(VTC News) - Nga đang xây dựng lá chắn tên lửa trên khắp lãnh thổ Syria sau vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga đang làm nhiệm vụ tiêu diệt IS.
Kênh truyền hình Nga Zvezda cho hay nước này đang xây dựng một khu vực phòng không toàn diện tại Syria.
Theo đó, các máy bay và phi công Nga tại căn cứ không quân Hmeymim sẽ được các vũ khí phòng không hiện đại nhất của nước này bảo vệ khỏi mọi mối đe dọa.
Hình ảnh hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đã hiện diện ở Syria |
Sau vụ việc tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga, Bộ Quốc phòng nước này đã lập tức báo cáo với Tổng thống Putin về việc cần thiết phải tăng cường xây dựng các hệ thống phòng không quanh các căn cứ của Nga ở Syria.
24 giờ sau khi chiếc Su-24 bị bắn hạ, Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga, triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 tới lãnh thổ Syria.
S-400 là phiên bản nâng cấp của tên lửa phòng không S-300 Growler. Đây là hệ thống phòng không thế hệ mới, được biên chế duy nhất trong quân đội Nga.
Hệ thống tên lửa hiện đại này của Nga được xem là không ‘vô đối’ trên thế giới, hệ thống phòng không Patriot của Mỹ cũng không phải là đối thủ.
Video: Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 đến trực chiến ở Syria
S-400 sử dụng các tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung để tiêu diệt mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 400km và thậm chí là các mục tiêu ở mặt đất và trên biển.
Bên cạnh đó, S-400 khá linh hoạt, việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không này chỉ mất 15 phút.
Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva ngày 26/11 cảnh báo việc Nga triển khai các tổ hợp tên lửa S-400 tại Syria sẽ làm phức tạp tình hình tại quốc gia Trung Đông này.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Người phát ngôn báo chí của Đại sứ quán Mỹ, ông Willian Stevens nói: "Các tổ hợp như vậy sẽ làm phức tạp hơn tình hình vốn đã khó khăn ở không phận của Syria, trong khi không góp phần thúc đẩy cuộc chiến chống IS vì chúng không có không quân.
Mới đây, nhà phân tích chính trị Nga Pyotr Iskenderov cho rằng hành động khiêu khích ‘chưa từng có’ của Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn đến căng thẳng khiến nhiều người nghĩ đến Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Trong bài viết cho Quỹ Văn hóa chiến lược Nga, chuyên gia Pyotr Iskenderov cho rằng: “Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh sự tồn tại của một xu hướng địa chính trị rất nguy hiểm liên quan trực tiếp đến các nước Trung và Đông Âu, đã là thành viên của NATO và EU hoặc đang có ý định trở thành thành viên của các tổ chức này.
Minh Lý (Theo Sputnik)
Bình luận