(VTC News) - Được mong chờ sẽ là nguồn tin chính cho các nhà khoa học về sự sống trên Hành tin Đỏ, thế nhưng Beagle 2 gặp sự cố và phải im lặng trong suốt 11 năm.
Những hình ảnh mới nhất của Beagle 2 cho thấy con tàu của Anh đã hạ cánh thành công xuống bề mặt Hành tinh Đỏ từ năm 2003 nhưng thất bại trong quá trình gửi tín hiệu về Trái đất.
Beagale 2 được phát hiện sau khi các nhà khoa học nghiên cứu hình ảnh chụp từ camera HiRISE của tàu do thám quỹ đạo Sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter của NASA.
Beagle 2 được phóng vào khí quyển Sao Hỏa từ tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan vũ trụ châu Âu năm 2003. Một kế hoạch chi tiết được đặt ra cho Beagle 2 để nó có thể hạ cánh và phát tín hiệu về Trái đất từ bề mặt Sao Hỏa vào đúng Giáng sinh năm 2003.
Tuy nhiên, một sự cố đã xảy ra trong quá trình tiếp đất khiến con tàu trở nên im lặng, trong khi tàu vũ trụ Mars Express vẫn tiếp tục sứ mệnh bay quanh quỹ đạo và nghiên cứu Sao Hỏa cho đến ngày nay.
Beagle 2, tàu thăm dò Sao Hỏa được chế tạo với chi phí 50 triệu Bảng Anh, một con số khá khiêm tốn so với những công trình phóng tàu thăm dò vũ trụ thời điểm đó.
Bealge 2 có thể xem là đứa con tinh thần đáng trân trọng của Giáo sư Colin Pillinger, đến từ Đại học Mở của Anh. Người từng hoạt động rất tích cực để có được những đồng ngân sách hạn hẹp cho dự án Beagle 2.
Tiếc rằng, ông đã qua đời tháng 5/2014 mà không nhận được tin vui từ con tàu mất tích suốt 11 năm qua.
Beagle 2 do Giáo sư Colin Phillinger sáng chế và được lắp ráp tại Đại học Mở ở Milton Keynes. Nó chỉ nặng 34kg, có dạng như một buồng lái có đường kính 65cm, dày 23cm, trên bề mặt có những tấm thu năng lượng mặt trời và 1 cánh tay robot.
Đây là một trong những dự án nghiên cứu không gian quy mô nhất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu - ESA.
Trước khi Beagle 2 thực hiện hành trình đến sao Hỏa, ESA cho thử nghiệm chuyến hạ cánh của con tàu này tại sân bay Oswestry, Anh trong một bầu khí quyển mô phỏng sao Hỏa và Beagle 2 đã vượt qua được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.
Hiện nay, ảnh chụp từ HiRISE không đủ độ nét để xác định bao nhiêu trong số 4 tấm pin mặt trời của Beagle 2 đã được hạ đặt thành công xuống bề mặt Sao Hỏa. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hệ thống ăng ten của con tàu không thể triển khai được.
Những hình ảnh có được hiện nay cho thấy một phần của Beagle 2 cùng chiếc dù nó dùng để tiếp cận bề mặt Sao Hỏa cũng nhưng bộ phận bảo vệ bị văng ra gần đó.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng đã có một vụ va chạm giữa Beagle 2 và bề mặt Sao Hỏa khiến tàu ngừng hoạt động nhưng các bằng chứng mới nhất đã phủ nhận giả thuyết này. Con tàu tiếp đất an toàn và chỉ gặp sự cố khi triển khai pin mặt trời, ăng ten.
Tùng Đinh (Theo The Guardian)
Những hình ảnh mới nhất của Beagle 2 cho thấy con tàu của Anh đã hạ cánh thành công xuống bề mặt Hành tinh Đỏ từ năm 2003 nhưng thất bại trong quá trình gửi tín hiệu về Trái đất.
Beagale 2 được phát hiện sau khi các nhà khoa học nghiên cứu hình ảnh chụp từ camera HiRISE của tàu do thám quỹ đạo Sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter của NASA.
Hình ảnh HiRISE chụp vị trí của tàu Beagle 2 trên Sao Hỏa |
Tuy nhiên, một sự cố đã xảy ra trong quá trình tiếp đất khiến con tàu trở nên im lặng, trong khi tàu vũ trụ Mars Express vẫn tiếp tục sứ mệnh bay quanh quỹ đạo và nghiên cứu Sao Hỏa cho đến ngày nay.
Beagle 2, tàu thăm dò Sao Hỏa được chế tạo với chi phí 50 triệu Bảng Anh, một con số khá khiêm tốn so với những công trình phóng tàu thăm dò vũ trụ thời điểm đó.
Video mô phỏng sứ mệnh của Beagle 2
Bealge 2 có thể xem là đứa con tinh thần đáng trân trọng của Giáo sư Colin Pillinger, đến từ Đại học Mở của Anh. Người từng hoạt động rất tích cực để có được những đồng ngân sách hạn hẹp cho dự án Beagle 2.
Tiếc rằng, ông đã qua đời tháng 5/2014 mà không nhận được tin vui từ con tàu mất tích suốt 11 năm qua.
Beagle 2 do Giáo sư Colin Phillinger sáng chế và được lắp ráp tại Đại học Mở ở Milton Keynes. Nó chỉ nặng 34kg, có dạng như một buồng lái có đường kính 65cm, dày 23cm, trên bề mặt có những tấm thu năng lượng mặt trời và 1 cánh tay robot.
Đây là một trong những dự án nghiên cứu không gian quy mô nhất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu - ESA.
Vị trí Beagle 2, dù và phần bảo vệ của tàu trên bề mặt Sao Hỏa |
Hiện nay, ảnh chụp từ HiRISE không đủ độ nét để xác định bao nhiêu trong số 4 tấm pin mặt trời của Beagle 2 đã được hạ đặt thành công xuống bề mặt Sao Hỏa. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hệ thống ăng ten của con tàu không thể triển khai được.
Những hình ảnh có được hiện nay cho thấy một phần của Beagle 2 cùng chiếc dù nó dùng để tiếp cận bề mặt Sao Hỏa cũng nhưng bộ phận bảo vệ bị văng ra gần đó.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng đã có một vụ va chạm giữa Beagle 2 và bề mặt Sao Hỏa khiến tàu ngừng hoạt động nhưng các bằng chứng mới nhất đã phủ nhận giả thuyết này. Con tàu tiếp đất an toàn và chỉ gặp sự cố khi triển khai pin mặt trời, ăng ten.
Tùng Đinh (Theo The Guardian)
Bình luận