Vật liệu tổng hợp (composite) đang trở thành xu thế khi chiến cơ T-50 thế hệ thứ 5 của Nga, cùng với trực thăng Ka-52 và Ka-62 đều tận dụng triệt để vật liệu nhựa dẻo carbon polymer và nhiều vật liệu có độ bền cao khác, khiến cho chúng về cơ bản không thể bị radar của đối thủ phát hiện.
Sputnik đã phân tích lý do tại sao vật liệu tổng hợp có thể giúp các máy bay bay làm được điều này.
Vật liệu tổng hợp carbon nhựa dẻo vốn nhẹ hơn vật liệu duralumin (một loại hợp kim), titan và nhiều loại hợp kim khác thường được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng không. Nhờ đó các kĩ sư Nga có thể làm cho T-50 trở nên vô hình trước radar cũng như chiến cơ F-22 của Mỹ.
Với 70% khung máy bay được làm từ vật liệu composite, các nhà phát triển của T-50 cho biết khu vực phản xạ hiệu quả của máy bay chỉ là 0,5 m2. Để so sánh, chiếc Su-30MKI có chỉ số này cao hơn 40 lần, tương đương 20 m2.
Nên nếu nói một cách hình tượng thì T-50 khi quan sát trên màn hình radar chỉ nhỏ như một điểm 50x100 cm2.
Việc sử dụng vật liệu composite sẽ giảm đáng kể khả năng máy bay bị radar phát hiện do các tín hiệu điện từ không bị phản xạ trên bề mặt sợi carbon mà sẽ đi xuyên qua chúng hoặc bị hấp thụ. Cấu tạo hình học đặc biệt của bề mặt máy bay cũng góp phần giúp việc tàng hình trở nên dễ dàng, xét yếu tố này thì nhựa carbon hiệu quả hơn kim loại.
Nhà thiết kế của tiêm kích T-50, Alexander Davidenko trả lời Zvezda TV rằng, nhờ sử dụng vật liệu composite, máy bay có ít thành phần hơn 4 lần so với Su-27, nhẹ hơn và đễ dàng sản xuất hàng loạt hơn.
Vật liệu tổng hợp hấp thụ sóng vô tuyến còn được sử dụng trong máy bay ném bom chiến lược PAK DA mới của Nga. Được thiết kế như một chiếc cánh bay, giống như B2 của Mỹ, nhưng PAK DA sẽ ít bị radar phát hiện hơn đối thủ của mình.
Video: Khả năng hoạt động của chiến cơ T-50
Bình luận