(VTC News) - Nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác được cấu thành chủ yếu từ keratin, chất có chủ yếu trong móng tay và tóc người, và vì vậy không có bất cứ giá trị y học nào.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới IUCN cho biết hiện chỉ còn khoảng 35 con tê giác một sừng dòng Java còn sống, đa số tập trung ở một rừng bảo tồn tại Indonesia. Được biết Việt Nam cũng từng có một số lượng tê giác một sừng tương đối. Tuy nhiên năm 2009, phân tích DNA của tê giác ở rừng quốc gia Cát Tiên cho thấy chỉ còn một con còn sống. Chính con tê giác cuối cùng này đã được phát hiện bị bắn chết vào tháng 4 năm sau đó.
Tổ chức Đời sống hoang dã thế giới (World Wildlife Fund) đã tuyên bố tê giác một sừng tuyệt chủng ở Việt Nam từ năm 2011. Tuy nhiên phải đến cuối năm 2012, khi những phân tích DNA mới nhất được công bố, chúng ta mới được biết chắc chắn về số phận của loài vật bị săn lùng gắt gao này.
Với nhiều người tại Việt Nam, niềm tin vào sừng tê giác với khả năng chữa ung thư đã đẩy nhu cầu và giá của "mặt hàng" này lên rất cao, gián tiếp dẫn đến sự săn lùng và tuyệt chủng của loài động vật trong sách đỏ.
Tuy nhiên nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác được cấu thành chủ yếu từ keratin, chất có chủ yếu trong móng tay và tóc người, và vì vậy không có bất cứ giá trị y học nào.
Minh Hà
Tháng 4/2010, những kẻ săn sừng tê giác đã bắn hạ một con tê giác một sừng ở rừng quốc gia Cát Tiên. Phân tích DNA mới nhất cho thấy đây cũng chính là con tê giác cuối cùng trên đất Việt Nam.
Niềm tin vào sừng tê giác với khả năng chữa ung thư đã đẩy nhu cầu và giá của mặt hàng này lên rất cao ở VN. |
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới IUCN cho biết hiện chỉ còn khoảng 35 con tê giác một sừng dòng Java còn sống, đa số tập trung ở một rừng bảo tồn tại Indonesia. Được biết Việt Nam cũng từng có một số lượng tê giác một sừng tương đối. Tuy nhiên năm 2009, phân tích DNA của tê giác ở rừng quốc gia Cát Tiên cho thấy chỉ còn một con còn sống. Chính con tê giác cuối cùng này đã được phát hiện bị bắn chết vào tháng 4 năm sau đó.
Tổ chức Đời sống hoang dã thế giới (World Wildlife Fund) đã tuyên bố tê giác một sừng tuyệt chủng ở Việt Nam từ năm 2011. Tuy nhiên phải đến cuối năm 2012, khi những phân tích DNA mới nhất được công bố, chúng ta mới được biết chắc chắn về số phận của loài vật bị săn lùng gắt gao này.
Với nhiều người tại Việt Nam, niềm tin vào sừng tê giác với khả năng chữa ung thư đã đẩy nhu cầu và giá của "mặt hàng" này lên rất cao, gián tiếp dẫn đến sự săn lùng và tuyệt chủng của loài động vật trong sách đỏ.
Tuy nhiên nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác được cấu thành chủ yếu từ keratin, chất có chủ yếu trong móng tay và tóc người, và vì vậy không có bất cứ giá trị y học nào.
Minh Hà
Bình luận