(VTC News) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: "Tại sao hàng trăm nghìn cử nhân cao đẳng thất nghiệp, hơn một trăm nghìn cử nhân ĐH, kỹ sư thất nghiệp trong khi CNTT thiếu người làm?".
Sáng 24/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự Đại hội Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) lần thứ IV (2016-2020).
Đánh giá về những kết quả VINASA đã đạt được trong nhiệm kỳ III (2011-2015), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Hiệp hội giữ vai trò quan trọng đối với kết nối cộng đồng làm phần mềm, dịch vụ CNTT cũng như kết nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ từ tư vấn, phản biện đến thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có cải cách hành chính, đổi mới công tác quản trị, điều hành của Chính phủ.
“VINASA rất chuyên nghiệp, công phu tổ chức nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị với Chính phủ về chính sách thuế, tín dụng, hạ tầng… đối với CNTT nói chúng trong đó có phần mềm và dịch vụ CNTT. Hiệp hội cần tiếp tục phát huy, sát cánh cùng Chính phủ ban hành những cơ chế, chính sách thúc đẩy các lĩnh vực này phát triển”.
Đồng tình với những nhiệm vụ trong hoạt động của VINASA nhiệm kỳ 2016-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý khởi nghiệp là một trọng tâm.
Theo Phó Thủ tướng, để phong trào khởi nghiệp phát triển thực sự mạnh mẽ, thực chất thì vai trò của các trường ĐH rất quan trọng.
“Làm sao để mỗi ĐH đều có một không gian cho sinh viên khởi nghiệp (Start up) với rất nhiều ý tưởng sáng tạo, hoài bão. Nếu chúng ta làm tốt điều này sẽ góp phần thay đổi đổi cách học trong trường ĐH khi tinh thần lập nghiệp có ngay trong từng sinh viên, những công nghệ hay ý tưởng cũng từ đấy ra.
Chính phủ sẽ có mộkt số chính sách tham gia đồng hành cùng với cộng đồng DN nhưng trước hết các DN lớn trong lĩnh vực CNTT, trước hết là thành viên của VINASA, phải làm nòng cốt trong tạo nguồn quỹ đầu tư cho cộng đồng khởi nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.
Trao đổi về một vấn đề nóng trong CNTT hiện nay là nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng nêu ra nghịch lý: Tại sao hàng trăm nghìn cử nhân cao đẳng thất nghiệp, hơn một trăm nghìn cử nhân ĐH, kỹ sư thất nghiệp trong khi CNTT thiếu người làm.
“Có ngành nghề học ra không xin được việc còn có thứ cứ thiếu tại sao chúng ta không đào tạo được? Đây là câu hỏi rất lớn Hiệp hội nên tập trung giải quyết. Hiện có rất nhiệu mô hình đào tạo mới trên nền tảng ững dụng CNTT như học liệu mở, đào tạo từ xa…, và VINASA có thể phối hợp với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam để đào tạo về CNTT cho những cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, nhất là khi có nhiều trường ĐH là thanh viên của Hiệp hội”, Phó Thủ tướng gợi mở.
Cùng với mong muốn để cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT phát triển nhanh hơn nữa, tình trạng thiếu nhân lực CNTT được khắc phục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn cùng với cộng đồng CNTT, VINASA phải “lớn nhanh hơn”, giữ vai trò quan trọng trong đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để đất nước tăng trưởng nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đuổi kịp các nước phát triển hơn.
Báo cáo của VINASA cho biết, trong nhiệm kỳ III (2011-2015), ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) duy trì mức tăng trưởng 10-15%/năm. Doanh thu phần mềm tăng từ 1,06 tỷ USD năm 2010 lên khoảng 1,6 tỷ USD năm 2015, doanh thu dịch vụ CNTT và nội dung số năm 2015 cũng đạt trên 1,6 tỷ USD.
Nguồn nhân lực phần mềm và dịch vụ CNTT tăng trưởng trung bình khoảng 10% năm, đã đạt quy mô gần 200.000 người. Tỷ lệ hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành rất cao, đạt tới 90 – 95%.
Đổi mới đột phá trong hoạt động của VINASA nhiệm kỳ III là các hoạt động tư vấn chính sách của Hội đồng tư vấn chính sách và nhóm tư vấn chiến lược, với sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín về CNTT, kinh tế, xã hội. Vị trí, vai trò của CNTT đã được Đảng, Nhà nước nâng lên là yếu tố hạ tầng của hạ tầng, là công cụ tạo lập phương thức phát triển mới và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
Video: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chất vấn Bộ GD-ĐT ngay tại hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động cơ sở giáo dục ĐH công lập
Trong nhiệm kỳ IV (2016-2020) VINASA xác định tiếp tục thu hút và mở rộng tập hợp các DN trong ngành; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên và với cộng đồng doanh nghiệp CNTT quốc tế; xây dựng Hiệp hội là tổ chức đại diện tin cậy, chỗ dựa vững chắc của cộng đồng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam; phát triển đa dạng hoạt động và cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hội viên; tích cực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành đạt trên 20%; thúc đẩy ứng dụng CNTT trong nước giúp nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia.
PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA mong muốn: “VINASA phải trở thành hạt nhân tiên phong trong liên kết ngành, liên kết vùng miền, hạt nhân tiên phong trong đổi mới, ứng dụng, phát triển công nghệ, là hạt nhân tiên phong trong khởi nghiệp công nghệ (start-up), là hạt nhân tiên phong trong hội nhập quốc tế, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển sẽ phát triển nhanh hơn nữa, để các doanh nghiệp lớn sẽ trở thành các doanh nghiệp toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển và nâng cao vị thế quốc gia”.
Minh Đức
Sáng 24/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự Đại hội Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) lần thứ IV (2016-2020).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Minh Đức) |
“VINASA rất chuyên nghiệp, công phu tổ chức nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị với Chính phủ về chính sách thuế, tín dụng, hạ tầng… đối với CNTT nói chúng trong đó có phần mềm và dịch vụ CNTT. Hiệp hội cần tiếp tục phát huy, sát cánh cùng Chính phủ ban hành những cơ chế, chính sách thúc đẩy các lĩnh vực này phát triển”.
Đồng tình với những nhiệm vụ trong hoạt động của VINASA nhiệm kỳ 2016-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý khởi nghiệp là một trọng tâm.
Theo Phó Thủ tướng, để phong trào khởi nghiệp phát triển thực sự mạnh mẽ, thực chất thì vai trò của các trường ĐH rất quan trọng.
“Làm sao để mỗi ĐH đều có một không gian cho sinh viên khởi nghiệp (Start up) với rất nhiều ý tưởng sáng tạo, hoài bão. Nếu chúng ta làm tốt điều này sẽ góp phần thay đổi đổi cách học trong trường ĐH khi tinh thần lập nghiệp có ngay trong từng sinh viên, những công nghệ hay ý tưởng cũng từ đấy ra.
Chính phủ sẽ có mộkt số chính sách tham gia đồng hành cùng với cộng đồng DN nhưng trước hết các DN lớn trong lĩnh vực CNTT, trước hết là thành viên của VINASA, phải làm nòng cốt trong tạo nguồn quỹ đầu tư cho cộng đồng khởi nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.
Trao đổi về một vấn đề nóng trong CNTT hiện nay là nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng nêu ra nghịch lý: Tại sao hàng trăm nghìn cử nhân cao đẳng thất nghiệp, hơn một trăm nghìn cử nhân ĐH, kỹ sư thất nghiệp trong khi CNTT thiếu người làm.
“Có ngành nghề học ra không xin được việc còn có thứ cứ thiếu tại sao chúng ta không đào tạo được? Đây là câu hỏi rất lớn Hiệp hội nên tập trung giải quyết. Hiện có rất nhiệu mô hình đào tạo mới trên nền tảng ững dụng CNTT như học liệu mở, đào tạo từ xa…, và VINASA có thể phối hợp với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam để đào tạo về CNTT cho những cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, nhất là khi có nhiều trường ĐH là thanh viên của Hiệp hội”, Phó Thủ tướng gợi mở.
Toàn cảnh hội nghị |
Cùng với mong muốn để cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT phát triển nhanh hơn nữa, tình trạng thiếu nhân lực CNTT được khắc phục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn cùng với cộng đồng CNTT, VINASA phải “lớn nhanh hơn”, giữ vai trò quan trọng trong đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để đất nước tăng trưởng nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đuổi kịp các nước phát triển hơn.
Báo cáo của VINASA cho biết, trong nhiệm kỳ III (2011-2015), ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) duy trì mức tăng trưởng 10-15%/năm. Doanh thu phần mềm tăng từ 1,06 tỷ USD năm 2010 lên khoảng 1,6 tỷ USD năm 2015, doanh thu dịch vụ CNTT và nội dung số năm 2015 cũng đạt trên 1,6 tỷ USD.
Nguồn nhân lực phần mềm và dịch vụ CNTT tăng trưởng trung bình khoảng 10% năm, đã đạt quy mô gần 200.000 người. Tỷ lệ hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành rất cao, đạt tới 90 – 95%.
Đổi mới đột phá trong hoạt động của VINASA nhiệm kỳ III là các hoạt động tư vấn chính sách của Hội đồng tư vấn chính sách và nhóm tư vấn chiến lược, với sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín về CNTT, kinh tế, xã hội. Vị trí, vai trò của CNTT đã được Đảng, Nhà nước nâng lên là yếu tố hạ tầng của hạ tầng, là công cụ tạo lập phương thức phát triển mới và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
Video: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chất vấn Bộ GD-ĐT ngay tại hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động cơ sở giáo dục ĐH công lập
Trong nhiệm kỳ IV (2016-2020) VINASA xác định tiếp tục thu hút và mở rộng tập hợp các DN trong ngành; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên và với cộng đồng doanh nghiệp CNTT quốc tế; xây dựng Hiệp hội là tổ chức đại diện tin cậy, chỗ dựa vững chắc của cộng đồng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam; phát triển đa dạng hoạt động và cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hội viên; tích cực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành đạt trên 20%; thúc đẩy ứng dụng CNTT trong nước giúp nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia.
PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA mong muốn: “VINASA phải trở thành hạt nhân tiên phong trong liên kết ngành, liên kết vùng miền, hạt nhân tiên phong trong đổi mới, ứng dụng, phát triển công nghệ, là hạt nhân tiên phong trong khởi nghiệp công nghệ (start-up), là hạt nhân tiên phong trong hội nhập quốc tế, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển sẽ phát triển nhanh hơn nữa, để các doanh nghiệp lớn sẽ trở thành các doanh nghiệp toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển và nâng cao vị thế quốc gia”.
Minh Đức
Bình luận