Hiệu trưởng trường tiểu học Tân Lập 1 (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) giải trình không thuyết phục trước nghi ngờ về việc suất ăn học sinh trường bị xà xẻo.
Vào thời điểm đó, các cô cấp dưỡng của trường đã chia xong phần ăn cho từng cháu, chuyển tới các lớp. Đoàn kiểm tra đã niêm phong tang vật, đề nghị Ban quản lý bán trú, trường TH Tân Lập 1 giải quyết.
Theo ông Nguyễn Tường, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Nha Trang, việc bếp ăn bán trú của trường TH Tân Lập 1 bớt lại thịt, canh trong suất ăn của các em học sinh là chuyện chưa từng thấy trong ngành giáo dục thành phố, không thể chấp nhận được.
Về phía nhà trường, bà Phan Thị Tiến Lợi-Hiệu trưởng tiểu học Tân Lập 1, cho biết: ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban giám hiệu trường đã họp với những người liên quan.
Bếp trưởng bếp ăn bán trú Bùi Thị Dung, 4 nhân viên cấp dưỡng, bà Mai Hồng Vân – Hiệu phó nhà trường và cô giáo Nguyễn Thị Huệ - Chủ tịch Công đoàn trường, đều phải làm tường trình.
Trên cơ sở các bản tường trình đó, bà Lợi sẽ làm tường trình gửi phòng Giáo dục-Đào tạo TP.Nha Trang và UBND phường Tân Lập.
Bà Lợi nói, sáng ngày 30/10, do có đoàn kiểm tra của phòng Giáo dục-Đào tạo TP.Nha Trang về trường nên bếp trưởng Dung phải cập nhật số liệu để báo cáo và nhờ một cô phụ bếp chia thức ăn.
Trường có 15 lớp bán trú, nhưng cô phụ bếp chia thức ăn nhầm thành 16 xô bò xào và 16 xô canh khoai tím nấu tôm.
Sau đó có một cô cấp dưỡng thấy xô thịt còn dư, sợ bị kỷ luật nên giấu đi.
Nhưng tại sao lại chia thịt bò vào 4 bịch ni lông? Trả lời câu hỏi này, bà Lợi nói rằng các cô phải làm vậy để lấy xô trả nhà trường.
Giá 2 ký thịt bò khoảng gần 500 nghìn đồng. Nếu cho rằng 2 ký thịt bò đó là số thịt chia nhầm cho một lớp, thì tính ra mỗi học sinh được ăn lượng thịt bò trị giá khoảng 15.000 đồng, chưa kể canh tôm và cơm.
Trong khi đó, tiền ăn mỗi bữa của một học sinh là 14.000 đồng. Thế nên hiệu trưởng có chấp nhận cách giải thích rằng thịt bò và canh tôm được chia nhầm không? Chia nhầm thịt bò và canh tôm, sao không chia nhầm cơm? Bà Lợi lúng túng trước những câu hỏi trên.
Theo bà Lợi, bà thấy có trách nhiệm đối với vụ việc xảy ra vào ngày 30/10. Tuy nhiên, bà Lợi vẫn có ý cho rằng, Hiệu phó Mai Hồng Vân phải chịu trách nhiệm chính.
Trong biên bản họp vào ngày 14/10 và một số văn bản khác, Hiệu trưởng Lợi đã ủy quyền cho Hiệu phó Vân quản lý hoạt động bán trú, trong thời gian Hiệu trưởng đi học từ ngày 14/10 đến ngày 1/11.
Về điều này, Hiệu phó Mai Hồng Vân cho biết Hiệu trưởng không có văn bản ủy quyền. Trong thời gian đi học, ngày nào, buổi nào Hiệu trưởng Lợi cũng đến trường; Hiệu phó không biết lúc nào mình có thể thay mặt Hiệu trưởng giải quyết công việc (?!)
Thanh tra nhân dân bị vô hiệu hóa
Trong biên bản kiểm tra bếp ăn bán trú trường tiểu học Tân Lập 1 ngày 30/10, có chữ ký của cô Lê Đình Thái Hằng, với tư cách đại diện Thanh tra nhân dân.
Tuy nhiên, theo cô Thái Hằng, Hiệu trưởng không cho cô tham gia giám sát hoạt động của bếp ăn bán trú.
Tại cuộc họp với Hiệu trưởng, Hiệu phó, Chủ tịch Công đoàn trường vào ngày 14/10, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đề nghị, phải có Thanh tra nhân dân của nhà trường tham gia giám sát bếp bán trú.Hiệu trưởng cũng yêu cầu Thanh tra nhân dân có trách nhiệm về việc này.
Tuy nhiên, vấn đề này có rắc rối. Từ ngày 1/10, Trưởng ban Thanh tra nhân dân của trường là cô Minh Hà nghỉ hưu.
Hiệu phó Hồng Vân và Chủ tịch Công đoàn trường Nguyễn Thị Huệ đề nghị thành viên ban Thanh tra nhân dân đương nhiệm là cô Thái Hằng thay cô Hà.
Nhưng Hiệu trưởng Lợi chỉ định cô Vũ Thị Thu Trang- giáo viên Hát – Nhạc làm Trưởng ban Thanh tra nhân dân.
Theo bà Lợi, cô Hằng có phẩm chất đạo đức không tốt, có đơn thư tố cáo vượt cấp, liên quan đến đơn thư nặc danh tố cáo bà Lợi.
Tuy Đại hội công nhân viên chức chưa họp để bầu Thanh tra nhân dân mới, nhưng chi ủy đã thống nhất cử cô Trang, bà Lợi giải thích như vậy.
Trả lời phóng viên về việc này, cô giáo Thu Trang nói, cô không phải là Thanh tra nhân dân, vì chưa được bầu qua đại hội công nhân viên chức của trường.
Theo Nguyễn Đình Quân/ Tiền Phong
Giải trình lòng vòng
Như tin đã đưa, lúc 10h20 ngày 30/10, đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục-Đào tạo TP.Nha Trang phát hiện nửa xô canh khoai tím nấu tôm, 2 ký thịt bò đã xào (trong đó 1 ký đựng trong xô, 1 ký chia vào 4 bịch ni lông) được cất giấu tại bếp ăn bán trú của trường tiểu học Tân Lập 1.
Chia phần ăn cho học sinh ở trường tiểu học Tân Lập 1 trong bữa ăn trưa ngày 1/11 . |
Theo ông Nguyễn Tường, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Nha Trang, việc bếp ăn bán trú của trường TH Tân Lập 1 bớt lại thịt, canh trong suất ăn của các em học sinh là chuyện chưa từng thấy trong ngành giáo dục thành phố, không thể chấp nhận được.
Về phía nhà trường, bà Phan Thị Tiến Lợi-Hiệu trưởng tiểu học Tân Lập 1, cho biết: ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban giám hiệu trường đã họp với những người liên quan.
Bếp trưởng bếp ăn bán trú Bùi Thị Dung, 4 nhân viên cấp dưỡng, bà Mai Hồng Vân – Hiệu phó nhà trường và cô giáo Nguyễn Thị Huệ - Chủ tịch Công đoàn trường, đều phải làm tường trình.
Trên cơ sở các bản tường trình đó, bà Lợi sẽ làm tường trình gửi phòng Giáo dục-Đào tạo TP.Nha Trang và UBND phường Tân Lập.
Trường có 15 lớp bán trú, nhưng cô phụ bếp chia thức ăn nhầm thành 16 xô bò xào và 16 xô canh khoai tím nấu tôm.
Sau đó có một cô cấp dưỡng thấy xô thịt còn dư, sợ bị kỷ luật nên giấu đi.
Nhưng tại sao lại chia thịt bò vào 4 bịch ni lông? Trả lời câu hỏi này, bà Lợi nói rằng các cô phải làm vậy để lấy xô trả nhà trường.
Giá 2 ký thịt bò khoảng gần 500 nghìn đồng. Nếu cho rằng 2 ký thịt bò đó là số thịt chia nhầm cho một lớp, thì tính ra mỗi học sinh được ăn lượng thịt bò trị giá khoảng 15.000 đồng, chưa kể canh tôm và cơm.
Trong khi đó, tiền ăn mỗi bữa của một học sinh là 14.000 đồng. Thế nên hiệu trưởng có chấp nhận cách giải thích rằng thịt bò và canh tôm được chia nhầm không? Chia nhầm thịt bò và canh tôm, sao không chia nhầm cơm? Bà Lợi lúng túng trước những câu hỏi trên.
Hiệu trưởng Phan Thị Tiến Lợi làm việc với các phóng viên. |
Trong biên bản họp vào ngày 14/10 và một số văn bản khác, Hiệu trưởng Lợi đã ủy quyền cho Hiệu phó Vân quản lý hoạt động bán trú, trong thời gian Hiệu trưởng đi học từ ngày 14/10 đến ngày 1/11.
Về điều này, Hiệu phó Mai Hồng Vân cho biết Hiệu trưởng không có văn bản ủy quyền. Trong thời gian đi học, ngày nào, buổi nào Hiệu trưởng Lợi cũng đến trường; Hiệu phó không biết lúc nào mình có thể thay mặt Hiệu trưởng giải quyết công việc (?!)
Thanh tra nhân dân bị vô hiệu hóa
Trong biên bản kiểm tra bếp ăn bán trú trường tiểu học Tân Lập 1 ngày 30/10, có chữ ký của cô Lê Đình Thái Hằng, với tư cách đại diện Thanh tra nhân dân.
Tuy nhiên, theo cô Thái Hằng, Hiệu trưởng không cho cô tham gia giám sát hoạt động của bếp ăn bán trú.
"Chúng tôi phải đóng tiền nhiều hơn trước kia cho bữa ăn của con, nhưng ăn uống quá tệ"-phụ huynh Lê Thị Cẩm Thạch |
Hiệu phó Hồng Vân và Chủ tịch Công đoàn trường Nguyễn Thị Huệ đề nghị thành viên ban Thanh tra nhân dân đương nhiệm là cô Thái Hằng thay cô Hà.
Nhưng Hiệu trưởng Lợi chỉ định cô Vũ Thị Thu Trang- giáo viên Hát – Nhạc làm Trưởng ban Thanh tra nhân dân.
Theo bà Lợi, cô Hằng có phẩm chất đạo đức không tốt, có đơn thư tố cáo vượt cấp, liên quan đến đơn thư nặc danh tố cáo bà Lợi.
Tuy Đại hội công nhân viên chức chưa họp để bầu Thanh tra nhân dân mới, nhưng chi ủy đã thống nhất cử cô Trang, bà Lợi giải thích như vậy.
Trả lời phóng viên về việc này, cô giáo Thu Trang nói, cô không phải là Thanh tra nhân dân, vì chưa được bầu qua đại hội công nhân viên chức của trường.
Theo Nguyễn Đình Quân/ Tiền Phong
Bình luận