Chia sẻ trên facebook của mình, chị Trang Lê (Hà Tĩnh) cho biết mình đã áp dụng cách sử dụng hành tăm để trị ho, sổ mũi cho con rất hiệu quả.
Cách làm rất đơn giản:
- Đầu tiên rửa sạch hành tăm, sau đó đập thật nhỏ.
- Đặt hành tăm đã đập vào lòng bàn chân của bé, dùng băng dán lại và để qua đêm.
- Sáng hôm sau tháo băng và bỏ phần hành tăm khỏi chân con.
Chị Trang Lê cho biết, nhờ làm cách này chỉ sau 3 đêm bé hết hẳn sổ mũi, không còn sốt và ói ra được rất nhiều đờm xanh. Chị cũng cho biết loại hành này ở miền Trung gọi là hành tăm, miền Nam gọi là hành nén là loại gia vị rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình.
Thực hư bài thuốc trị ho, sổ mũi bằng hành tăm
Hành tăm hay còn gọi là hành trắng, củ nén, tên khoa học là Allium schoenoprasum một loại thực vật thuộc họ hành. Được trồng ở nhiều nước châu Âu, châu Á, và Bắc Mỹ. Hành tăm thường được dùng làm gia vị. Trong Đông Y còn có tác dụng như 1 vị thuốc.
Hành tăm thu hoạch vào mùa hè thu, thường được dùng tươi cũng có khi ngâm rượu và sắc uống. Ở nước ta hiện nay hành tăm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Video: Công dụng kỳ diệu của quả hồng bì không phải ai cũng biết
Theo Đông y, hành tăm có tính nóng, vị cay, mùi hăng nồng, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn, côn trùng cắn và ngộ độc chì.
Những nghiên cứu mới đây phát hiện trong hành tăm có chứa các chất như: metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, nhiều silicium. Là những chất có tính kháng sinh, kháng viêm, sát trùng đường hô hấp hiệu quả.
Trao đổi về bài thuốc này trên trang Emdep, BS Trần Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: ““Hành tăm là thực phẩm họ hành, có chứa phytonxit có tác dụng như một loại kháng sinh chống nhiễm khuẩn tự nhiên. Có hai cách dùng hành tăm, đó là dùng ngoài da và đường ăn uống. Tuy nhiên, dùng đường ăn uống thì chỉ nên áp dụng cho bé trên 1 tuổi”.
Tuy rằng y học cổ truyền đã ghi nhận công dụng chữa bệnh của hành tăm, nhưng BS Hùng cũng khuyến cáo các mẹ không nên tuyệt đối hóa tá dụng của bài thuốc này, bởi tùy theo cơ thể từng bé mà hiệu quả có thể khác nhau. Nếu mẹ thử dùng cách này trong 2, 3 ngày mà không thấy con có dấu hiệu đỡ, thì nên đưa bé tới bệnh viện để khám, phát hiện nguyên nhân và điều trị đúng cách. Tránh để bệnh của trẻ quá nặng rồi mới đưa đến bệnh viện có thể dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm.
Bình luận