• Zalo

Tại sao con người trở nên bứt rứt, cáu kỉnh, buồn chán, lo sợ?

Bệnh và thuốcChủ Nhật, 01/05/2016 09:00:00 +07:00Google News

Có những người khổ sở vì không hiểu tại sao mà trở nên bứt rứt, cáu kỉnh, buồn chán, lo sợ và khuynh hướng chán ngán công việc thường ngày dù đang thuận buồm xu

Có những người khổ sở vì không hiểu tại sao mà trở nên bứt rứt, cáu kỉnh, buồn chán, lo sợ và khuynh hướng chán ngán công việc thường ngày dù đang thuận buồm xuôi gió.

Không dưới 60% nhóm đối tượng bị hành hạ vì hụt hơi, hồi hộp, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa dưới dạng khi thì tiêu chảy, lúc lại táo bón và đặc biệt là rất dễ bị cảm cúm khi trở trời. Đáng ngại hơn nữa là đa số bệnh nhân còn rất trẻ.

“Hội chứng mất quân bình do môi trường”

Hội chứng nêu trên chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người xứ mình. Thầy thuốc nước Anh, nơi đáng nhận huy chương vàng nhờ phá kỷ lục về số người mắc bệnh, đã đặt tên cho bệnh là “Hội chứng mất quân bình do môi trường” (Environment Disbalance Syndrome, viết tắt là EDS). 

Danh sách của nguyên nhân sinh bệnh thì dài lê thê nhưng cứ như nói riêng xứ mình, từ ô nhiễm môi trường vì khói xe, khói nhà máy, khói nhà bếp, khói thuốc bước qua độc chất phế thải từ sản phẩm gia dụng, thực phẩm công nghệ, dược phẩm, hóa phẩm cho đến tiếng động quá mức của thành phố đông xe, cuộc sống căng thẳng về thời biểu; và ngay cả thời tiết bất thường. 

Tất cả đều là nhân tố dẫn đến hậu quả con người sớm muộn phải bó tay quy hàng và ngã bệnh, khi sức tiến công của tình trạng căng thẳng đến lúc nào đó chắc chắn vượt qua khả năng chịu đựng có giới hạn của con người.
Người bệnh không chỉ hết sức chống chọi với hàng loạt mũi dùi hung mãnh từ môi trường ngoại vi mà còn lãnh thêm viên thuốc ngủ thì có khác nào cầu thủ đã vọp bẻ được giao đá phạt đền.
Người bệnh không chỉ hết sức chống chọi với hàng loạt mũi dùi hung mãnh từ môi trường ngoại vi mà còn lãnh thêm viên thuốc ngủ thì có khác nào cầu thủ đã vọp bẻ được giao đá phạt đền. 

Nạn nhân chính là thủ phạm

Điểm khó trong toàn bộ vấn đề là vì không dễ tìm được chỉ tiêu chẩn đoán cụ thể khi hội chứng EDS xuất hiện. Chính vì thế mà thầy thuốc gặp khó khăn khi định bệnh, do hội chứng EDS là bệnh lý còn trong giai đoạn “bắc cầu”, qua đó nhiều chức năng rõ ràng đã bị rối loạn nhưng nội tạng thì lại chưa có tổn thương rõ rệt đủ để tạo hình ảnh bất thường khi thầy thuốc thăm khám hay xét nghiệm. Do đó, không lạ gì khi nhiều người bệnh thậm chí bị kết án oan uổng là bệnh “giả đò”, chẳng qua vì thầy thuốc gặp ngày chào hàng mà quên cúng… tổ.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khỏe mạnh không chỉ có nghĩa là không đau yếu mà là tình trạng thoải mái về tâm thể và hài hòa với môi trường xã hội. Cần gì phải đợi đến hôm nay, quan điểm Thiên-Địa-Nhân từ bao đời trước cũng đã nhấn mạnh mối liên hệ không thể tách rời giữa con người và môi trường ngoại vi, giữa con người và môi trường nội tại.

Trở về với thiên nhiên

Vấn đề đã rõ nhưng đâu là giải pháp? Trái với dự kiến thông thường, dược phẩm xây dựng trên hóa chất tổng hợp, tuy được đánh bóng khéo léo qua cơ chế an thần nhưng đến nay hầu như bất lực trước hội chứng EDS. Ngược lại, nhiều chuyên gia ở Áo, Đức, Anh, Pháp… thông qua kết quả nghiên cứu cụ thể đã đồng lòng tán dương tác dụng điều hòa hệ thần kinh của thành phần tinh dầu trong nhiều cây thuốc rất thông dụng và rẻ tiền hơn nhiều so với dược phẩm công nghệ như bạc hà, khuynh diệp, đại hồi, quế…

Tuy hội chứng EDS xuất hiện bằng cách “thừa nước đục thả câu” khi hệ thần kinh giao cảm lâm cảnh rối loạn do kiệt lực sau thời gian dài cứ phải nay “điều” mai “chỉnh” dưới áp lực đến từ mọi phía nhưng không hẳn vì thế mà người nào cũng ngã bệnh trong cùng điều kiện căng thẳng. EDS chẳng qua chỉ là giọt nước tràn ly một khi sức kháng bệnh đã mỏi mòn. 

Như thế, muốn điều trị hội chứng EDS mà quên biện pháp tăng cường sức đề kháng thì thầy thuốc, không cần phải học thêm nghề thầy bói, cũng dư biết muốn thành công chỉ có nước cầu… may. Đây cũng chính là lý do tại sao thuốc an thần không hiệu quả trong quy trình điều trị hội chứng EDS.

Đánh thức khéo hơn hà hơi

Nếu thử dùng ngôn ngữ tượng hình để so sánh, theo đó màu đen tăm tối là biểu tượng của bệnh tật, trong khi sức khỏe ngược lại sáng ngời màu trắng thanh cao thì hội chứng này chính là vùng trái độn với màu xám tang thương. Bảo vệ sức khỏe không có mục tiêu nào khác hơn là làm sao để vùng ranh giữa đau yếu và khỏe mạnh chỉ vương màu xám nhạt. 

Muốn được vậy, người vừa phát hiện hội chứng EDS phải mạnh dạn đối đầu với thực tế để cương quyết chọn ngay một phản ứng tức thời, hoặc nghỉ ngơi, thư giãn hay dinh dưỡng…, hình thức nào cũng được, nếu phối hợp được nhiều biện pháp càng hữu hiệu, sao cho màu xám của “hội chứng mất quân bình vì môi trường” càng sớm phai màu càng tốt. Nếu được như thế, phương án tìm về công năng định thần của dược thảo, thay vì phó mặc may rủi cho thuốc hóa chất tổng hợp, rõ ràng là phương tiện đơn giản để trả lại cho khổ chủ nét hài hòa nguyên thủy của cuộc sống.

Sức người tuy đúng là có hạn nhưng tiềm năng thực sự của sức đề kháng thường hơn xa định kiến chưa đánh đã thua vì tưởng địch quá mạnh. Điểm khéo của thầy thuốc giỏi phòng bệnh chẳng qua nhờ biết cách đánh thức sức kháng bệnh sao cho đúng thời cơ. Muốn được vậy đừng quên một nguyên tắc hoa mỹ trong ngôn ngữ của y học Đông phương: “Kỵ sĩ giỏi là người biết kéo cương kìm ngựa ngay sát bờ vực thẳm”.
Video bé gái Gia Lai mắc hội chứng người chim

Nguồn: Pháp luật Thành phố
Bình luận
vtcnews.vn