• Zalo

Sử dụng Enzymes Pectinase nâng cao hiệu quả quy trình trích ly dầu gấc

Khoa học - Công nghệThứ Ba, 21/11/2017 14:25:00 +07:00Google News

Phương pháp mới này giúp nâng cao hiệu quả trích ly dầu gấc, hạn chế thất thoát các thành phần dinh dưỡng giá trị chứ hoạt tính sinh học cao trong quá trình trích ly.

anh4

 Chiết xuất dầu gấc thông thường cho hiệu suất không cao và do thời gian trích ly kéo dài nên một số hợp chất sinh học có hoạt tính, giá trị dinh dưỡng cao bị hao hụt (Ảnh minh họa)

Được biết, tác giả của quy trình sử dụng Enzymes Pectinase này là TS. Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long và cộng sự Trần Thị Mỹ Trinh đến từ Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường (trường Đại học Lạc Hồng) .

Theo TS.Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long, gấc là một loại quả quý, chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Các chất vi lượng có trong dầu gấc có tác dụng chống oxy hóa cao, tăng khả năng miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể… Vì vậy, dầu gấc được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, việc sử dụng các dung môi an toàn như nước, cồn thực phẩm trong quá trình trích ly hiện nay mang lại hiệu quả không cao bởi cồn và nước là dung môi có tính phân cực trong khi các vi chất dinh dưỡng có trong màng gấc như Betacaroten, Lyconpen lại là các chất hữu cơ dễ hòa tan trong dung các dung môi này.

Để có được kết quả nghiên cứu tối ưu nhất, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát, lựa chọn dung môi trích ly phù hợp, khảo sát các điều kiện nhiệt độ, thời gian trích ly; nồng độ bổ sung, độ PH, thời gian và nhiệt độ xử lý Enzymes. Qua đó chọn ra được điều kiện trích ly tốt nhất để xây dựng hoàn thiện quy trình trích ly dầu gấc từ màng hạt gấc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp xử lý nguyên liệu bằng Enzymes Pectinase đạt được kết quả tối ưu nhất ở thời gian xử lý Enzymes là 75 phút, với nhiệt độ xử lý 500C, và được trích ly ở nhiệt độ 500C, thời gian trích ly là 6 giờ. Ở các điều kiện này, hiệu suất thu hồi chất chiết gia tăng 4,95% và hàm lượng Beta-caroten là 25,5/100g so với mẫu không xử lý qua trước khi trích ly bằng Enzyme.

Ngoài ra, phương pháp xử lý trước nguyên liệu trích ly bằng Enzymes Pectinase làm tăng hiệu suất thu hồi chất chiết, song một số chỉ số axit và chỉ số peroxyt đều nằm trong giới hạn cho phép, thỏa mãn yêu cầu tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Video: Kết nối chuyển giao công nghệ: Sơn chịu nhiệt BKV

Giải pháp đã xây dựng quy trình trích ly dầu từ màng hạt gấc để thu hồi được hàm lượng Beta-caroten, Lycopen cao nhất bằng Enzyme kết hợp với dung môi phù hợp, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Song song đó, giải pháp góp phần rút ngắn thời gian trích ly và tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm. Giải pháp góp phần định hướng ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thực phẩm mới, thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe con người.

Sau thời gian nghiên cứu, khảo sát, kết quả mà nhóm tác giả ghi nhận còn cho thấy, sử dụng Enzymes Pectinase để xử lý nguyên liệu trước khi trích ly nhằm phá vỡ cấu trúc tế bào màng hạt gấc, tạo điều kiện dễ dàng cho dung môi thẩm thấu và rút trích các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu ra tốt hơn.

Giải pháp thu nhận được những thông số cơ bản cần thiết cho một quy trình trích ly dầu gấc từ nguyên liệu màng hạt gấc, thu hồi hàm lượng Beta-caroten, Lycopen cao hơn hoàn toàn so với bằng dung môi đơn thuần từ nước và cồn thực phẩm.

Kết quả giải pháp góp phần mở thêm phương pháp mới trong việc trích ly giá trị dinh dưỡng của quả gấc phục vụ nhu cầu đời sống, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế cây gấc, cải thiện đời sống cho nông dân trồng gấc.

anh4.1

Đại diện nhóm tác giả nghiên cứu nhận giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2016 

Được biết, kết qủa nghiên cứu đã được chuyển giao cho công TNHH Tam Việt Nông (Đồng Nai) triển khai ứng dụng vào quy trình sản xuất sản phẩm thực phẩm của công ty từ tháng 11 năm 2016.

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn