Do đó, việc hình thành các khu đô thị sinh thái liền kề các thành phố lớn được xem là cứu cánh mới, giúp cho siêu đô thị ở Việt Nam duy trì được nhịp độ phát triển bền vững trong tương lai.
Ô nhiễm, tốc độ đô thị hóa thúc đẩy nhu cầu sống xanh
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam là 57%, gia tăng đáng kể so với 2018 là 36%, điều này sẽ kéo theo thách thức về giải pháp kết nối về nhà ở, giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch, khan hiếm về vật liệu xây dựng và hơn hết là chất lượng không khí.
Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM luôn nằm trong tình trạng báo động “đỏ” về ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Theo kết quả quan trắc ô nhiễm không khí thời gian qua trên địa bàn TP.HCM tại 20 vị trí cho thấy, ô nhiễm bụi, nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí đang ở mức cao.
Trong khi đó, Hà Nội nằm trong nhóm 2 thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á theo số liệu của AirVisual năm 2018. Thực trạng này không chỉ là một thách thức với các cơ quan chuyên trách mà còn là một bài toán mà mỗi cá nhân phải tự tìm giải pháp cho mình bởi những tác hại khôn lường lên chính sức khỏe và chất lượng sống của mỗi người.
Do vậy, cũng dễ dàng nhận thấy trong thời gian gần đây, ngoài việc kêu gọi tiết kiệm điện, nước, các trào lưu sống xanh được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông và diễn ra trong đời sống hàng ngày như phong trào hạn chế sử dụng ống hút nhựa, khuyến khích sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên hoặc có thể tái sử dụng; các siêu thị lớn phát động phong trào sử dụng lá chuối bọc thực phẩm thay túi ni-lông…
Theo một nghiên cứu toàn cầu của Nielsen thực hiện năm 2018 về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, 64% các đối tượng tham gia nghiên cứu (từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) cho biết sẵn sàng trả thêm tiền để được sử dụng các sản phẩm có tính năng bền vững, công trình xanh (cao hơn mức 50% của năm 2012).
Từ sống xanh đến ở xanh
Phong cách ở xanh trong các khu đô thị hiện đại, tích hợp công nghệ cao được dự báo sẽ ngày càng ưa chuộng ở Việt Nam, tương tự như các quốc gia trong khu vực.
Nắm bắt nhu cầu này, các dự án bất động sản (BĐS) ngày càng được chủ đầu tư quan tâm đến việc thiết kế và dành nhiều diện tích cho không gian xanh. Các khu vực lân cận TPHCM được ưu tiên lựa chọn bởi đáp ứng được những điều kiện về quỹ đất, cảnh quan thiên nhiên… theo yêu cầu mới.
Mới đây tập đoàn Novaland vừa ra mắt dự án khu đô thị sinh thái ngay tại cửa ngõ phía Đông TP.HCM. Khu đô thị sinh thái Aqua City này nằm ở xã Long Hưng (Biên Hòa), ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2, sát quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Dự án nằm trong bán kính chỉ 5km đến sân Golf Long Thành và Thủ Đức, 7km đến khu du lịch quốc tế Sơn Tiên và dự kiến sau khi đường Hương Lộ 2 hoàn thành và kết nối vào cao tốc Long Thành – Dầu Giây thì từ dự án về TPHCM chỉ mất khoảng 15 phút chạy xe ô tô.
Với diện tích lên đến hơn 100 ha, được bao quanh bởi hệ thống sông lớn Đồng Nai, sông Buông, sông Trong, sông Lái Nguyệt và các kênh rạch, dự án đã có đủ điều kiện cần để qui hoạch một khu đô thị sinh thái chuẩn mực. Hơn thế, dự án còn ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ để tạo ra một môi trường sống xanh hiện đại và tiện ích hoàn chỉnh cho cư dân Aqua City. Có thể kể đến việc ứng dụng năng lượng mặt trời cho các tiện ích công cộng như hệ thống đèn đường cảm ứng, bãi đậu xe, xe buýt năng lượng xanh… và hệ thống thu gom phân loại rác thải.
Rõ ràng, khi nhu cầu sống xanh ngày càng gia tăng thì các doanh nghiệp lớn sẽ vào cuộc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. Và Aqua City là một minh chứng, giúp giải tỏa phần nào cơn khát về một không gian sống xanh cũng như sở hữu một tài sản chất lượng, có tiềm năng sinh lợi cao nhờ đón đầu xu hướng.
Bình luận