Bất chấp Nga - Trung đang có quan hệ hợp tác tích cực và ngay trước thềm chuyến thăm Bắc Kinh của Putin, Nga đã quyết định công bố việc bắt giữ một gián điệp Trung Quốc.
Nga đã công bố việc bắt giữ một công dân Trung Quốc sau một năm với cáo buộc người này đang nỗ lực thông qua việc hối lộ để có thể tiếp cận tài liệu mật về hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm 2 ngày của Thủ tướng Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc và tại đây Thủ tướng Nga sẽ có các cuộc gặp quan trọng với các lãnh đạo Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc cùng bỏ phiếu phủ quyết phản đối nghị quyết của phương Tây chống Syria tại Hội đồng Bảo an. Ngoài ra hai cường quốc cũng đang nỗ lực để đảm bảo vị thế của mình ở khu vực Trung Á thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Nếu như việc bắt giữ Tun Shenyuna đã được giữ im lặng một năm nay, thì tại sao đúng vào thời điểm này người Nga lại quyết định công bố những thông tin nhạy cảm như vậy?
Sự kiện này gợi nhớ về thời kỳ “chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Trung Quốc, khi đó đã có những bất đồng nghiêm trọng giữa hai "đồng minh" của khối XHCN. Thực tế không thể loại trừ khả năng rằng sự cạnh tranh và thù địch sẽ không xảy ra thêm một lần nữa gữ hai quốc gia có đường biên giới chung dài nhất thế giới.
Nga ngày càng xem Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới, đặc biệt quan ngại trước việc Trung Quốc đã có những bước tiến lớn nhờ vào việc ăn cắp công nghệ và sao chép các sản phẩm vũ khí nhập khẩu.
Bắt giữ một công dân của Trung Quốc, và công bố việc bắt giữ với cáo buộc là gián điệp, Nga đã gián tiếp cảnh báo Trung Quốc rằng, dù hợp tác chiến lược giữa hai nước, Nga sẽ không tha thứ cho những nỗ lực để hoạt động gián điệp của xuất phát từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, việc bắt giữ của Trung Quốc về tội ăn cắp công nghệ cũng là gián tiếp đề cao khả năng công nghệ của Nga. Một quan chức Nga khi bình luận về vụ bắt giữ, nói rằng Trung Quốc không thể đáp trả hành động của Nga với nguyên tắc thông thường theo kiểu thường thấy của nước này là “ăn miếng trả miếng”. "Họ không có lý lẽ nào để biện minh. Vấn đề đã quá rõ ràng, công dân nước họ ăn cắp bí mật quân sự của chúng tôi. Không phải ngược lại", - vị quan chức giấu tên nói.
Thành viên của ủy ban an ninh của Duma, ông Alexander Gurov nói rằng những nỗ lực để đánh cắp công nghệ của Nga còn cho thấy tính giả tạo của các phương tiện truyền thông phương Tây trong thời gian gần đây liên tục tuyên truyền phóng đại về sự suy yếu của quân đội Nga và các thiết bị lỗi thời đang được trang bị.
Alexander Gurov cho rằng, đã có một số thông tin phóng đại và bịa đặt xuất phát từ những lời chỉ trích của Tổng thống Dmitry Medvedev trước sự yếu kém của một số tổ hợp công nghiệp - quốc phòng của Nga, trong một số trường hợp, Tổng thống Nga kêu gọi quân đội phải nhập khẩu các thiết bị hiện đại cần thiết. "Sự việc này cho thấy không phải tất cả mọi thứ ở Nga đều xấu như phương Tây đang cố gắng tuyên truyền", ông Gurov nói.
Danh Nguyễn/Đất Việt
Bình luận