Trang 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên ngày 6/9 công bố các hình ảnh vệ tinh ghi lại những thay đổi bề mặt tại bãi thử Punggye-ri.
Có thể thấy phần mặt đất bị nâng lên do tác động của các cơn rung chấn, đồng thời xuất hiện những vệt lở đất nhỏ quanh khu vực thử nghiệm.
"Những nhiễu loạn sau vụ thử nghiệm xuất hiện nhiều và xảy ra trên phạm vi rộng hơn so với bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trong 5 thử nghiệm trước đây.
Nhưng không có bằng chứng cho thấy miệng núi lửa như nhiều chuyên gia cảnh báo sẽ sụp đổ do tác động của các cơn rung chấn theo sau vụ thử nghiệm", 38 North cho hay.
Trước đó, một số chuyên gia địa chất từng đề cập tới khả năng núi lửa Paekdu sát biên giới Trung Quốc phun trào sau các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Vụ thử nghiệm hôm 3/9 của Triều Tiên làm dấy lên mối lo ngại về việc các chất phóng xạ có thể phát tán ra bầu khí quyển. Tuy nhiên, Ủy ban An toàn và an ninh hạt nhân của Hàn Quốc mới đây khẳng định không phát hiện các chất phóng xạ, bao gồm khí xenon sau vụ thử hạt nhân được cho là bom H của Triều Tiên.
Bình luận