(VTC News) - Tổ chức quốc tế có trụ sở tại New York này đã điều tra việc hàng chục nghìn người bị giam giữ trên khắp Syria. Họ đã tiến hành hơn 200 cuộc phỏng vấn với những người được cho là từng bị tra tấn tại các ‘địa ngục’ này.
Báo cáo nêu trên nói, có 27 nhà tù mà cơ quan tình báo đã sử dụng kể từ khi chính quyền của tổng thống Bashar Al-Assad bắt đầu cuộc đàn áp những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ lật đổ ông từ tháng 3/2011.
Tổ chức quốc tế có trụ sở tại New York này đã điều tra việc hàng chục nghìn người bị giam giữ trên khắp Syria. Họ đã tiến hành hơn 200 cuộc phỏng vấn với những người được cho là từng bị tra tấn tại các ‘địa ngục’ này.
Trong đó, 1 người đàn ông 31 tuổi bị bắt giữ tại khu vực Idlib hồi tháng 6 vừa qua đã thuật lại việc anh ta bị lột bỏ quần áo và đánh đập: “Họ bắt đầu siết chặt các ngón tay tôi bằng kìm. Họ đặt kẹp ở ngón tay, ngực và tai tôi và chỉ bỏ ra nếu tôi chịu khai. Những chiếc kẹp ở tai gây cảm giác đau đớn nhất.
Họ còn sử dụng 2 dây điện nối với ắc quy ô tô để gây sốc điện, rồi dí súng điện vào bộ phận sinh dục của tôi 2 lần. Tôi tưởng như tôi không còn cơ hội gặp lại gia đình lần nữa. Họ đã tra tấn tôi như thế trong suốt 3 ngày liền”.
Bản báo cáo này được công bố ngay khi tổng thống Assad tuyên bố ông cảm thấy tiếc vì lực lượng quân đội của ông đã bắn hạ một chiếc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước.
“Tôi xin thề 100% rằng chúng tôi ước gì đã không bắn hạ chiếc máy bay đó”, tờ Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Assad.
Tổ chức Nhân quyền nói, hàng chục nghìn người đã bị giam giữ bởi Cục Tình báo quân đội, Tổng cục Chính trị An ninh và Tổng cục Tình báo Syria. Các tài liệu này phù hợp với những phát biểu trước đó của một cựu sĩ quan tình báo nước này về việc ông thường xuyên buộc phải ra lệnh tra tấn tù nhân.
Trả lời kênh CNN, vị sĩ quan – người sau đó đã bay tới Thổ Nhĩ Kỳ cùng gia đình, nói: “Bất kể chúng tôi muốn tù nhân nói điều gì, họ cũng đều phải khai. Chúng tôi bẻ móng tay của họ bằng kìm và bắt họ ăn chúng. Chúng tôi còn bắt họ uống máu của chính mình trên sàn nhà”.
Tổ chức quan sát nhân quyền liệt kê khoảng hơn 20 hình thức tra tấn dã man được đề ra bởi chính sách của chính phủ Syria, và cho rằng điều này cấu thành tội ác chống nhân loại.
Tổ chức này đã báo cáo lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để đưa các vấn đề của Syria ra Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) để thông qua các biện pháp trừng phạt đối với những người bị buộc tội.
Ông Ole Solvang, nhà nghiên cứu trường hợp khẩn cấp tại Cơ quan Nhân quyền cho biết: “Phạm vi và mức độ vô nhân tính của mạng lưới tra tấn này thực sự khủng khiếp. Nước Nga không nên đưa cánh tay ra bảo vệ đối với những kẻ chịu trách nhiệm về việc này”.
Nga – một đồng minh của Syria – cùng với Trung Quốc đã từng sử dụng quyền phủ quyết đối với 2 nghị quyết của Hội đồng nhằm lên án và đe dọa trừng phạt chính quyền Damascus.
Tuy nhiên, đại diện nước Pháp tại LHQ ông Gerard Araud ngày 2/7 đã nói với báo chí rằng việc đạt đến một sự đồng thuận tại Hội đồng Bảo an để đưa vấn đề Syria ra Tòa án Hình sự quốc tế sẽ rất khó khăn.
Giám đốc phụ trách quyền con người tại LHQ, bà Navi Pillay ngày hôm qua cũng đã tái khẳng định cuộc xung đột tại Syria sẽ có thể được đưa ra ICC bởi “những tội ác chống lại loài người và các tội ác chiến tranh khác đã quá rõ ràng”.
Những bức họa mô tả các phương pháp tra tấn khủng khiếp được Cơ quan tình báo Syria áp dụng với các tù nhân. Họ bị trói, đánh đập bằng dùi cui và dây điện, treo từ trần nhà, dùng kìm tra tấn khắp cơ thể và bị gây sốc điện |
Báo cáo nêu trên nói, có 27 nhà tù mà cơ quan tình báo đã sử dụng kể từ khi chính quyền của tổng thống Bashar Al-Assad bắt đầu cuộc đàn áp những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ lật đổ ông từ tháng 3/2011.
Tổ chức quốc tế có trụ sở tại New York này đã điều tra việc hàng chục nghìn người bị giam giữ trên khắp Syria. Họ đã tiến hành hơn 200 cuộc phỏng vấn với những người được cho là từng bị tra tấn tại các ‘địa ngục’ này.
Trong đó, 1 người đàn ông 31 tuổi bị bắt giữ tại khu vực Idlib hồi tháng 6 vừa qua đã thuật lại việc anh ta bị lột bỏ quần áo và đánh đập: “Họ bắt đầu siết chặt các ngón tay tôi bằng kìm. Họ đặt kẹp ở ngón tay, ngực và tai tôi và chỉ bỏ ra nếu tôi chịu khai. Những chiếc kẹp ở tai gây cảm giác đau đớn nhất.
Họ còn sử dụng 2 dây điện nối với ắc quy ô tô để gây sốc điện, rồi dí súng điện vào bộ phận sinh dục của tôi 2 lần. Tôi tưởng như tôi không còn cơ hội gặp lại gia đình lần nữa. Họ đã tra tấn tôi như thế trong suốt 3 ngày liền”.
Bản báo cáo này được công bố ngay khi tổng thống Assad tuyên bố ông cảm thấy tiếc vì lực lượng quân đội của ông đã bắn hạ một chiếc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước.
“Tôi xin thề 100% rằng chúng tôi ước gì đã không bắn hạ chiếc máy bay đó”, tờ Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Assad.
Tổ chức Nhân quyền nói, hàng chục nghìn người đã bị giam giữ bởi Cục Tình báo quân đội, Tổng cục Chính trị An ninh và Tổng cục Tình báo Syria. Các tài liệu này phù hợp với những phát biểu trước đó của một cựu sĩ quan tình báo nước này về việc ông thường xuyên buộc phải ra lệnh tra tấn tù nhân.
Trả lời kênh CNN, vị sĩ quan – người sau đó đã bay tới Thổ Nhĩ Kỳ cùng gia đình, nói: “Bất kể chúng tôi muốn tù nhân nói điều gì, họ cũng đều phải khai. Chúng tôi bẻ móng tay của họ bằng kìm và bắt họ ăn chúng. Chúng tôi còn bắt họ uống máu của chính mình trên sàn nhà”.
Tổ chức quan sát nhân quyền liệt kê khoảng hơn 20 hình thức tra tấn dã man được đề ra bởi chính sách của chính phủ Syria, và cho rằng điều này cấu thành tội ác chống nhân loại.
Hình ảnh tiết lộ về cuộc chôn cất tập thể những người bị giết bởi chính phủ Syria tại Douma (Nguồn: Daily Mail) |
Tổ chức này đã báo cáo lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để đưa các vấn đề của Syria ra Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) để thông qua các biện pháp trừng phạt đối với những người bị buộc tội.
Ông Ole Solvang, nhà nghiên cứu trường hợp khẩn cấp tại Cơ quan Nhân quyền cho biết: “Phạm vi và mức độ vô nhân tính của mạng lưới tra tấn này thực sự khủng khiếp. Nước Nga không nên đưa cánh tay ra bảo vệ đối với những kẻ chịu trách nhiệm về việc này”.
Nga – một đồng minh của Syria – cùng với Trung Quốc đã từng sử dụng quyền phủ quyết đối với 2 nghị quyết của Hội đồng nhằm lên án và đe dọa trừng phạt chính quyền Damascus.
Tuy nhiên, đại diện nước Pháp tại LHQ ông Gerard Araud ngày 2/7 đã nói với báo chí rằng việc đạt đến một sự đồng thuận tại Hội đồng Bảo an để đưa vấn đề Syria ra Tòa án Hình sự quốc tế sẽ rất khó khăn.
Giám đốc phụ trách quyền con người tại LHQ, bà Navi Pillay ngày hôm qua cũng đã tái khẳng định cuộc xung đột tại Syria sẽ có thể được đưa ra ICC bởi “những tội ác chống lại loài người và các tội ác chiến tranh khác đã quá rõ ràng”.
Thúy Hạnh
Bình luận