(VTC News) – Sự chiếm đóng của Phiến quân Hồi giáo IS đã khiến cho tình hình tại các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là Syria trở nên vô cùng bất ổn và đẩy người dân vào hoàn cảnh cực khổ, tạo ra làn sóng tỵ nạn ồ ạt sang châu Âu.
Thị trấn Kobane ở vùng gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ từng là một thị trấn yên bình. Đây được coi là thị trấn “cửa ngõ châu Âu”, giữ vị trí chiến lược và là một trong những mục tiêu phải-chiếm-đóng từ Phiến quân Hồi giáo IS.
Ngay từ giữa năm 2014, Phiến quân Hồi giáo IS bắt đầu mạnh mẽ và chúng liên tục tổ chức những cuộc tấn công vào thị trấn giáp ranh này. Kobane được bảo vệ bởi những chiến binh người Kurd đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để giữ vững an ninh.
Đến ngày 9/10, các nguồn tin của IS khẳng định, các tay súng của tổ chức này đang tiến hành lục soát từng ngôi nhà và mọi cửa ngõ dẫn vào thị trấn, trước khi đưa ra thông báo chính thức về việc toàn chiếm Kobane.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức đăng đàn bác bỏ tuyên bố trên. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy đã có hơn 400 người chết sau các vụ tấn công của IS, các thị trấn bắt đầu vắng bóng người khi hơn 200.000 dân tỵ nạn rời bỏ quê hương và hướng về Thổ Nhĩ Kỳ.
Dân cư chủ yếu ở thị trấn Kobane là người Syria. Họ không phải là những người đầu tiên tìm đường thoát thân khỏi tình hình bất ổn tại nơi này và tạo ra làn sóng tỵ nạn ồ ạt sang châu Âu.
Trước khi một trong những địa điểm sát với biên giới và dễ “chạy trốn” nhất là Kobane thất thủ, nhiều người dân ở các khu vực xa hơn nhìn nhận được nguy cơ phải ở lại trong “địa ngục” IS và cũng sớm tìm ra đường tỵ nạn.
Những người tỵ nạn thường lựa chọn con đường biển Địa Trung Hải bằng những chiếc thuyền cũ kỹ hoặc xuồng cao su.
Đích đến của họ là Hy Lạp, vì nước này gần một số nước có nhiều người di cư như Thổ Nhĩ Kỳ và Libya. Sau đó, từ đây, những đoàn người tỵ nạn có thể chuyển tới những khu vực được chấp thuận.
Như vậy, những người tỵ nạn phải vượt qua quãng đường hàng trăm km, cả trên bộ và trên biển với đầy rẫy những nguy hiểm mà chưa chắc chắn liệu mình có được chấp thuận tới các quốc gia châu Âu hay không.
Trước đây, các quốc gia trong Lục địa già không để ý nhiều tới làn sóng tỵ nạn này. Các chính sách cũng chưa thông thoáng mà phần nhiều họ phải tìm tới các nước Đức và Thụy Điển với khả năng định cư cao hơn.
Tuy nhiên, có vẻ như sau vụ việc thương tâm của bé trai Aylan Kurdi – 3 tuổi, mất mạng khi đang nỗ lực vượt sóng trên chiếc xuồng cao su và dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, thế giới đang dần thức tỉnh và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhiều nhức nhối này.
Linh Trần
Thị trấn Kobane ở vùng gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ từng là một thị trấn yên bình. Đây được coi là thị trấn “cửa ngõ châu Âu”, giữ vị trí chiến lược và là một trong những mục tiêu phải-chiếm-đóng từ Phiến quân Hồi giáo IS.
Khói lửa, bom đạn là những điều thường xuyên xảy ra ở những nơi thuộc sự chiếm đóng của IS |
Đến ngày 9/10, các nguồn tin của IS khẳng định, các tay súng của tổ chức này đang tiến hành lục soát từng ngôi nhà và mọi cửa ngõ dẫn vào thị trấn, trước khi đưa ra thông báo chính thức về việc toàn chiếm Kobane.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức đăng đàn bác bỏ tuyên bố trên. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy đã có hơn 400 người chết sau các vụ tấn công của IS, các thị trấn bắt đầu vắng bóng người khi hơn 200.000 dân tỵ nạn rời bỏ quê hương và hướng về Thổ Nhĩ Kỳ.
Dân cư chủ yếu ở thị trấn Kobane là người Syria. Họ không phải là những người đầu tiên tìm đường thoát thân khỏi tình hình bất ổn tại nơi này và tạo ra làn sóng tỵ nạn ồ ạt sang châu Âu.
Phiến quân IS là một trong những nguyên nhân tạo ra làn sóng tỵ nạn ồ ạt sang phương Tây |
Những người tỵ nạn thường lựa chọn con đường biển Địa Trung Hải bằng những chiếc thuyền cũ kỹ hoặc xuồng cao su.
Đích đến của họ là Hy Lạp, vì nước này gần một số nước có nhiều người di cư như Thổ Nhĩ Kỳ và Libya. Sau đó, từ đây, những đoàn người tỵ nạn có thể chuyển tới những khu vực được chấp thuận.
Như vậy, những người tỵ nạn phải vượt qua quãng đường hàng trăm km, cả trên bộ và trên biển với đầy rẫy những nguy hiểm mà chưa chắc chắn liệu mình có được chấp thuận tới các quốc gia châu Âu hay không.
Trước đây, các quốc gia trong Lục địa già không để ý nhiều tới làn sóng tỵ nạn này. Các chính sách cũng chưa thông thoáng mà phần nhiều họ phải tìm tới các nước Đức và Thụy Điển với khả năng định cư cao hơn.
Hy vọng thảm kịch với gia đình Aylan Kurdi sẽ không xảy ra thêm bất cứ lần nào nữa |
Linh Trần
Bình luận