(VTC News) – Khi có chiến lược kinh doanh được các quỹ đầu tư ngoại đánh giá cao, cả start-up và đại gia Việt đua nhau hứng dòng vốn ngoại ùn ùn chảy vào.
Start-up hút vốn trăm tỷ
Trong những ngày gần đây, Đào Chi Anh trở thành cái tên “hot” trong giới kinh doanh nói riêng và giới trẻ nói chung. Bà chủ trẻ của KAfe Group, chuỗi nhà hàng cà phê dành cho giới trẻ khiến nhiều người ngỡ ngàng khi gọi vốn thành công từ một quỹ đầu tư ngoại.
KAfe Group cho biết đã nhận được khoản đầu tư 5,5 triệu USD trong vòng đầu tiên của quá trình gọi vốn từ các quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông. Trong đó đáng chú ý là quỹ đầu tư Cassia Investments - một quỹ góp vốn tư nhân tập trung vào ngành tiêu dùng ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc.
Khoản đầu tư này sẽ phục vụ kế hoạch mở rộng The KAfe trên toàn Việt Nam, bắt đầu bằng việc khai trương 4 địa điểm mới của The KAfe tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 10 và sẽ nâng tổng số nhà hàng trên cả nước lên con số 26 vào cuối năm nay.
Đây không phải lần đầu tiên một start-up Việt Nam gọi vốn ngoại thành công nhưng bà chủ Đào Chi Anh vẫn khiến dư luận ngạc nhiên vì trước đó, đa phần các quỹ đầu tư mạo hiểm đều chỉ chú ý tới ngành công nghệ.
Trước KAfe Group, nhiều start-up Việt Nam đã gọi vốn ngoạithành công. “Bom tấn” trong làng gọi vốn không thể không kể đến Cốc Cốc. Trước đây, Hubert Burda Media khiến dư luận “sôi sục” khi công bố: Đầu tư vào Cốc Cốc - một thương hiệu vốn được xem là "Google của Việt Nam".
Năm 2012, CyberAgent Ventures đã cấp vốn cho Foody. Sau đó CyberAgent Ventures cùng với Pix Vine Capital – một nhà đầu tư Singapore – tiếp tục cấp vốn cho Foody.vn ở giai đoạn A. Tới cuối tháng 7 năm nay, quỹ đầu tư Mỹ Tiger Global Investment – lần đầu tiên đầu tư vào một startup ở Việt Nam. Và đó là Foody.
Không chỉ rót vốn vào Foody, CyberAgent Ventures của Nhật Bản đã đầu tư vòng hai vào công ty Vexere - một start-up Việt Nam vận hành website đặt vé xe khách trực tuyến vexere.com.
Có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2008, CAV đã đầu tư vào 15 công ty (Foody, Tiki, NCT, Vatgia, DKT, Vexere, Baokim, CleverAds, Websosanh, Batdongsan...) với số vốn giải ngân trung bình từ 700.000 - 1 triệu USD/công ty.
Tappy cũng là ví dụ cho việc start-up gọi vốn ngoại thành công. Chỉ hơn 12 tháng sau khi thành lập, Tappy, ứng dụng di động “tám”, cho phép những người dùng đang ở cùng một địa điểm có thể dễ dàng trò chuyện với nhau đã nhận được khoản 200.000 USD vốn ban đầu từ các nhà đầu tư ngoại.
Đại gia hút vốn ngàn tỷ
Tới nay, 5,5 triệu USD (130 tỷ đồng) là con số “khủng” nhất cho lần gọi vốn đầu tiên của một start-up Việt. Còn với đại gia, giá trị có một thương vụ đầu tư có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Cuối năm 2014, VinaCapital và Daiwa PI Partners khiến ngành sữa Việt Nam xôn xao khi công bố rót 45 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) vào công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP). Nguồn vốn “khủng” này giúp VinaCapital và Daiwa PI Partners sở hữu 70% vốn và trở thành cổ đông lớn tại IDP.
Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi là một trong những doanh nhân ngoại đặc biệt chú ý tới thị trường Việt Nam. Sau khi gây ồn ào với thương vụ mua Metro Việt Nam, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi lại rót ngàn tỷ vào Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Vào ngày 21/8/2014, Vinamilk công bố thông tin F&N Dairy Investments Pte Ltd (F&N) của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã hoàn tất thương vụ mua 15 triệu cổ phiếu của Vinamilk. Sau thương vụ này, F&N đã sở hữu hơn 110 triệu cổ phiếu Vinamilk, tương đương 11,04% cổ phần. F&N trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Vinamilk, chỉ sau SCIC.
Theo thị giá ngày 19//10 của cổ phiếu VNM, lượng cổ phiếu VNM do F&N có giá trị lên tới 16.650 tỷ đồng, tăng mạnh so với thị giá 12.500 tỷ đồng ở thời điểm F&N vừa mua vào VNM. Lợi ích của F&N còn lớn hơn nhiều nếu tính cả lượng cổ tức khủng mà công ty của tỷ phú Thái Lan nhận được.
Công ty Cổ phần Bibica (BBC) là một trong những “ông lớn” của làng bánh kẹo Việt Nam. Chỉ dựa vào sức mình, BBC cũng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhưng tham vọng quá lớn, BBC đã tìm đến nguồn vốn ngoại củng cố sức mạnh. Đối tác mà BBC chọn chính là Lotte.
Năm 2007, BBC hồ hởi công bố thương vụ khủng với Lotte. Theo đó, Lotte “phá giá” thị trường khi mua vào cổ phiếu BBC với giá cao ngất ngưởng. Tại thời điểm giá trên sàn của Bibica là 70.000 - 80.000 đồng/CP, Lotte đã mua với giá 110.000 đồng/CP.
Có thể thấy, vốn ngoại không ngừng rót vốn các doanh nghiệp Việt, từ các đơn vị đã khẳng định được tên tuổi tới những start-up tiềm năng. Tuy nhiên, hợp đồng không chặt chẽ và không kiểm soát được đối tác, nguy cơ bị thâu tóm luôn hiển hiện ở các doanh nghiệp gọi vốn ngoại thành công.
Bảo Linh
Start-up hút vốn trăm tỷ
Trong những ngày gần đây, Đào Chi Anh trở thành cái tên “hot” trong giới kinh doanh nói riêng và giới trẻ nói chung. Bà chủ trẻ của KAfe Group, chuỗi nhà hàng cà phê dành cho giới trẻ khiến nhiều người ngỡ ngàng khi gọi vốn thành công từ một quỹ đầu tư ngoại.
KAfe Group cho biết đã nhận được khoản đầu tư 5,5 triệu USD trong vòng đầu tiên của quá trình gọi vốn từ các quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông. Trong đó đáng chú ý là quỹ đầu tư Cassia Investments - một quỹ góp vốn tư nhân tập trung vào ngành tiêu dùng ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc.
Khoản đầu tư này sẽ phục vụ kế hoạch mở rộng The KAfe trên toàn Việt Nam, bắt đầu bằng việc khai trương 4 địa điểm mới của The KAfe tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 10 và sẽ nâng tổng số nhà hàng trên cả nước lên con số 26 vào cuối năm nay.
Đào Chi Anh, bà chủ trẻ của KAfe Group vừa nhận được khoản vốn 5,5 triệu USD từ quỹ đầu tư ngoại |
Trước KAfe Group, nhiều start-up Việt Nam đã gọi vốn ngoạithành công. “Bom tấn” trong làng gọi vốn không thể không kể đến Cốc Cốc. Trước đây, Hubert Burda Media khiến dư luận “sôi sục” khi công bố: Đầu tư vào Cốc Cốc - một thương hiệu vốn được xem là "Google của Việt Nam".
Năm 2012, CyberAgent Ventures đã cấp vốn cho Foody. Sau đó CyberAgent Ventures cùng với Pix Vine Capital – một nhà đầu tư Singapore – tiếp tục cấp vốn cho Foody.vn ở giai đoạn A. Tới cuối tháng 7 năm nay, quỹ đầu tư Mỹ Tiger Global Investment – lần đầu tiên đầu tư vào một startup ở Việt Nam. Và đó là Foody.
Không chỉ rót vốn vào Foody, CyberAgent Ventures của Nhật Bản đã đầu tư vòng hai vào công ty Vexere - một start-up Việt Nam vận hành website đặt vé xe khách trực tuyến vexere.com.
Có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2008, CAV đã đầu tư vào 15 công ty (Foody, Tiki, NCT, Vatgia, DKT, Vexere, Baokim, CleverAds, Websosanh, Batdongsan...) với số vốn giải ngân trung bình từ 700.000 - 1 triệu USD/công ty.
Tappy cũng là ví dụ cho việc start-up gọi vốn ngoại thành công. Chỉ hơn 12 tháng sau khi thành lập, Tappy, ứng dụng di động “tám”, cho phép những người dùng đang ở cùng một địa điểm có thể dễ dàng trò chuyện với nhau đã nhận được khoản 200.000 USD vốn ban đầu từ các nhà đầu tư ngoại.
Đại gia hút vốn ngàn tỷ
Tới nay, 5,5 triệu USD (130 tỷ đồng) là con số “khủng” nhất cho lần gọi vốn đầu tiên của một start-up Việt. Còn với đại gia, giá trị có một thương vụ đầu tư có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Cuối năm 2014, VinaCapital và Daiwa PI Partners khiến ngành sữa Việt Nam xôn xao khi công bố rót 45 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) vào công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP). Nguồn vốn “khủng” này giúp VinaCapital và Daiwa PI Partners sở hữu 70% vốn và trở thành cổ đông lớn tại IDP.
Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi là một trong những doanh nhân ngoại đặc biệt chú ý tới thị trường Việt Nam. Sau khi gây ồn ào với thương vụ mua Metro Việt Nam, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi lại rót ngàn tỷ vào Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Vào ngày 21/8/2014, Vinamilk công bố thông tin F&N Dairy Investments Pte Ltd (F&N) của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã hoàn tất thương vụ mua 15 triệu cổ phiếu của Vinamilk. Sau thương vụ này, F&N đã sở hữu hơn 110 triệu cổ phiếu Vinamilk, tương đương 11,04% cổ phần. F&N trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Vinamilk, chỉ sau SCIC.
Theo thị giá ngày 19//10 của cổ phiếu VNM, lượng cổ phiếu VNM do F&N có giá trị lên tới 16.650 tỷ đồng, tăng mạnh so với thị giá 12.500 tỷ đồng ở thời điểm F&N vừa mua vào VNM. Lợi ích của F&N còn lớn hơn nhiều nếu tính cả lượng cổ tức khủng mà công ty của tỷ phú Thái Lan nhận được.
Công ty Cổ phần Bibica (BBC) là một trong những “ông lớn” của làng bánh kẹo Việt Nam. Chỉ dựa vào sức mình, BBC cũng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhưng tham vọng quá lớn, BBC đã tìm đến nguồn vốn ngoại củng cố sức mạnh. Đối tác mà BBC chọn chính là Lotte.
Năm 2007, BBC hồ hởi công bố thương vụ khủng với Lotte. Theo đó, Lotte “phá giá” thị trường khi mua vào cổ phiếu BBC với giá cao ngất ngưởng. Tại thời điểm giá trên sàn của Bibica là 70.000 - 80.000 đồng/CP, Lotte đã mua với giá 110.000 đồng/CP.
Có thể thấy, vốn ngoại không ngừng rót vốn các doanh nghiệp Việt, từ các đơn vị đã khẳng định được tên tuổi tới những start-up tiềm năng. Tuy nhiên, hợp đồng không chặt chẽ và không kiểm soát được đối tác, nguy cơ bị thâu tóm luôn hiển hiện ở các doanh nghiệp gọi vốn ngoại thành công.
Bảo Linh
Bình luận