Một “dự án gia đình” tọa trên lô đất chừng 30.000m2 với 1 biệt thự hoành tráng, 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ không dùng đến một cái đinh sắt… là những thông tin được khởi nguồn từ báo Người cao tuổi.
Tờ báo trích lời một cán bộ ở Thanh tra Chính phủ và cán bộ ở Bến Tre cho biết, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP.HCM là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lý, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị nhiều tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đình Hương (Ảnh: Internet)
Với trường hợp của ông Truyền, ông ấy có nói ông là cán bộ cấp trung ương quản lý thì phải để các cơ quan quản lý cấp đó kiểm tra, thẩm định tài sản. Tôi nghĩ như thế là không đúng vì giờ ông ấy có còn đương nhiệm nữa đâu?
Giờ ông ấy chỉ là một người dân bình thường như bao người khác thôi chứ?! Mà đã là dân thì sống ở đâu, chính quyền nơi đó phải kiểm tra việc kê khai tài sản”.
Nhân chuyện này, ông Hương nói, các cựu quan chức sở hữu khối tài sản khủng không ai chịu thừa nhận là do tham nhũng, do bổng lộc.
“Chẳng có ai thừa nhận điều đó cả. Người ta toàn nói rằng do con em họ tích trữ, gom góp hay tự làm ra. Thế nhưng, do không có luật nên rất khó làm.
Nếu cảm thấy chính quyền địa phương không đủ tin cậy thì ban chống tham nhũng phải vào cuộc. Động đến khối tài sản kếch sù, to đùng của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ thì ban chống tham nhũng phải vào cuộc chứ?”, ông Hương cho ý kiến.
Cũng theo ông Hương, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta từ xưa tới nay là phải kê khai tài sản, vậy có nên chăng công khai tài sản luôn đi?
Phải yêu cầu kê khai lại tài sảnNgày 26/2, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết, ông sẵn sàng cung cấp các thông tin về tài sản của mình với cơ quan chức năng Trung ương, nếu các cơ quan này có nhu cầu xác minh, làm rõ…
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 30.000 m2 tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Báo Người cao tuổi
Theo lời ông Truyền, sau khi nghỉ hưu, ông về khu đất này, thuê người đào mương, lên liếp lập vườn… và quyết định dựng một ngôi nhà để cả gia đình cùng cư ngụ.
Ông Truyền khẳng định tiền xây dựng nên ngôi nhà này, một phần là tiền của tích cóp của gia đình ông bấy lâu nay, một phần từ sự giúp đỡ của nhiều người bạn cho đá, cho gạch… Trong số đó có một cô em nuôi ở quận 9, TP.HCM, có hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt.
Lý giải về sự nhiệt tình giúp đỡ này, ông Truyền cho biết trước đây mẹ nuôi của ông ở quận 9 có làm giấy cho mỗi người một lô đất cất nhà để ở nhưng không cho bán (cái này có di chúc đàng hoàng). Cô em này cũng góp vốn giúp ông cất nhà.
“Giờ tôi xây nhà ở đây, cô em gái nuôi mở lời giúp. Sau này, nếu tôi muốn ở căn nhà ở quận 9 (TP.HCM) thì sẽ trả lại phần tiền đã mượn. Còn nếu tôi không có nhu cầu ở thì giao cho cô ấy, bù lại cô em nuôi chi tiền nong để giúp tôi xây nhà ở Bến Tre”, ông Truyền cho biết.
Sau khi đọc những lời giải thích của ông Truyền, ông Hương nhấn mạnh: “Tôi xin khẳng định là tội tham nhũng với tội phản bội không bao giờ người ta nhận. Người ta sẽ chối đến cùng đấy. Bây giờ họ có giải thích hay phân trần gì thì mặc kệ họ chứ, các cơ quan chức năng vẫn phải yêu cầu họ kê khai tài sản”.
Bình luận