Một quy trình tắm trắng kéo dài 4-5 tuần có giá từ 3 đến 10 triệu đồng, nhưng tẩy trắng da với thuốc mua ngoài shop chỉ trong 1 tuần với vài chục nghìn đồng.
Hè 2012 vừa qua, thấy bạn bè đua nhau đi tắm trắng, chị H. muốn làm theo nhưng còn e ngại chưa dám. Năm nay tiết trời vừa ấm, chị liền đi mua kem lột và hẹn trước với một thẩm mỹ viện quen để mua liệu trình dưỡng trắng sau khi lột da. Hũ kem lột chị H. mua không nhãn mác, không hề ghi thành phần nguyên liệu cũng như tên nhà sản xuất, trông như hộp caramen gia công. Lọ nguyên liệu trộn thì trông như lọ thuốc nhỏ mũi.
Theo chị H., hè vừa qua bạn bè chị nhiều người đã lột da và tắm trắng, da sáng thấy rõ. Sau khi lột da, các chị sẽ mua gói “trị liệu” dưỡng trắng, hằng ngày tẩy da chết, bôi hỗn hợp cám gạo và sữa, sau đó tắm sạch rồi bôi kem trộn.
Kem trộn được quảng cáo là kem kích trắng nha đam - ngọc trai, giá lẻ 70.000 đồng/100 gam, mua cả ký chỉ 650.000 đồng. Loại “chất lượng” hơn là kem kích trắng tinh chất nhân sâm, giá lẻ 75.000 đồng/gam, bán buôn 700.000 đồng/kg hoặc kem kích trắng tinh chất ngọc trai, bán lẻ 110.000 đồng/100 gam, bán buôn 1.000.000 đồng/kg...
Theo chị H., đây đều là sản phẩm do người bán tự trộn, đôi khi thấy kem chảy nước, ngửi thử thấy có mùi chua.
Trao đổi với chủ một spa trên phố Nguyễn Công Hoan, Hà Nội có dịch vụ dưỡng trắng, chị này cho hay thành phần kem trộn dưỡng trắng chủ yếu là loại thường được gọi là “kem sâm” của Trung Quốc giá chưa đến 20.000 đồng/hộp. “Cơ sở chúng tôi thường dùng bột ngọc trai và nhân sâm trộn cùng kem sâm, ngọc trai bột mua lẻ giá khá cao, tới 250.000 đồng/100 gam và chỉ cho vào chút ít. Còn phần lớn kem trộn trên thị trường có chứa thành phần chất tẩy để giúp da sáng dần, kem có mùi chua tức thành phần tẩy nhiều hơn bình thường” - chủ spa cho biết.
Đủ các loại kem trắng da
Có rất nhiều loại kem làm trắng da đủ mọi nguồn gốc xuất xứ từ kem dạng khô đến kem dạng cát và đủ loại thành phần như: sữa non, sữa dê, sữa ong chúa, ngọc trai, thảo dược được rao bán nhan nhản trên các trang mạng mua bán và trang mạng cá nhân, giá cả từ vài chục đến hàng triệu đồng/sản phẩm. Hầu như những sản phẩm này đều được quảng cáo có công dụng làm da trắng hồng tự nhiên, làm trắng da trong một thời gian ngắn, bôi vào da trông tự nhiên như không bôi, không tạo cảm giác rít.
Đáng chú ý là những sản phẩm kem làm trắng được quảng cáo có công dụng làm trắng tức thì, trắng luôn sau một lần sử dụng, trắng sau một tuần, đồng thời còn có thêm nhiều công dụng khác như giải độc, tăng khả năng chống lại tia tử ngoại UV, UVB.
Giá một liệu trình tắm trắng (gồm 4 bước: tẩy da chết, tắm trắng, massage, bôi kem dưỡng) trong vòng 4-5 tuần hiện dao động 3-4 triệu đến 10 triệu đồng, tùy vào uy tín và quy mô thẩm mỹ viện. Qua tìm hiểu, các sản phẩm kem làm trắng da, kem tắm trắng ở nhiều thẩm mỹ viện hay spa này đều giống là các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hay sản phẩm tự sản xuất theo kinh nghiệm cá nhân chứ không hề qua nghiên cứu, thử nghiệm để đánh giá tác động đến sức khỏe.
Nhân viên ở thẩm mỹ viện N trên đường Kim Liên (Hà Nội) luôn hết lời giới thiệu sản phẩm kem tắm trắng da của mình là hàng nhập ngoại của Pháp, nhưng khi đưa hộp kem tắm trắng cho khách hàng xem thì đó lại là một hũ kem được đóng gói rất thủ công, phía dưới có chữ ghi nguồn gốc từ... New Zealand.
Đều là hóa chất tẩy
Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường - trung tâm miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội - cho biết, rất nhiều trường hợp phải nhập viện để giải quyết những hậu quả do tắm trắng gây ra. Những trường hợp này nhẹ thì bị dị ứng nổi mề đay, nặng hơn là suy hô hấp, phù tạng, rối loạn nhịp tim... Đáng chú ý không chỉ có những người trình độ thấp, thiếu hiểu biết tự ý sử dụng các loại kem pha trộn trôi nổi trên thị trường để tắm trắng, mà nhiều người có địa vị, học vấn cũng trở thành "nạn nhân" của tắm trắng.
Theo bác sĩ Trường, bản chất của các loại kem tẩy trắng da, kem lột da đều chứa những loại hóa chất tẩy. Những chất tẩy này khi được thoa lên da sẽ làm bong tróc lớp biểu bì trên da, để lại phần da non phía trong, do vậy gây nên ảo giác cho người sử dụng về công dụng làm trắng của nó. Tùy từng loại sản phẩm sẽ có liều lượng chất tẩy trắng khác nhau.
Cũng theo bác sĩ Trường, những sản phẩm làm trắng da càng "siêu tốc" bao nhiêu càng nguy hiểm vì trong những sản phẩm này chứa rất nhiều hóa chất tẩy làm bào mòn sâu hơn vào những lớp da non phía trong. Những sản phẩm được quảng cáo là làm trắng từ từ thực chất cũng đều chứa thuốc tẩy, tuy nhiên được trộn với hàm lượng thấp hơn.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quang (Phó giám đốc bệnh viện Da liễu Hà Nội) cũng cảnh báo việc lột da, tẩy trắng siêu tốc là trái với quy luật sinh lý tự nhiên của da, khi tiếp xúc với ánh nắng sẽ rất nguy hiểm vì lớp da ấy còn non, vừa dễ cháy đen da, vừa dễ bắt các tia tử ngoại có hại như UV, UVB...
Theo Tuổi trẻ
Cách đây hơn một tuần, chị H. ở Hoàng Mai (Hà Nội) đi mua hai hũ kem lột ở shop C trên phố Vọng. “Bạn tôi hướng dẫn trộn đều hai nguyên liệu rồi bôi vào những chỗ cần lột, nhưng mỗi lần chỉ được lột ở tay hoặc chân, chỉ cần quấn nilông rồi ủ trong vòng hai giờ. Một tuần sau da sẽ bong ra như da rắn, có một lớp da mới trắng sáng. Tôi đã làm đúng hướng dẫn, lột da chân trước, hôm nay da bắt đầu bong, chỗ nào da bong là đỏ ửng lên và rất rát, nhưng muốn đẹp thì phải cố thôi” - chị H. kể.
Một bộ kem lột trắng da không rõ nguồn gốc, xuất xứ như thế này có thể mua tại các cửa hàng mỹ phẩm giá chỉ có 60.000 đồng.
Một bộ kem lột trắng da không rõ nguồn gốc, xuất xứ như thế này có thể mua tại các cửa hàng mỹ phẩm giá chỉ có 60.000 đồng. |
Hè 2012 vừa qua, thấy bạn bè đua nhau đi tắm trắng, chị H. muốn làm theo nhưng còn e ngại chưa dám. Năm nay tiết trời vừa ấm, chị liền đi mua kem lột và hẹn trước với một thẩm mỹ viện quen để mua liệu trình dưỡng trắng sau khi lột da. Hũ kem lột chị H. mua không nhãn mác, không hề ghi thành phần nguyên liệu cũng như tên nhà sản xuất, trông như hộp caramen gia công. Lọ nguyên liệu trộn thì trông như lọ thuốc nhỏ mũi.
Theo chị H., hè vừa qua bạn bè chị nhiều người đã lột da và tắm trắng, da sáng thấy rõ. Sau khi lột da, các chị sẽ mua gói “trị liệu” dưỡng trắng, hằng ngày tẩy da chết, bôi hỗn hợp cám gạo và sữa, sau đó tắm sạch rồi bôi kem trộn.
Kem trộn được quảng cáo là kem kích trắng nha đam - ngọc trai, giá lẻ 70.000 đồng/100 gam, mua cả ký chỉ 650.000 đồng. Loại “chất lượng” hơn là kem kích trắng tinh chất nhân sâm, giá lẻ 75.000 đồng/gam, bán buôn 700.000 đồng/kg hoặc kem kích trắng tinh chất ngọc trai, bán lẻ 110.000 đồng/100 gam, bán buôn 1.000.000 đồng/kg...
Theo chị H., đây đều là sản phẩm do người bán tự trộn, đôi khi thấy kem chảy nước, ngửi thử thấy có mùi chua.
|
Đủ các loại kem trắng da
Có rất nhiều loại kem làm trắng da đủ mọi nguồn gốc xuất xứ từ kem dạng khô đến kem dạng cát và đủ loại thành phần như: sữa non, sữa dê, sữa ong chúa, ngọc trai, thảo dược được rao bán nhan nhản trên các trang mạng mua bán và trang mạng cá nhân, giá cả từ vài chục đến hàng triệu đồng/sản phẩm. Hầu như những sản phẩm này đều được quảng cáo có công dụng làm da trắng hồng tự nhiên, làm trắng da trong một thời gian ngắn, bôi vào da trông tự nhiên như không bôi, không tạo cảm giác rít.
Đáng chú ý là những sản phẩm kem làm trắng được quảng cáo có công dụng làm trắng tức thì, trắng luôn sau một lần sử dụng, trắng sau một tuần, đồng thời còn có thêm nhiều công dụng khác như giải độc, tăng khả năng chống lại tia tử ngoại UV, UVB.
Giá một liệu trình tắm trắng (gồm 4 bước: tẩy da chết, tắm trắng, massage, bôi kem dưỡng) trong vòng 4-5 tuần hiện dao động 3-4 triệu đến 10 triệu đồng, tùy vào uy tín và quy mô thẩm mỹ viện. Qua tìm hiểu, các sản phẩm kem làm trắng da, kem tắm trắng ở nhiều thẩm mỹ viện hay spa này đều giống là các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hay sản phẩm tự sản xuất theo kinh nghiệm cá nhân chứ không hề qua nghiên cứu, thử nghiệm để đánh giá tác động đến sức khỏe.
Nhân viên ở thẩm mỹ viện N trên đường Kim Liên (Hà Nội) luôn hết lời giới thiệu sản phẩm kem tắm trắng da của mình là hàng nhập ngoại của Pháp, nhưng khi đưa hộp kem tắm trắng cho khách hàng xem thì đó lại là một hũ kem được đóng gói rất thủ công, phía dưới có chữ ghi nguồn gốc từ... New Zealand.
Đều là hóa chất tẩy
Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường - trung tâm miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội - cho biết, rất nhiều trường hợp phải nhập viện để giải quyết những hậu quả do tắm trắng gây ra. Những trường hợp này nhẹ thì bị dị ứng nổi mề đay, nặng hơn là suy hô hấp, phù tạng, rối loạn nhịp tim... Đáng chú ý không chỉ có những người trình độ thấp, thiếu hiểu biết tự ý sử dụng các loại kem pha trộn trôi nổi trên thị trường để tắm trắng, mà nhiều người có địa vị, học vấn cũng trở thành "nạn nhân" của tắm trắng.
Theo bác sĩ Trường, bản chất của các loại kem tẩy trắng da, kem lột da đều chứa những loại hóa chất tẩy. Những chất tẩy này khi được thoa lên da sẽ làm bong tróc lớp biểu bì trên da, để lại phần da non phía trong, do vậy gây nên ảo giác cho người sử dụng về công dụng làm trắng của nó. Tùy từng loại sản phẩm sẽ có liều lượng chất tẩy trắng khác nhau.
Cũng theo bác sĩ Trường, những sản phẩm làm trắng da càng "siêu tốc" bao nhiêu càng nguy hiểm vì trong những sản phẩm này chứa rất nhiều hóa chất tẩy làm bào mòn sâu hơn vào những lớp da non phía trong. Những sản phẩm được quảng cáo là làm trắng từ từ thực chất cũng đều chứa thuốc tẩy, tuy nhiên được trộn với hàm lượng thấp hơn.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quang (Phó giám đốc bệnh viện Da liễu Hà Nội) cũng cảnh báo việc lột da, tẩy trắng siêu tốc là trái với quy luật sinh lý tự nhiên của da, khi tiếp xúc với ánh nắng sẽ rất nguy hiểm vì lớp da ấy còn non, vừa dễ cháy đen da, vừa dễ bắt các tia tử ngoại có hại như UV, UVB...
Theo Tuổi trẻ
Bình luận