• Zalo

Tác hại không ngờ, thức khuya cũng trở thành 'ác mộng'

Sức khỏeThứ Bảy, 21/05/2016 06:47:00 +07:00Google News

Thức khuya khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, thần kinh suy nhược... lâu dần dẫn đến các áp lực nghiêm trọng cho huyết áp, thần kinh, tim mạch.

(VTC News) - Thức khuya khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, thần kinh suy nhược... lâu dần dẫn đến các áp lực nghiêm trọng cho huyết áp, thần kinh, tim mạch. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) đào thải chất độc. Lúc này cơ thể cần trong trạng thái yên tĩnh và thư giãn. Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch.

Nếu một người thức khuya sẽ khiến cơ thể tự rút ngắn hoặc thậm chí bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ gây suy sụp thấy rõ. 
Thức khuya khiến khả năng đề kháng của cơ thể suy yếu
Thức khuya khiến khả năng đề kháng của cơ thể suy yếu 
Suy giảm trí nhớ

Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động não bộ. Thực tế đã chứng minh, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp nhiều lần so với những người bình thường khác.

Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoạt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là tác nhân số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài và không đủ minh mẫn để giải quyết công việc.

Tăng cân

Theo Boldsky, thức khuya thường khiến bạn ít khi có giấc ngủ trọn vẹn. Nếu bạn không ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn, có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ gây ra tình trạng mô mỡ dày trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Nguy cơ về dạ dày và ruột

Tế bào trên niêm mạc dạ dày của người thông thường thay mới 2-3 ngày/lần vào ban đêm. Những người thức khuya thường có xu hướng ăn vào buổi đêm khiến dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Đồng thời, đồ ăn đêm bị lưu giữ ở dạ dày trong thời gian dài khiến dịch dạ dày tiết ra lượng lớn, kích thích lên niêm mạc. Lâu dần dễ gây rách niêm mạc dạ dày, bục dạ dày.

Suy giảm hệ miễn dịch

Mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm
Mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm 
Thường xuyên thức đêm, mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó các chứng bệnh như dị ứng, cảm lạnh …sẽ thay nhau đến làm phiền.

Nguy cơ mắc bệnh tim cao

Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, kèm theo các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp...

Bởi đêm là lúc nhịp tim hạ, mạch máu chậm, cơ thể phù hợp cho trạng thái nghỉ ngơi. Thiếu ngủ làm mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác, nếu thiếu ngủ triền miên có thể bị điếc tai.
Thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, sa sút tinh thần
Thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, sa sút tinh thần 
Như vậy, thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm xuống. Ngày hôm sau đầu óc luôn căng thẳng, không tập trung được trí nhớ, những cơn đau đầu cũng sẽ hành hạ bạn. Ít ngủ có thể gây tăng huyết áp bởi nó khiến các nơron thần kinh luôn ở trong tình trạng hưng phấn, tác động ngược lại cơ thể, bao gồm cả tim và các mạch máu.

Tác hại của việc thức khuya là vô cùng lớn, có thể lâu dài mới phát tác, hoặc gây hậu quả trước mắt như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh.

Video: Để có giấc ngủ ngon

Thúy Nga(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn