(VTC News) - Sự cố mất điện vừa xảy ra ở sân bay Tân Sơn Nhất được đánh giá là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh hàng không, điều tương tự đã từng xảy ra trên thế giới?
Sự cố từ thế kỷ trước
Tháng 8/1996, vụ mất điện trên diện rộng ở miền Tây nước Mỹ khiến hệ thống radar ở sân bay Burbank, bang Nam California bị tê liệt trong khoảng 10 phút, khiến các quan chức hàng không nước này hốt hoảng.
Mitch Barker, phát ngôn viên của Cục hàng không liên bang Mỹ khi đó cho biết, hệ thống radar vốn 'không bao giờ gặp sự cố và là cầu nối giữa các nhân viên không lưu với máy bay đã mất khả năng hiển thị độ cao, thông tin đích đến, nhận dạng'.
Tuy nhiên, các nhân viên không lưu của sân bay này vẫn có khả năng nói chuyện trực tiếp với các phi công qua hệ thống liên lạc riêng và điện đã có lại sau vài phút.
Theo tờ Los Angeles Times, trong trường hợp này, khi mà các radar bị tê liệt các dữ liệu sao lưu sẽ được sử dụng để các nhân viên mặt đất có thể hướng dẫn phi công duy trì trạng thái bay an toàn.
Sự cố được cho là xảy ra vì hệ thống máy phát điện dự phòng không kịp hoạt động trong trường hợp khẩn cấp.
Cửa ngõ Indonesia khốn đốn vì mất điện
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta trên đảo Java, Indonesia trải qua một vụ hỗn loạn vào tháng 12/2012 khi sân bay mất điện, ảnh hưởng đến hệ thống radar làm các chuyến bay đến và đi bị gián đoạn.
Sự cố mất điện này kéo dài trong 35 phút, tuy nhiên các nhà quản lý phải vật lộn với hệ thống radar để khởi động trở lại.
Vụ việc khiến ít nhất 50 chuyến bay chuẩn bị cất cánh phải tạm hoãn hoặc định hướng lại, tạo ra hiệu ứng domino làm hàng loạt chuyến bay khác đang hướng đến sân bay cũng phải dừng theo.
Các hành khách khi đó có mặt tại sân bay cho biết không chỉ hệ thống radar mà đèn chiếu sáng ở khu vực này cũng tê liệt, không có điện phát sáng dự phòng gây khó khăn cho quá trình di chuyển trong lúc đợi máy bay hoạt động trở lại.
Tháng 9/2012, cũng tại sân bay này sự cố mất điện đã xảy ra sau khi trạm biến áp cung cấp bị cháy, khiến các máy bay phải duy trì độ cao 45 phút trên không trong khi hệ thống được sửa chữa.
Hỗn loạn ở sân bay quốc tế Ấn Độ
Là một cảng hàng không lớn của Ấn Độ, sân bay quốc tế Indira Gandhi trải qua một phen hoảng loạn khi sự cố mất điện làm radar trở nên vô dụng trong khoảng 30 phút, câu chuyện xảy ra vào đầu tháng 2/2013.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, 24 chiếc máy bay đang chuẩn bị cất cánh và hạ cánh phải tạm hoãn lịch trình. Con số này được cho là khá khiêm tốn khi sự cố xảy ra rơi vào giữa trưa, thời điểm có ít chuyến bay đi và đến.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, để đối phó với sự cố này, các nhân viên không lưu phải làm việc thủ công, hướng dẫn các máy bay giữ vị trí an toàn mà không dùng đến radar.
Sự cố mất điện nghiêm trọng ở Colombia
Cách đây chưa đến 2 tuần, ngày 14/11 vừa qua, sân bay Bogota, cửa ngõ chính của Colombia đã gặp sự cố nghiêm trọng khi đài không lưu mất điện, khiến các radar bị 'mù' trong vòng 8 phút. Nguyên nhân được cho là 2 nhà máy điện là nguồn cấp chính cho sân bay gặp sự cố.
Độ nguy hiểm của sự cố này được đánh giá cao vì tháp không lưu của sân bay Bogota không chỉ theo dõi các chuyến bay ở đây mà còn trên toàn bộ lãnh thổ Colombia.
Gustavo Lenis, giám đốc Cơ quan điều tiết các chuyến bay thương mại của Colombia nói: "Chúng tôi đã bị mù trong vài phút cho đến khi có điện trở lại".
Trong khi đó, Jorge Mario Medina người đứng đầu Hiệp hội phi công dân sự của nước này cho biết khoảng 60 máy bay đã gặp nguy hiểm khi sự cố trên xảy ra. Các máy bay được cho là đều đang ở rất gần nhau và có nguy cơ va chạm cao.
Tùng Đinh
Sự cố từ thế kỷ trước
Tháng 8/1996, vụ mất điện trên diện rộng ở miền Tây nước Mỹ khiến hệ thống radar ở sân bay Burbank, bang Nam California bị tê liệt trong khoảng 10 phút, khiến các quan chức hàng không nước này hốt hoảng.
Mitch Barker, phát ngôn viên của Cục hàng không liên bang Mỹ khi đó cho biết, hệ thống radar vốn 'không bao giờ gặp sự cố và là cầu nối giữa các nhân viên không lưu với máy bay đã mất khả năng hiển thị độ cao, thông tin đích đến, nhận dạng'.
Sân bay ở Burbank, Mỹ nhìn từ trên cao |
Theo tờ Los Angeles Times, trong trường hợp này, khi mà các radar bị tê liệt các dữ liệu sao lưu sẽ được sử dụng để các nhân viên mặt đất có thể hướng dẫn phi công duy trì trạng thái bay an toàn.
Sự cố được cho là xảy ra vì hệ thống máy phát điện dự phòng không kịp hoạt động trong trường hợp khẩn cấp.
Cửa ngõ Indonesia khốn đốn vì mất điện
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta trên đảo Java, Indonesia trải qua một vụ hỗn loạn vào tháng 12/2012 khi sân bay mất điện, ảnh hưởng đến hệ thống radar làm các chuyến bay đến và đi bị gián đoạn.
Sự cố mất điện này kéo dài trong 35 phút, tuy nhiên các nhà quản lý phải vật lộn với hệ thống radar để khởi động trở lại.
Vụ việc khiến ít nhất 50 chuyến bay chuẩn bị cất cánh phải tạm hoãn hoặc định hướng lại, tạo ra hiệu ứng domino làm hàng loạt chuyến bay khác đang hướng đến sân bay cũng phải dừng theo.
Các hành khách khi đó có mặt tại sân bay cho biết không chỉ hệ thống radar mà đèn chiếu sáng ở khu vực này cũng tê liệt, không có điện phát sáng dự phòng gây khó khăn cho quá trình di chuyển trong lúc đợi máy bay hoạt động trở lại.
Tháng 9/2012, cũng tại sân bay này sự cố mất điện đã xảy ra sau khi trạm biến áp cung cấp bị cháy, khiến các máy bay phải duy trì độ cao 45 phút trên không trong khi hệ thống được sửa chữa.
Hỗn loạn ở sân bay quốc tế Ấn Độ
Là một cảng hàng không lớn của Ấn Độ, sân bay quốc tế Indira Gandhi trải qua một phen hoảng loạn khi sự cố mất điện làm radar trở nên vô dụng trong khoảng 30 phút, câu chuyện xảy ra vào đầu tháng 2/2013.
Một góc sân bay quốc tế Indira Gandhi, Ấn Độ |
Truyền thông Ấn Độ cho biết, để đối phó với sự cố này, các nhân viên không lưu phải làm việc thủ công, hướng dẫn các máy bay giữ vị trí an toàn mà không dùng đến radar.
Sự cố mất điện nghiêm trọng ở Colombia
Cách đây chưa đến 2 tuần, ngày 14/11 vừa qua, sân bay Bogota, cửa ngõ chính của Colombia đã gặp sự cố nghiêm trọng khi đài không lưu mất điện, khiến các radar bị 'mù' trong vòng 8 phút. Nguyên nhân được cho là 2 nhà máy điện là nguồn cấp chính cho sân bay gặp sự cố.
Sự cố mất điện ở sân bay chính của Colombia khiến các radar bị 'mù' trong 8 phút |
Gustavo Lenis, giám đốc Cơ quan điều tiết các chuyến bay thương mại của Colombia nói: "Chúng tôi đã bị mù trong vài phút cho đến khi có điện trở lại".
Trong khi đó, Jorge Mario Medina người đứng đầu Hiệp hội phi công dân sự của nước này cho biết khoảng 60 máy bay đã gặp nguy hiểm khi sự cố trên xảy ra. Các máy bay được cho là đều đang ở rất gần nhau và có nguy cơ va chạm cao.
Tùng Đinh
Bình luận