• Zalo

Tái cơ cấu ngân hàng là điểm sáng

Kinh tếThứ Bảy, 01/11/2014 11:59:00 +07:00Google News

(VTC News) – Mặc dù tái đầu tư công chưa đạt được kỳ vọng của cử tri nhưng tái cơ cấu ngân hàng lại là điểm sáng.

(VTC News) – Mặc dù tái đầu tư công chưa đạt được kỳ vọng của cử tri nhưng tái cơ cấu ngân hàng lại là điểm sáng.

Tái cơ cấu công chưa đạt

Sáng 1/11, Quốc hội nghe Báo cáo về kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015.

Trong phiên họp, trưởng ban giám sát Nguyễn Văn Giàu đã nêu rõ những hạn chế của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Đối với đầu tư công, tiến độ thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá, nhất là phân bổ lại nguồn lực hiện có và phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại phù hợp và xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường.

ngân hàng
Dù được đánh giá cao trong tái cơ cấu ngân hàng nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn nhận được nhiều góp ý từ đại biểu 

Việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp trên 51% vốn điều lệ, không thuộc diện Nhà nước cần chi phối còn chậm.

Tiến độ thoái vốn còn chậm, tổng số tiền thu về còn thấp so với tổng số vốn đã đầu tư, phần lớn các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút được các nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế còn chậm.

Về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong tái cơ cấu rất quan trọng nhưng còn thiếu quyền hạn xử lý, hiệu quả còn hạn chế. Việc xử lý nợ xấu chậm do vướng mắc cả về thể chế và mô hình.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (đoàn Cần Thơ) cũng đánh giá tái đầu tư công chưa đạt được kỳ vọng của cử tri, đầu tư nhiều công trình quá hoành tráng, nhiều công trình có tầm nhìn nên xây lại đập hoặc nhiều công trình xây xong bỏ hoang trong đấy có cả các dự án ODA.

Theo ông Tiếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhìn chung là tốt nhưng tiến độ còn chậm so với yêu cầu đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

Đại biểu Hoàng Đăng Quang (đoàn Quảng Bình) nhận xét mặc dù đề án tái đầu tư công đã thực hiện được 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa có một đề án cụ thể. Tổng vốn đầu tư xã hội hiện nay chưa dành “vị trí” xứng đáng cho nông nghiệp, giáo dục, khoa học.

Bên cạnh đó, đại biểu nhận xét một số chính sách liên quan đến việc tái cơ cấu đầu tư công vẫn mang tính chất ngắn hạn, thiếu các quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu.

Tái cơ cấu ngân hàng là điểm sáng

Mặc dù tái đầu tư công chưa đạt được kỳ vọng của cử tri nhưng tái cơ cấu ngân hàng được đánh giá cao. Đại biểu Huỳnh Văn  Tiếp nhận xét tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đúng lộ trình và là điểm sáng của Đề tái cơ cấu chung.

Hoạt động tái cơ cấu góp phần đẩy lùi nguy cơ mất an toàn hệ thống, thêm vào đó nguồn cơ cấu lại chủ yếu đến từ vốn tư nhân. Tình trạng đô la hóa và vàng hóa được đẩy lùi làm tăng dự trữ ngoại hối góp phần ổn định vĩ mô.

Đại biểu Thân Đức Nam (đoàn Đà Nẵng) đánh giá cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước vì vừa phải thực hiện tái cơ cấu vừa phải đảm bảo an toàn hệ thống. Nhưng quá trình chuyển đổi một số ngân hàng nông nghiệp thành ngân hàng thương mại lại “lộ” ra người đứng sau các ngân hàng này là các ông chủ bất động sản.

Đối với việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước theo ông Nam, Ngân hàng Nhà nước nên nêu mục tiêu rõ ràng đối với ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Văn Tính (đoàn Tiền Giang) lại có ý kiến khác. Theo đại biểu đề án tái cơ cấu TCTD giai đoạn 2011 – 2015 có 24 giải pháp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp xử lý sở hữu chéo song kết quả đạt được rất thấp.

Quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, tính công khai của các tổ chức tín dụng trong việc công bố chính xác tỷ lệ nợ xấu chưa thực hiện tốt, tình hình kinh tế khó khăn, niềm tin thị trường giảm sút cũng ảnh hưởng đến tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.

Để đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đại biểu đã đưa ra nhiều kiến nghị.


Thanh Hà

Bình luận
vtcnews.vn