Xơ gan là tình trạng gan bị hư hại nặng. Lúc này, các tế bào gan bị tấn công sẽ chết dần, được thay thế bằng các dải mô xơ và các nhân “tái sinh”. Chất xơ và nhân “tái sinh” ngày càng nhiều khiến cấu trúc của gan bị thay đổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, tạo nên xơ gan.
Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đáng chú ý nhất là do: gan nhiễm virus, gan nhiễm mỡ, ứ mật, nhiễm độc và người hay có thói quen sử dụng rượu bia.
Biểu hiện của bệnh
Ở giai đoạn đầu, xơ gan thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, một số người bị xơ gan sẽ cảm thấ: đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon, mệt mỏi, sụt cân, thậm chí suy giảm ham muốn tình dục.
Giai đoạn sau, người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu trên da, da sạm màu, xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da, ngực, bụng, lưng, cổ, mặt hay cánh tay, nước tiểu sậm màu, dễ bị chảy máu mũi, chảy máu chân rằng, da dễ bị bầm tím sau khi va chạm, mắt và da vàng dần.
Ở giai đoạn nặng, người xơ gan sẽ bị vàng da, vàng mắt, phù nề, bụng to, bụng có nước và tràn dịch màng bụng.
Xơ gan nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia, xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng. Đây là giai đoạn gan bị tổn thương nặng nề, thời điểm này gan sẽ không hoạt động, mất đi chức năng trao đổi chất.
Điều này khiến chức năng lọc máu, tiêu hóa, bài tiết mật của gan kém đi, sức đề kháng của người bệnh giảm, dễ mắc các bệnh về đường ruột, tiết niệu, hô hấp và ống mật, gây nguy hại đến tính mạng.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan bao gồm: xuất huyết tiêu hóa, phù chân, báng bụng, hôn mê, não gan, suy thận, nhiễm trùng gan, máu, phổi và nặng nhất là ung thư gan rồi thiệt mạng.
Xuất huyết tiêu hóa: Xơ gan khiến dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến áp lực tại tĩnh mạch cửa cũng như tại các hệ nối cửa/chủ tăng cao, đặc biệt là làm giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình dạ dày.
Các tĩnh mạch này khi giãn quá mức sẽ bị vỡ, gây ra ói máu đỏ tươi lượng nhiều và đi ngoài phân đen. Nếu không xử trí kịp thời rất dễ gây thiệt mạng
Nhiễm trùng: Ngoài lọc máu, gan có có chức năng miễn dịch và lọc thải các độc tố ra khỏi cơ thể để không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên khi gan bị xơ hóa, nó không thực hiện được chức năng của mình từ đó khiến cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng dịch bang, viêm phổi, nhiễm trùng máu.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cho bệnh tình trở nặng hơn cũng như thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện như hôn mê gan, suy thận
Phù chân, báng bụng: Việc tăng áp lực cửa và giảm đạm máu gây nên tình trạng phù chân và tích tụ dịch ở bụng, gọi là báng bụng. Báng bụng quá lâu, dịch tích tụ nhiều có thể bị nhiễm trùng dịch báng. Người bệnh sẽ bị sốt, đau bụng dữ dội, đi cầu ra phân lỏng. Khi thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Suy thận: Người bị suy thận do biến chứng xơ gan sẽ đi tiểu ít dần và lâu ngày không thể đi tiểu được nữa. Đây gọi là hội chứng gan - thận. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh nhân sẽ mất mạng.
Ung thư gan: Người bị xơ gan có nguy cơ bị ung thư gan rất cao. Giai đoạn này, khối u trong gan sẽ gây đau tức vùng dưới sườn phải, người bệnh bị sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là xuất huyết ổ bụng do khối u bị vỡ rồi thiệt mạng.
Theo các chuyên gia, xơ gan là bệnh rất nguy hiểm, nguy cơ thiệt mạng cao, do vậy, việc phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu là việc quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Để phòng ngừng nguy cơ bị xơ gan mọi người cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và tuyệt đối tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
Ngoài ra, mọi người cần kết hợp chế độ tập luyện thể dục thể thao, vận động rèn luyện sức khỏe thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư để phát hiện sớm bệnh.
Bình luận