Với hải trình hơn 200km tính từ Rạch Giá, chuyến tàu khách phải dừng chặng tại Phú Quốc và lênh đênh thêm 7 giờ nữa mới đến được Thổ Chu, tổng thời gian hơn 11 giờ trên biển, còn nếu đi theo tàu chở hàng, chuyến hải trình có thể kéo dài hơn 20 giờ.
Không có việc gì khó
Tách biệt, cách trở với đất liền và Thổ Chu được xem như cực Tây Nam của Việt Nam nên vùng đất này có một vị trí đặc biệt trong bản đồ của đất nước… Vì thế, việc giữ thông tin liên lạc cho người dân vùng đảo được xem như một mạch sống gắn liền đảo với đất, với thế giới bên ngoài.
Một hòn đảo cách xa đất liền, sóng di động cũng khó ổn định, dễ có vùng lõm. Chưa hết, do có 21km đường bờ biển tiếp giáp với nước bạn, việc chồng lấn sóng vẫn hay xảy ra nên việc muốn kết nối Internet là cả một quá trình gian nan… Thế nhưng, từ khi Viettel mang sóng di động và 3G ra đảo tiền tiêu Thổ Chu, vùng đảo xa không còn xa xôi trong kết nối thông tin liên lạc. Để có được sóng di động ở đây cũng như kết nối Internet bằng 3G là cả một câu chuyện bền bỉ và không kém phần gian khó…
Đây có thể coi là trạm phát sóng biển đảo đặc biệt bậc nhất Việt Nam vì các lý do: Trạm khởi công từ năm 2011 nhưng phải tới cuối năm 2014 mới có thể hoàn thành bởi việc thi công quá khó khăn. Chỉ riêng việc đục đá tảng xuống sâu hơn 2,7m ở độ cao 200m so với mực nước biển để đổ bê tông móng cho trạm đã mất tới 6 tháng. Đường vận chuyển thiết bị lên xây trạm quá khó khăn, các khối thiết bị nặng hơn 60 tấn nhưng lại không thể chở lên bằng xe tải trọng lớn nên nhiều thứ phải được tháo dỡ chi tiết, mang lên bằng sức người. Sau đó, các chi tiết được lắp lại để thi công.
Và cũng cần kể đến rất nhiều chi phí cho việc xây dựng trạm kéo dài tới hơn 2 năm, chỉ riêng tiền thiết bị đã tốn tới 12 tỷ đồng (gấp nhiều lần một trạm thông thường). Việc vận hành cũng khó khăn hơn rất nhiều so với trạm thông thường, bởi phải chạy máy nổ 9 giờ/ngày…
Để sóng không bị vùng lõm, ông Trần Phước Ninh, Giám đốc Viettel Kiên Giang, cho biết các trạm tích hợp mang số 4, 5, 6 đang được triển khai, sẽ tránh được vùng lõm từ Phú Quốc đến Thổ Chu, giúp cho người dùng không bị mất sóng trong suốt hải trình. Trong khi đó tại các khu vực như quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, các trạm tiếp sóng và phát sóng luôn hướng sóng về Thổ Chu, tạo tam giác ma trận kết nối, đảm bảo người dùng luôn dễ dàng liên lạc thông tin với nhau. Ngay cả những khu vực bị khuất sóng tại quần đảo Thổ Chu như Hòn Từ, cũng đang được Viettel lên kế hoạch tiếp sóng...
Đảo tiền tiêu không còn “xa”
Phủ trạm đã khó, nhưng bảo trì trạm cũng không đơn giản. Viettel Kiên Giang cho biết đơn vị này luôn có chuyên viên kỹ thuật túc trực tại Thổ Chu để kịp thời ứng cứu thông tin khi có sự cố. Đồng thời, chuyên viên cũng đảm bảo vận hành 24/24 giờ trạm phát sóng trên đảo khi mà điện ở đây chỉ phát 15 giờ mỗi ngày. Như thế, để có sóng 2G trong khu vực biển rộng lớn gồm nhiều hòn đảo, công sức đổ ra của nhà mạng cho việc khảo sát, lắp trạm là rất lớn…
Sóng 3G để sử dụng các dịch vụ Internet cũng là một nỗ lực lớn của nhà mạng này. Ở đảo Thổ Chu, điểm cao nhất được Viettel chọn làm nơi đặt trạm thu phát sóng 3G. Đoạn đường lên trạm cách mực nước biển gần 200m, trông rợn người với dốc đá chông chênh. Đoạn đường còn lầy lội, độ nghiêng dốc đến cả xe chuyên dụng cũng khó khăn khi di chuyển… Trạm BTS này cũng rất đặc biệt, với công suất cực lớn và vùng phủ có bán kính tới 100km nhưng chỉ phục vụ khoảng 500 hộ dân trên đảo (trạm bình thường phải phục vụ trên 10.000 người).
Giám đốc Viettel Kiên Giang Trần Phước Ninh chia sẻ: “Với trạm 3G đặc biệt này cùng nhiều dịch vụ khác, chúng tôi không nhắm tới mục tiêu kinh doanh mà mong muốn người dân nơi đây có thêm cơ hội tiếp cận với thế giới Internet đang rộng mở. Đây cũng là một trong những hành động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với đảo cực Tây Nam của Tổ quốc”.
Như thế, nay trên đảo Thổ Chu người dân đã không còn khó khăn khi dùng Internet, nhất là các ứng dụng Internet trên di động. Vùng phủ sóng của sóng di động cũng đã rộng khắp, tạo nên sự an tâm, tiện lợi trong thông tin liên lạc cho ngư dân, cũng như người dân khi di chuyển quanh khu vực này… Đây là giá trị thực sự của việc phủ sóng di động vùng biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
Không có việc gì khó
Tách biệt, cách trở với đất liền và Thổ Chu được xem như cực Tây Nam của Việt Nam nên vùng đất này có một vị trí đặc biệt trong bản đồ của đất nước… Vì thế, việc giữ thông tin liên lạc cho người dân vùng đảo được xem như một mạch sống gắn liền đảo với đất, với thế giới bên ngoài.
Trạm BTS 3G trên đảo Thổ Chu cao 72m, nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển với khung thép nặng 60 tấn và phải thi công gần 3 năm mới hoàn thành. |
Đây có thể coi là trạm phát sóng biển đảo đặc biệt bậc nhất Việt Nam vì các lý do: Trạm khởi công từ năm 2011 nhưng phải tới cuối năm 2014 mới có thể hoàn thành bởi việc thi công quá khó khăn. Chỉ riêng việc đục đá tảng xuống sâu hơn 2,7m ở độ cao 200m so với mực nước biển để đổ bê tông móng cho trạm đã mất tới 6 tháng. Đường vận chuyển thiết bị lên xây trạm quá khó khăn, các khối thiết bị nặng hơn 60 tấn nhưng lại không thể chở lên bằng xe tải trọng lớn nên nhiều thứ phải được tháo dỡ chi tiết, mang lên bằng sức người. Sau đó, các chi tiết được lắp lại để thi công.
Và cũng cần kể đến rất nhiều chi phí cho việc xây dựng trạm kéo dài tới hơn 2 năm, chỉ riêng tiền thiết bị đã tốn tới 12 tỷ đồng (gấp nhiều lần một trạm thông thường). Việc vận hành cũng khó khăn hơn rất nhiều so với trạm thông thường, bởi phải chạy máy nổ 9 giờ/ngày…
Để sóng không bị vùng lõm, ông Trần Phước Ninh, Giám đốc Viettel Kiên Giang, cho biết các trạm tích hợp mang số 4, 5, 6 đang được triển khai, sẽ tránh được vùng lõm từ Phú Quốc đến Thổ Chu, giúp cho người dùng không bị mất sóng trong suốt hải trình. Trong khi đó tại các khu vực như quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, các trạm tiếp sóng và phát sóng luôn hướng sóng về Thổ Chu, tạo tam giác ma trận kết nối, đảm bảo người dùng luôn dễ dàng liên lạc thông tin với nhau. Ngay cả những khu vực bị khuất sóng tại quần đảo Thổ Chu như Hòn Từ, cũng đang được Viettel lên kế hoạch tiếp sóng...
Đảo tiền tiêu không còn “xa”
Phủ trạm đã khó, nhưng bảo trì trạm cũng không đơn giản. Viettel Kiên Giang cho biết đơn vị này luôn có chuyên viên kỹ thuật túc trực tại Thổ Chu để kịp thời ứng cứu thông tin khi có sự cố. Đồng thời, chuyên viên cũng đảm bảo vận hành 24/24 giờ trạm phát sóng trên đảo khi mà điện ở đây chỉ phát 15 giờ mỗi ngày. Như thế, để có sóng 2G trong khu vực biển rộng lớn gồm nhiều hòn đảo, công sức đổ ra của nhà mạng cho việc khảo sát, lắp trạm là rất lớn…
Sóng 3G để sử dụng các dịch vụ Internet cũng là một nỗ lực lớn của nhà mạng này. Ở đảo Thổ Chu, điểm cao nhất được Viettel chọn làm nơi đặt trạm thu phát sóng 3G. Đoạn đường lên trạm cách mực nước biển gần 200m, trông rợn người với dốc đá chông chênh. Đoạn đường còn lầy lội, độ nghiêng dốc đến cả xe chuyên dụng cũng khó khăn khi di chuyển… Trạm BTS này cũng rất đặc biệt, với công suất cực lớn và vùng phủ có bán kính tới 100km nhưng chỉ phục vụ khoảng 500 hộ dân trên đảo (trạm bình thường phải phục vụ trên 10.000 người).
Giám đốc Viettel Kiên Giang Trần Phước Ninh chia sẻ: “Với trạm 3G đặc biệt này cùng nhiều dịch vụ khác, chúng tôi không nhắm tới mục tiêu kinh doanh mà mong muốn người dân nơi đây có thêm cơ hội tiếp cận với thế giới Internet đang rộng mở. Đây cũng là một trong những hành động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với đảo cực Tây Nam của Tổ quốc”.
Như thế, nay trên đảo Thổ Chu người dân đã không còn khó khăn khi dùng Internet, nhất là các ứng dụng Internet trên di động. Vùng phủ sóng của sóng di động cũng đã rộng khắp, tạo nên sự an tâm, tiện lợi trong thông tin liên lạc cho ngư dân, cũng như người dân khi di chuyển quanh khu vực này… Đây là giá trị thực sự của việc phủ sóng di động vùng biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
Bình luận