• Zalo

Tại sao giáo viên nước ngoài đua nhau sang Việt Nam dạy tiếng Anh?

Giáo dụcThứ Bảy, 03/01/2015 10:33:00 +07:00Google News

Tưởng tượng cảnh sang Việt Nam dạy tiếng Anh: Cơ hội sống trong môi trường mới, lĩnh lương cao, và có lẽ quan trọng nhất là được... uống bia giá bèo.

Tưởng tượng cảnh sang Việt Nam dạy tiếng Anh: Cơ hội sống trong môi trường mới, lĩnh lương cao, và có lẽ quan trọng nhất là được... uống bia giá bèo.


Tôi biết chắc mình không phải người duy nhất nghĩ như vậy. Ngày càng có nhiều người nước ngoài sang VN dạy tiếng Anh, công việc mà theo tác giả bài viết, đang “thu hút một lượng lớn người thất nghiệp từ trời Tây đổ sang”.

Như nhiều người cùng thế hệ, tôi chỉ có vài lựa chọn khả dĩ sau khi tốt nghiệp ĐH: Quay lại sống với ba mẹ, làm lại công việc lúc chưa tốt nghiệp, hay đi thực tập không lương và nằm ngủ khì trên sofa. Trong tình hình đó, viễn cảnh sang VN dạy tiếng Anh như một “giấc mơ có thật”.

Bên trọng bên khinh


Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, và nghe đâu có chương trình nào đó cho mọi trẻ em được tiếp cận với giáo viên tiếng Anh bản ngữ vào năm 2020, VN đang thu hút một lượng lớn người thất nghiệp từ trời Tây đổ sang.

 
Lượng nhập cư khổng lồ đó chắc hẳn bắt đầu bằng việc lên mạng lùng sục các mẩu tuyển dụng như trong mơ. Ai cũng dễ dàng và nhanh chóng tìm thấy rất nhiều vị trí dạy tiếng Anh lương cao từ cơ man các trung tâm ngoại ngữ. Rất nhiều mẩu quảng cáo còn được bảo chứng bằng người thật việc thật: Giáo viên bản xứ xuất hiện quảng bá cho văn hóa VN độc đáo, con người VN thân thiện, cùng hàng loạt tấm ảnh chụp bãi biển một bên - và bia một bên.


Thế nhưng, bên cạnh toàn những lợi ích mà các trung tâm ngoại ngữ mang lại cho giáo viên nước ngoài, đội ngũ nhân viên bản địa lại chịu rất nhiều thiệt thòi: bị bóc lột, phải giơ đầu chịu báng, làm việc theo thời vụ.

Trong bài này, tôi sẽ nhấn mạnh đến cung cách làm việc của hai trung tâm mà tôi không tiện nêu tên, tạm gọi là (1) và (2). Cả hai trung tâm này đều đang có hơn 20 cơ sở, thu nhận trên dưới 15.000 học viên mỗi năm.


Điểm khác biệt trước nhất và lồ lộ nhất trong cung cách đối xử ta - tây ở các trung tâm này chính là lương bổng. Giáo viên nước ngoài được ký hợp đồng toàn thời gian và dạy khoảng 20 giờ/tuần, lĩnh từ 1.000 - 2.000 USD/tháng.

Với mức thu nhập trung bình của người Việt hiện nay, mức lương nói trên đủ để cho chúng tôi có thu nhập và mức sống thoải mái. Đó là chưa kể giáo viên nước ngoài ở (1) còn được hưởng các chế độ phúc lợi hấp dẫn khác như: nghỉ lễ cũng có lương, phụ cấp chuyển chỗ ở hậu hĩ, bảo hiểm y tế…


Trong khi đó, đội ngũ nhân viên hành chính người Việt ở cả hai trung tâm trên có một núi việc phải giải quyết hằng ngày để đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru. Họ phải giải quyết rất nhiều việc như: tuyển dụng giáo viên, mời gọi người học, sắp xếp lịch dạy và lương bổng, bảo đảm giáo viên có đủ các công cụ giảng dạy cần thiết, giải quyết những khiếu nại, phàn nàn, hướng dẫn mọi việc cho học viên cùng nhân viên mới vào…

Bằng tất cả những đầu việc đó, đội ngũ nhân viên hành chính người Việt được trả số tiền Việt mà nếu quy ra USD thì khoảng 250 - 300 USD/tháng.

Khoảng cách mênh mông

Trợ giảng, đội ngũ người Việt làm việc trực tiếp với giáo viên bản ngữ trong lớp học thậm chí còn không được ký hợp đồng toàn thời gian. Trong khi đó, chính đội ngũ này mới là cầu nối quan trọng cho học viên và giáo viên bản ngữ, bởi rất nhiều người trong số giáo viên bản ngữ không biết tiếng Việt.

Đội ngũ trợ giảng giao và chấm điểm bài tập về nhà, điểm danh, ghi nhật ký giảng dạy, phải giải quyết khiếu nại phàn nàn của các bậc cha mẹ khó tính. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên nước ngoài chỉ cần chuẩn bị một vài trò chơi tương tác, lên lớp và chơi với học viên. Các trợ giảng ở trung tâm (2) chỉ được nhận dưới 1 USD/giờ, còn bên (1) trả khá hơn một chút: gần 1,5 USD/giờ.


Có lẽ điều bức xúc nhất nằm ở chỗ đội ngũ nhân viên người Việt phải giơ đầu chịu báng trong những trường hợp mà cả hai trung tâm trên sẽ không dám làm với giáo viên nước ngoài.

Nếu có một giáo viên nào đó báo mất tiền, nhân viên tạp vụ làm việc ở khu vực xảy ra mất tiền sẽ bị đuổi ngay lập tức, mà không được ai hỏi bất cứ điều gì để làm sáng tỏ vụ việc.

Những lời hứa tăng lương thưởng cho đội ngũ người Việt thường là “qua cầu gió bay”, với các lý do mập mờ đưa ra dựa trên những luận điểm cũng chẳng thể minh bạch hơn. Các trung tâm cho rằng đội ngũ người Việt không được tăng lương vì “không hoàn thành mục tiêu”, những “mục tiêu” mà không bao giờ được thực sự đặt ra.


Tóm lại, thái độ và cung cách đối xử của hai trung tâm trên đối với đội ngũ nhân viên người Việt, theo tôi, rất đáng lên án. Và các trung tâm như thế cũng tìm mọi cách để đội ngũ giáo viên nước ngoài của họ không biết những khoảng cách mênh mông về thu nhập với nhân viên người Việt. Và cả những chính sách bóc lột, coi thường, phân biệt... ở đó.

Đối với những trung tâm như vậy, phần việc nhẹ nhàng hơn là tập trung nguồn lực vào việc thiết kế những mẩu quảng cáo lấp lánh, hấp dẫn để mời gọi chúng tôi, những giáo viên bản xứ, đến đây.

» SGK tiếng Anh: ‘Làm ầm ĩ là không biết gì’
» Cô gái Việt ở Nepal viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục

D.C (*)
(An Điền dịch)/Theo TN
* Dan Cave là người Anh, giáo viên tiếng Anh từng sống và làm việc tại VN.
Bình luận
vtcnews.vn