Bạn là người luôn quan tâm đến thực phẩm? Nếu vậy, bạn sẽ dựa vào đâu khi lựa chọn thực phẩm? Bạn nghĩ rằng, tất cả những thông tin bạn đọc được trên nhãn mác của sản phẩm đã đầy đủ và chính xác? Trong khi chỉ tập trung xem thành phần protein, hydrat-carbon hoặc đường và Natri có trong thực phẩm vì những chất này có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và cân đối, còn rất nhiều vấn đề và những điều bạn chưa biết về ngành công nghiệp thực phẩm.
Dưới đây là 5 sự thật trong ngành công nghiệp thực phẩm mà những nhà sản xuất không muốn người tiêu dùng biết.
1. Chỉ có một số ít công ty tự chế biến thực phẩm
Với hàng trăm sản phẩm khác nhau tràn ngập lối đi tại các siêu thị, bạn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Tuy nhiên, sự thật là bạn đang lựa chọn giữa những sản phẩm có thể được sản xuất dưới cùng một công ty mẹ- và có khi là cùng một nhà máy.
Ngành công nghiệp thực phẩm luôn giấu người tiêu dùng nhiều điều |
Theo một báo cáo về thực phẩm độc quyền của tổ chức Food & Water Watch, công ty Kellogg Co, General Mills, PepsiCo và Post Foods kiểm soát gần 80% doanh số bán ngũ cốc, khiến người mua hàng khó có thể tìm được một hộp ngũ cốc không thuộc một trong những tập đoàn lớn trên sản xuất.
Mua hàng từ những doanh nghiệp độc lập tại địa phương có thể giúp tiền luân chuyển tại địa phương. Còn về mặt chất lượng thì sao?
Theo giáo sư Philip Howardcủa trường Đại học Michigan State, đồng thời là chuyên gia hệ thống thực phẩm đã trình bày rõ trong email gửi tới tạp chí Forbes: “Khi một thương hiệu thực phẩm được mua lại, thông thường những công ty mẹ sẽ nghĩ cách làm giảm thành phần trong sản phẩm và thay thế bởi những thành phần rẻ hơn để thu lợi nhuận cao hơn”.
2. Những cảnh báo về sức khỏe trên nhãn mác có thể sai sự thật
Đã bao nhiêu lần bạn thay đổi ý định mua sản phẩm chỉ vì trên bao bì của sản phẩm đó có ghi “thành phần tự nhiên” hoặc “nguyên hạt”? Tất nhiên, những sản phẩm này sẽ tốt hơn cho sức khỏe nếu như đó là thông tin đúng. Trong khi một ổ bánh mì hoặc bánh quy giòn có thể chứa thành phần là nguyên hạt lúa mì song dinh dưỡng trong những sản phẩm này có thể giảm nếu như có thêm muối, đường hoặc chất béo chuyển hóa.
Giáo sư dinh dưỡng Marion Nestle đang làm việc tại trường Đại học New York tiết lộ với tờ U.S. News rằng, hàm lượng calorie có trong sản phẩm bị giảm. “Những chất phụ gia này có thể làm mất đi lượng calorie”. Đừng bị che mắt bởi những hình ảnh đẹp mắt về ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ.
Hãy đọc kỹ nhãn mác trên sản phẩm. Nếu bạn quan tâm đến thành phần Natri, chất béo chuyển hóa hoặc đường, hãy đọc về thành phần dinh dưỡng trên sản phẩm.
Ngoài ra, bởi những nguyên phụ liệu được liệt kê theo thứ tự về hàm lượng từ nhiều tới ít, tốt nhất là bạn nên đọc nguyên liệu đầu tiên trong danh sách có đúng là nguyên hạt hoặc bất cứ nguyên liệu nào của sản phẩm có được như quảng cáo hay không.
3. Không chứa chất béo hoặc ít chất béo có thể không tốt cho sức khỏe
Khi trên nhãn của một sản phẩm có ghi “không chứa chất béo” hoặc “ít chất béo”, không có nghĩa là sản phẩm này tốt hơn cho sức khỏe. Khi những công ty thực phẩm nghiên cứu ra một sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp, họ thường thêm một lượng đường hoặc Natri để sản phẩm có vị ngon hơn, vì thế bạn hãy đọc kỹ thành phần trên nhãn trước khi mua.
Ngoài ra những chất béo có lợi cho sức khỏe hay còn gọi là chất béo lành mạnh có thể khiến chúng ta không có cảm giác đói, và được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những cảnh báo về sức khỏe trên nhãn mác có thể sai sự thật |
Chất béo lành mạnh cũng có thể giúp cơ thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Hơn nữa, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh có vị ngon hơn. Để có thực đơn ăn uống hàng ngày khỏe mạnh, khoa học và tốt cho sức khỏe, hãy mua những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên mà không cho thêm đường, và có chứa chất béo lành mạnh.
4. Một số công ty nổi tiếng học chiến lược quảng bá của Big Tobacco
Các công ty thực phẩm luôn có hệ thống tuyên truyền sâu rộng. Mới chỉ 8 năm trước, khi Kraft Foods vẫn thuộc tập đoàn Altria (chủ sở hữu là Philip Morris), công ty này đã sử dụng những chiến lược tương tự như Big Tobacco, ví dụ như vận động chính trị gia và tài trợ cho công trình nghiên cứu có triển vọng để tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm.
Để lựa chọn thực phẩm, bạn nên nhận thức rằng, chúng ta đang chọn đồ ăn trong một môi trường quảng cáo cạnh tranh với những lời khuyên khó hiểu về dinh dưỡng. Vì thế hãy lựa chọn kỹ càng bằng việc tự tìm hiểu về các loại thực phẩm cũng như nguồn gốc của thực phẩm mà bạn mua.
5. Các cửa hàng Big-Box không tốt như bạn nghĩ
Nói cách khác, theo nhiều nghiên cứu về tác động từ các công ty nhỏ độc lập của Civic Economics, đã so sánh tác động của những doanh nghiệp tư nhân độc lập với những doanh nghiệp lớn hơn và chuỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế cho thấy, về thực chất, những doanh nghiệp độc lập mang lại lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế địa phương và tạo ra môi trường sống tốt hơn cho người dân.
Doanh nghiệp tư nhân độc lập phát triển càng khiến dòng tiền lưu động địa phương dồi dào, tạo nhiều việc làm, thương mại phát triển, nhà phúc lợi mọc lên, quỹ phi lợi nhuận được triển khai. Vì vậy, hãy mua sắm tại những doanh nghiệp địa phương và chợ nông sản để làm giàu cho địa phương mình.
Nguyễn Hưng
Bình luận