(VTC News) - Chiều 2/1, ông Mai Triệu Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC khẳng định đã "bắt đúng bệnh" sự cố bề mặt cầu Thuận Phước (Đà Nẵng).
Theo đó, sau khi hoàn tất công tác sửa chữa lớn đối với lớp phủ mặt cầu Thuận Phước, cây cầu dây võng lớn nhất Việt Nam vào tháng 8/2013, đến chiều 2/1, Công ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC cho biết việc quan trắc khả năng làm việc của lớp phủ mới đối với mặt cầu Thuận Phước được tiếp tục theo dõi thường xuyên theo từng tuần, từng tháng.
Cuộc "đại phẫu" lớp phủ mặt cầu Thuận Phước diễn ra vào tháng 8/2013 |
Đặc biệt là sẽ đánh giá khả năng làm việc của lớp vật liệu mới này sau khi trải qua giai đoạn làm việc bất lợi với biên độ nhiệt cao xảy ra vào tháng 6,7,8 năm nay.
“Sau thời gian thực nghiệm ngay tại cầu hơn 1 năm trước khi tổng sửa chữa thì gần như chúng tôi đã bắt đúng bệnh của sự cố này. Lớp phủ mặt cầu mới được thay thế bằng lớp bê tông nhựa Polime dày 7cm, có sử dụng phụ gia dính bám Epoxy.
“Sau thời gian thực nghiệm ngay tại cầu hơn 1 năm trước khi tổng sửa chữa thì gần như chúng tôi đã bắt đúng bệnh của sự cố này. Lớp phủ mặt cầu mới được thay thế bằng lớp bê tông nhựa Polime dày 7cm, có sử dụng phụ gia dính bám Epoxy.
Không chỉ vậy, bê tông nhựa sẽ được tăng cường dính bám với mặt cầu bằng các râu thép tăng cường, giữa 2 lớp bê tông nhựa có gia cường thêm bằng sợi thủy tinh… thì tôi tin rằng, tuổi thọ của lớp phủ có thể đạt trên 10 năm...”,ông Mai Triệu Quang cho biết.
"3 tháng của chu kỳ làm việc bất lợi với biên độ dao động nhiệt cao nhất trong năm sẽ được chúng tôi, Sở GTVT Đà Nẵng cùng các chuyên gia sẽ cùng nhau quan trắc và đánh giá lớp vật liệu này”, ông Mai Triệu Quang cho biết thêm.
"3 tháng của chu kỳ làm việc bất lợi với biên độ dao động nhiệt cao nhất trong năm sẽ được chúng tôi, Sở GTVT Đà Nẵng cùng các chuyên gia sẽ cùng nhau quan trắc và đánh giá lớp vật liệu này”, ông Mai Triệu Quang cho biết thêm.
Các lớp hư hỏng được bóc bỏ gần như toàn bộ |
Cầu Thuận Phước được đưa vào sử dụng từ năm 2009, nhưng chỉ sau 1 năm (năm 2010), lớp phủ mặt cầu Thuận Phước đã xuất hiện nhiều vết hư hỏng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến lưu thông của phương tiện qua cầu cũng như mặt thẩm mỹ của cầu Thuận Phước.
Trước tình trạng trên, phía ECC và Sở GTVT TP Đà Nẵng đã lên phương án sửa chữa đối với lớp phủ mặt cầu. Tuy nhiên sau rất nhiều lần sửa chữa, thử nghiệm, tình trạng hư hỏng đối với lớp phủ mặt cầu vẫn tiếp tục xuất hiện.
Và thay thế bằng công nghệ hoàn toàn mới với thép neo |
Trước hư hỏng đó, phía ECC và Sở GTVT Đà Nẵng đã nghiên cứu và tiến hành đóng cầu, cấm phương tiện lưu thông để “đại tu” lớp phủ mặt cầu bằng công nghệ mới.
Được biết, tất cả các chi phí sửa chữa liên quan đến lớp phủ mặt cầu Thuận Phước được ECC tự chi trả với tổng mức sửa chữa hơn 7 tỷ đồng. Đăc biệt, kinh phí sửa chữa lớn được thực hiện vào tháng 8/2013 lên đến hơn 5 tỷ đồng.
Cầu Thuận Phước là cây cầu dây võng với kết cấu dầm hộp thép lớn nhất Việt Nam được bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) với quy mô thiết kế tải trọng H10, vĩnh cửu được thi công từ năm 2003 và đưa vào sử dụng vào năm 2009. Cầu có chiều dài 1.855 m (toàn dự án là 2.119m), rộng 18m cho 4 làn xe lưu thông, tải trọng 13 tấn với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau 1 năm đưa vào hoạt động, lớp phủ mặt cầu liên tục bị hư hỏng và trở nên nặng nề hơn vào mùa nắng nóng cho đến khi cầu được “đại phẫu” lớp phủ mặt cầu vào tháng 8/2013 vừa qua.
Theo các chuyên gia, việc khắc phục sự cố đối với lớp phủ mặt cầu Thuận Phước không chỉ là bài toán của riêng cầu Thuận Phước mà của tất cả các cây cầu có kết cấu bản mặt dầm bằng thép trên cả nước trước tác động của điều kiện thời tiết.
Bê tông nhựa Polime kết hợp dính bám epoxy |
Và sợi thủy tinh gia cường giữa 2 lớp bê tông nhựa |
Tháng 8/2014, ngành chức năng TP Đà Nẵng sẽ đánh giá khả năng làm việc của lớp phủ mặt cầu mới của cầu Thuận Phước |
"Có lẽ đây là bài toán khó nên hầu hết các dự án cầu được xây dựng trong thời gian gần đây rất hạn chế thiết kế kết cấu dầm thép hộp. Nhất là cầu có kết cấu nhịp lớn, liên tục", một chuyên gia cầu đường chia sẻ.
Bửu Lân
Bửu Lân
Bình luận