• Zalo

Tác phẩm điêu khắc lâu đời nhất Trung Quốc được tìm thấy trong đống đất bỏ đi

Khám pháThứ Sáu, 12/06/2020 14:06:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Các nhà khoa học tin rằng bức điêu khắc chim 13.300 năm tuổi được tìm thấy ở một đống đất bỏ đi có thể là "tác phẩm điêu khắc lâu đời nhất của Trung Quốc".

Bức điêu khắc dài khoảng 19,2 mm, được chạm khắc từ mảnh xương chi của một loài động vật có vú bị đốt cháy mô phỏng hình ảnh con chim nhỏ đậu trên bệ. 

Các nhà nghiên cứu tin rằng tác phẩm này có niên đại khoảng 13.000 năm trước, sớm 4.500 năm so với các phát hiện trước đó trong khu vực. 

"Bức tượng này khác biệt về mặt công nghệ và phong cách so với các mẫu vật khác được tìm thấy ở Tây Âu và Siberia. Nó có thể là mắt xích còn thiếu trong việc truy tìm nguồn gốc của nghệ thuật khắc tượng Trung Quốc thời kỳ đồ đá", Zhanyang Li, Giáo sư tới từ Đại học Sơn Đông cho hay. 

Tác phẩm điêu khắc lâu đời nhất Trung Quốc được tìm thấy trong đống đất bỏ đi  - 1

Các nhà nghiên cứu tin rằng bức điêu khắc này mô phỏng hình ảnh một con chim sẻ. (Ảnh: PLOS)

Các tác phẩm chạm khắc trên ngà voi của động vật và voi ma mút ở châu Âu có niên đại từ 40.000 đến 38.000 năm là những ví dụ đầu tiên về việc con người thời tiền sử tạo ra nghệ thuật dưới dạng không gian ba chiều. Tuy nhiên, do thiếu bằng chứng, không rõ loại hình này lan truyền ra toàn cầu như thế nào. 

Bức tượng điêu khắc chim nằm lẫn trong đống đất bỏ hoang được đào lên trong quá trình đào giếng tại một địa điểm ở Linh Tỉnh, Hà Nam (Trung Quốc) năm 1958. 

Khi ông Li và các đồng nghiệp tới địa điểm trên vào năm 2005, họ may mắn phát hiện một bức điêu khắc này. 

Theo Li, trước khi thành hình, "con chim" này đã trải qua khá nhiều công đoạn từ mài mòn, đánh bóng và khắc hình với một công cụ cắt thép bằng tay. Nó được làm nóng tới ít nhất là 300 độ C. Không rõ ai là chủ nhân của tác phẩm này nhưng Li tin rằng đó là một người có tay nghề cao. 

Tác phẩm này cao 12 mm, có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các tác phẩm tương tự tới từ châu Âu hay Siberia trong cùng thời kỳ, chẳng hạn như phần bệ đỡ. 

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định mặc dù không có cánh nhưng đây là mô phỏng hình ảnh một con chim sẻ. Họ cho rằng sự thiếu hụt bộ phận này có thể là do những hạn chế từ độ dày của xương và vì các công cụ khắc còn khan hiếm. 

Bình luận
vtcnews.vn