS Đình Vũ đều đánh giá tốt và hiệu quả.
Đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được thuận lợi khi phải chứng minh nguồn gốc, chất lượng xơ sợi cấu thành sản phẩm với các đối tác đặt hàng. Vào thời điểm “sống chết” của một đứa con đầu đàn như vậy, rất cần các cơ quan quản lý Nhà nước phải “nghĩ mưu, nghĩ kế” để hỗ trợ, gỡ khó.
Chúng ta tham gia vào các hiệp định thương mại, để có thể chơi “sòng phẳng” thì phải có sức, có lực từ nội tại. Không có một ai, đất nước nào lại đi tự trói tay, trói chân mình và chỉ dùng miệng hô hào tham gia các trò chơi vận động có tính nguy hiểm sống còn với nền kinh tế.
Nguồn: Báo Năng lượng mới
Bình luận